Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú"

07/08/201906:40(Xem: 9104)
Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú"



chim tu hu-2
Tu hú Trung Quốc hay còn gọi là Táo Quyên (chữ Hán: 噪鹃[1], Danh pháp khoa học: Eudynamys scolopaceus chinensis) là một phân loài của loài tu hú châu Á (Eudynamys scolopaceus) phân bố ở miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, ngoại trừ bán đảo Mã Lai[2] Chúng sinh sống ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, đông nam Trung Quốc và một phần Malaysia. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa đông, rất ít gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương nam để tránh rét[3], chúng còn được gọi đơn giản là chim tu hú hay tu hú và cũng còn được gọi là chim quyên hay đỗ quyên[1].



Đặc điểm
Chim trống có bộ lông đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn so với chim trống. Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì[3]. Tu hú giống sáo sậu, chỉ khác nhau ở tiếng hót. Con đực có màu lông đen thẫm, mắt có màu xanh, hai chân màu chì. Con cái lông có màu đốm sáng và nhỏ hơn con đực.

Chim tu hú là loài ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại côn trùng, sâu bướm, trứng và các động vật có xương sống nhỏ cũng như ăn cả trái cây. Tu hú mẹ không có khả năng tha mồi nuôi con vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc, độc tố. Cơ thể chim trưởng thành sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc nhưng tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc nó có thể sẽ chết, vì vậy tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con của nó[3] đây là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non, tạo môi trường thuận lợi duy trì nòi giống của mình[4].

Tập tính
Đặc điểm của loài tu hú là loài đẻ nhờ, không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ. Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con, chúng đẻ trứng vào tổ chim khác chẳng hạn như một số loài chim chích đầm lầy thuộc chi Locustella. Ở Việt Nam tu hú thường đẻ vào tổ sáo sậu rồi cho sáo sậu ấp trứng nở và nuôi hộ con mình. Khi đẻ, tu hú chỉ đẻ một trứng duy nhất của nó trong tổ của nhiều loài chim khác nhau, kể cả tổ của các loài chim nhỏ. Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ.

Sau khi chim chủ của tổ chim đẻ trứng đầu tiên được một ngày rưỡi thì tu hú tìm cách đẻ trứng vào đó. Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và ăn một quả trứng của loài chim này, sau đó đẻ vào đó một quả trứng khác. Quả trứng này có kính thước gần bằng của trứng chim chích với hoa văn rất giống khiến cặp đôi chim chích không thể nhận ra. Chim mái còn nhận biết và tính toán được cả thời gian mà trứng của chúng sẽ nở, con của tu hú sẽ nở trước hoặc ít nhất cũng bằng với các con chim chích. Trứng tu hú thường nở trước 2, 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà.

Để bảo đảm trứng của mình được chăm sóc, tu hú mái thường ăn trứng hoặc làm hư hại trứng của chim chủ rồi mới đẻ trứng của mình vào. Những đứa con của chúng sau này cũng sẽ làm hỏng trứng hoặc giết những đứa con trong tổ[4], sau thời gian ấp nhờ, mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn, nhưng tu hú con nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ. Nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích bố mẹ, tu hú non lớn nhanh như thổi, thậm chí thân hình còn to hơn cả bố mẹ nuôi. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sự đền đáp[3].


Trong văn hóa

Chích sây nuôi con tu hú
Ở Việt Nam có câu chuyện "Sự tích chim tu hú" kể về hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh, một người được Phật độ cho thành chính quả nhưng người kia tên là Bất Nhẫn thì rất buồn bực. Quan Âm biết chuyện bèn thử thách lòng kiên nhẫn, cuối cùng người kia không vượt qua được và Quan Âm phán rằng "Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, như thế thì tu gì mà tu. Có tu hú". Phật bà Quan âm sau đó bắt Bất Nhẫn hóa thành một giống chim mà người đời sau quen gọi là chim tu hú, thứ chim đó vào khoảng cuối hè sang thu hay xuất hiện, đúng vào lúc xảy ra câu chuyện giữa Bất Nhẫn với Phật bà. Ở Việt Nam cũng có thành ngữ "tu hú đẻ nhờ".

Tên gọi của chúng còn có nhiều tranh cãi. Theo Đào Duy Anh thì đó là con chim tu hú vì Chim đỗ quyên hay chim quyên, vốn là chim tu hú, hay kêu về mùa hè. Từ điển Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur thì dịch là “coucou”, từ điển song ngữ Anh Việt hoặc Pháp Việt thường dịch cuckoo hoặc coucou thành chim cu cu, đây chính là con chim tu hú. Một bài hát mang tên Mùa Hoa Phượng Nở có nhắc đến loài chim tu hú: "Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa gạo nở hoa phượng đỏ đầy ước mơ hi vọng. Tu hú kêu, tu hú kêu, mùa quả chín vào mùa thi, tình bạn trong sáng dưới mái trường. Ve ve ve, hè về, vui vui vui, hè về".

Tham khảo
^ a ă Chim Đỗ Quyên là chim tu hú? - Tuần báo Văn nghệ - Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
^ Payne, RB (2005). The Cuckoos. Oxford University Press.
^ a ă â b http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chim-tu-hu-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu-3094076.html
^ a ă http://baodatviet.vn/doi-song/chuyen-chua-biet-ve-loai-chim-co-ban-nang-quy-du-3122788/
Thể loại: Loài ít quan tâmChi Tu húĐộng vật được mô tả năm 1863


Chim tu hú - bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 10694)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
03/06/2018(Xem: 5874)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
17/05/2018(Xem: 5300)
Tù binh bị đồng đội căm hận và báo thù đến chết, 60 năm sau, phát hiện từ một gốc cây gây chấn động nước Anh! Đi qua những tình tiết bất ngờ, câu chuyện về người tù binh chiến tranh dưới đây đã khiến người đọc thực sự hồi hộp. Mất 60 năm để mọi người biết sự thật, quãng thời gian thật dài!
12/05/2018(Xem: 3686)
Đường Lên Trại 6 Trần Thị Nhật Hưng Khi nhận lá thư của Hữu từ trại cải tạo miền Bắc, tôi chết sững như nhận tin tử trận của chàng. "Hoàng Liên Sơn, ngày …tháng… năm… Em yêu, Anh đã ra Bắc từ 3 tháng nay. Hiện nơi đây trời đã chuyển sang đông, khá lạnh. Nhưng em yên tâm, anh đủ ấm nhờ người bạn ở trại Suối Máu, Biên Hòa, đã cho anh một chiếc mền cũ, một áo len dày trước khi đi. Trại mới, chưa có lệnh thăm nuôi, khi nào có phiếu gửi quà, gửi cho anh ít mứt gừng thật cay và hủ mắm ruốc xào sả ớt là đủ. Ngoài ra còn tùy khả năng của gia đình gửi thêm các thứ khác… Nơi xa, anh chỉ mong mỏi một điều là em hãy cố gắng chờ anh, chu toàn mọi trách nhiệm và bổn phận trong gia đình, săn sóc Bố thay anh. Đó là thể hiện tình em yêu anh vậy.
09/05/2018(Xem: 12460)
Ở Ba La Nại thuở xưa Vua và hoàng hậu rất ư vui mừng Vừa sinh hoàng tử đầu lòng Đã bao ngày tháng cầu mong chuyện này. Thế rồi sau một ít ngày Vua mời thầy tướng đến ngay cung vàng Năm trăm vị đều giỏi giang Cùng nhau xem tướng cho hoàng tử con Xem tương lai khi lớn khôn Có thường tốt đẹp, có luôn an bình.
30/04/2018(Xem: 10576)
(Vần thơ đưa tiễn Phật tử Nguyễn Hướng Dương về cảnh giới an lành) Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương Chợt nghe tin tức thật bi thương Một người giã biệt, đi theo Tổ Thôi, đã thôi rồi, Nguyễn Hướng Dương! Tôi nhớ khi xưa, em đến đây Trong một Khóa Tu để giải bày Kinh nghiệm trải qua bao sóng gió Gương sáng đời em, mấy ai tày?
29/04/2018(Xem: 9569)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi Một thân goá bụa đơn côi Không người che chở, chẳng ai nương nhờ. Đúng theo phép thời bấy giờ Vì bà dòng dõi là Bà La Môn Nên khi cuộc sống u buồn Không như ý nguyện, lại luôn não phiền
21/04/2018(Xem: 6552)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 10017)
Ngày xưa có một nhà buôn Dẫn đoàn xe nọ lên đường đi xa Đem theo hàng hóa bán ra Lời nhiều muốn kiếm phải qua nước ngoài, Hành trình gian khổ kéo dài Một ngày đoàn tới ven nơi hiểm nghèo Bãi sa mạc nóng như thiêu Ban ngày cát mịn nóng nhiều như nung Đi ngang qua khó vô cùng Xe bò kéo nặng càng không dễ dàng.
17/04/2018(Xem: 4789)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]