Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn An Ủi cho những người sống một mình và biết sử dụng Viber, WhatsApp

15/04/201919:32(Xem: 2922)
Nguồn An Ủi cho những người sống một mình và biết sử dụng Viber, WhatsApp
viber

NGUỒN AN ỦI CHO NHỮNG NGƯỜI SỐNG MỘT MÌNH,
BIẾT SỬ DỤNG: VIBER và  WHATS'APP 

Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm  chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn " 

Thật ra hiện nay tại thành phố tôi đang sống những người thuộc tuổi cao niên và có chút trình độ văn hoá và nhất là có tài sản vừa đủ để tự nuôi sống mình cho đến cuối đời thường có khuynh hướng tìm cho mình một unit ( chỉ cần một, hai phòng ngủ) . 

Phải nói những người như thế thường là người có đủ tự tin vào khả năng mình thì hẳn nhiên họ thích chọn theo lối sống "thường độc hành thường độc bộ " nhất là khi nửa kia đã ra đi .....( vì nhiều lý do  chứ  không hẳn ...chỉ sinh ly tử biệt ) mà không cần phải chung sống cùng trong gia đình với những đứa con đã trưởng thành và đã lập gia đình và  nhất là khi những gia đình ấy vừa hạ sinh những đứa trẻ hoặc đang cần chăm sóc những đứa con đến tuổi cắp sách đến trường . 

Nói như vậy không phải là họ ích kỷ vì ai cũng biết tục ngữ xưa thường nói " chén bát để chung trong sóng chén còn khua " Và một lời dạy khác của Đức Phật " Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai trên thế gian.” .

Thêm vào đó chúng ta cũng thừa biết rằng không một ai có thể làm thỏa mãn được những ý kiến xuất phát từ người khác và có khi họ sẽ làm tắt ngay  những gì người khác nghĩ và do đó sự tìm kiếm hạnh phúc của một người sẽ khó mà tìm được ...

Và đó cũng là hướng đi của các bạn tôi đang sống một mình với độ tuổi từ 60 trở lên, các bạn ấy thường lý luận " Cuộc sống ngắn ngủi, nếu không làm việc mình thích, há chẳng phải bạn có bận rộn đến mấy cũng chỉ là vô ích thôi sao? Chỉ khi làm việc mình thích, bạn mới có thể thực sự phát huy được hết khả năng tiềm ẩn của bản thân, mới gọi là đáng sống." 

Sở dĩ tôi có được những nhận xét này vì hằng tuần tôi may mắn được sinh hoạt chung với một nhóm bạn Tây Phương và vài người Việt trong một community gần nhà và tôi đã thu thập các tài liệu cùng các trải nghiệm của họ cũng như chính mình để các bạn cùng tôi có một cái nhìn nơi xã hội hiện nay nhất là tại quê hương thứ ba sau nhiều năm hội  nhập ..... Và họ thường khuyên tôi những câu như sau : 

"Rồi sẽ có một ngày bạn sẽ hiểu ra, không cần biết bạn nỗ lực ra sao thực ra chẳng có mấy người để ý. Rất nhiều người chỉ nhìn vào kết quả, quá trình của bạn có vất vả như nào thì cũng chẳng liên quan tới họ kể cả những người thân mình .." 

Từ lâu tôi đã sưu tập rất nhiều tài liệu để nói về hạnh phúc đời người nhưng khi tập hợp lại cũng chỉ là những quy tắc rất cơ bản :

  • Hạnh phúc hay không hạnh phúc luôn phụ thuộc vào cái nhìn của mình đối với cuộc đời ( thí dụ tạm mượn hình ảnh cuộc đời là một ly nước chỉ đầy phân nửa ) thì người hạnh phúc sẽ nhìn vào chỗ đầy mà tự thấy mình đã có được hạnh phúc trong khi người chỉ nhìn vào một nửa chỗ thiếu thì cho rằng mình kém may mắn và lại truy tầm hạnh phúc .
  • Để có được hạnh phúc, điều quan trọng nhất là mình phải tạo ra được sự hài lòng trong chính nội tâm bạn .
  • Hạnh phúc là khi mình biết tự trong để giữ những phẩm cách cao đẹp của bản thân mình mà hướng tới một thế giới đầy biến động của thế kỷ 21 hiện đại này .

Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi và một vài người bạn trong nhóm đã đồng ý với nhau rằng : Hạnh phúc đôi khi không phải chỉ là cảm xúc thỏa mãn của bản thân mình mà nó phải gắn liền với niềm vui hạnh phúc của người khác . Và tôi cũng đọc được đâu đấy một nhà hiền triết đã nói " Giá trị cao cả nhất của hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác "  . 

Và tôi thấy cũng có lý ...


whatsApp


Thế là chúng tôi một nhóm gồm bảy người cùng trình độ văn hoá và hoàn cảnh đã tạo một WHATS'APP group và chia sẻ những vui buồn hay hướng dẫn nhau mỗi khi gặp rắc rối phiền não và kết quả tôi đã nhận được rất nhiều nụ cười thoải mái thật thư giãn khi xem những tin nhắn hay những video hài rất ngắn trên TV hay trên YouTube và tôi đã nhận ra rằng khi ta sống được với nhau bằng tình thương nội tâm sâu sắc ta sẽ dễ cảm nhận được sự khác biệt trong mỗi khoảnh khắc có sự nhiệm mầu xảy ra  chung quanh mình . Đọc đâu đấy trên mạng ...rất đúng như điều chúng tôi đã khám phá : 

" Một phần chân thành mới đổi được một trái tim chân thành. Một phần tôn trọng thì mới được người khác coi trọng. Một phần trân quý thì mới thành tựu được tình cảm thắm thiết mặn nồng. Làm người cần chân thực, kết giao cần trong sáng, hành sự cần giữ bổn phận" 

Danh dự con người phải chăng lòng trung thực ? 

Đừng phụ lòng tin của bất kỳ ai ...

Chớ dùng lời xảo ngữ ...hẹn ngày mai! !!!

Tránh nhìn  thấy nỗi thất vọng ...buồn tê tái .

Trong khi đó thì trong sự liên lạc với người thân quyến hoặc các vị đạo sư dạy dỗ mình hoặc những bạn rất thân ở phương xa như VN, Mỹ, Các quốc gia Châu Âu thì tôi lại dùng mạng Viber để thăm hỏi sức khoẻ nhau 

Các bạn sẽ tự hỏi tại sao cả hai phương tiện này đều free sao không thống nhất một cái cho dễ, nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu ta dùng hai âm thanh khác nhau để nhận ra cái nào là của WHATS'APP và cái nào là của Viber thì sẽ rất dễ cho mình đáp ứng với tâm trạng nào của mình ở vào giây phút nào mà thôi .

Và các bạn có biết ...gần một năm nay ngày nào tôi cũng rất vui khi nhận những tiếng bíp bíp từ Viber khi thì lời chỉ dạy của Thầy tôi khi thì cô bạn thân tại VN gửi vài bản nhạc của Trịnh Công Sơn mà Cô biết tôi thích nhất hay chụp những đoá hoa trồng trong vườn nhà vừa mới nở . 

Thật ra với xã hội văn minh và khoa học tiến bộ như ngày nay bất cứ tuổi nào cũng có hai tâm linh ( Bi quan và Tràn đầy hy vọng ) vấn đề là một ngày mới bắt đầu chính là hiện tại mà chúng ta phải làm sao cho ngày này thật trong sáng vì chính nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho quá khứ ( hôm qua ) hay niềm hy vọng cho tương lai( ngày mai ) 

Với kinh nghiệm của một người sống một mình xin chia sẻ những điều tôi khám phá và đã tự khích lệ mình như sau 

Tôi muốn hát ca vang vì chiến thắng

Chán nản, ưu tư thường trấn ngự trong tôi...

Cô đơn trống vắng thăm viếng mãi thôi..

Vui làm sao ... nay  phục hồi sức sống ! 

Để rồi với tâm trạng đó ta có thể chuyển đổi tâm tính mình và quen dần với chánh pháp .Như vậy những người độc cư nhất là những người có tâm tu học ( cư sĩ ) không còn cô đơn như con tê giác nữa mà họ có rất nhiều phương tiện để áp dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày và từ đó khi gặp duyên sẽ phát hiện ra nhiều điều rất vi diệu với điều kiện nhóm bạn mà họ thường liên lạc phải là những thiện tri thức cùng căn cơ .!!!! Và ta thường biết Trí tuệ rất cần thời gian và điều kiện để phát triển và khi đó : 

 Mừng cho ai hữu duyên nghe Chánh Pháp 

Tuỳ nơi làm chủ....dụng vật khi cần .

Từng phút giây phân biệt được ....Giả, Chân 

Không vì mối ăn cây ....mà có Chữ

Kính xin được trình bày vài kinh nghiệm nhỏ nhoi trong cuộc sống này như một lời tâm sự, và mong được nghe nhiều ý kiến của các bạn đồng cảnh ngộ .......

 Huệ Hương






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2010(Xem: 2363)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 1967)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 2498)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 1816)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2153)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 7759)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 5791)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 8033)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 50732)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567