Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

21/03/201918:56(Xem: 2834)
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn
an do
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
Phóng viên tờ Mumbai Times có mặt tại chỗ, lễ phép đến chào một triết gia đang nhâm nhi cà-phê. Phòng viên lễ phép hỏi:
-Thưa triết gia, ngài có thấy gì không ạ?
            Triết gia trầm ngâm đáp:
-Tôi thấy ba cái nhà tù!
            Phóng viên giật mình vái chào triết gia rồi lễ phép đến hỏi một vị đang là chủ một hãng bán xe hơi thật lớn đang ngồi dưới mái hiên của một nhà hàng sang trọng:
- Thưa ngài, ngài có thấy gì không ạ?
            Ông chủ hãng nhún vai đáp:
-Tôi thấy ba chiếc xe Mercedes mới toanh, nhưng chỉ hai năm nữa giá xuống chỉ còn phân nửa!
            Quá chán nản, phóng viên, lễ phép cáo từ, rồi đến bên một cậu công tử con nhà giàu, ngồi đang ngồi trong một quán rượu, trố mắt nhìn ra ngoài. Phóng viên lễ phép hỏi:
-Thưa cậu, cậu có nhìn thấy gì không ạ?
            Búng tay một cái “chóc” cậu công tử háo hức nói:
-Tôi thấy ba đĩa beef-steak nóng hổi, thơm phức!
            Lễ phép chào vị công tử, phóng viên đến bên cạnh một vị sư đang ngồi thiền ở vỉa hè. Vái chào xong, phóng viên thưa:
-Thưa đại đức, đại đức có nhìn thấy gì không ạ?
Hé mở đôi mắt hiền từ, vị đại đức chắp tay nói:
- A Di Đà Phật. Tôi thấy ba bộ xương khô!
            Nghe nói thế, phóng viên kinh hãi vái chào vị đại đức rồi quay gót.

Bạn ơi,
Trên đời này, một sự vật nhưng có vạn cách nhìn bởi nhãn quan, ước muốn, trình độ hiểu biết và tình cảm thương-ghét khác nhau. Nói theo thuật ngữ nhà Phật đó là do cái Tâm sai biệt.
-Đối với vị triết gia, quả thật ba cô người mẫu đẹp hấp dẫn kia chỉ là ba cái nhà tù, nhà tù chung thân.
 
Bạn cứ thử kết hôn và về sống với họ xem sao.
Đức Phật đã dạy rằng, nữ sắc là sợi giây cột buộc con người ghê gớm nhất.
Chính cái lòng ngưỡng mộ, mê đắm sắc đẹp, đã biến bạn thành tù nhân của con người đó.
Không những là tù nhân mà bạn còn trở thành nô lệ cho sắc đẹp ấy.
Sắc đẹp đó sẽ sai khiến bạn làm bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.
Sự kiện cho thấy ông triết gia đã sống bằng sự thực cay đắng của cuộc đời chứ không bằng lý tưởng.
Sắc đẹp là cạm bẫy, là viên thuốc đắng bọc đường, là trái bom nổ chậm, là chiếc lồng son của con chim.
-Còn ông chủ hãng xe kia đã sống với kinh nghiệm thực tế của cuộc sống.
Chiếc xe còn để trong phòng trưng bày, nó là xe mới. Vừa kéo ra khỏi hãng nó đã là xe cũ. Và chỉ hai năm sau, giá của nó chỉ còn phân nửa.
Đó là Luật Vô Thường. Không có giá trị nào vĩnh cửu, không có vẻ đẹp nào vững bền muôn đời.
Ở tuổi hai mươi, sắc đẹp còn mơn mởn.
Vào tuổi ba mươi, da không còn bóng bẩy, ngón tay không còn búp măng, tóc không còn óng mượt, thân hình béo mập thêm ra, “Trai ba mươi tuổi đang soan. Gái ba mươi tuổi đã toan về già.”
Muốn níu kéo thì phải dùng rất nhiều kem, son phấn và thủ thuật bơm, hút, căng, kéo…nhưng cũng không thể níu kéo được khi đã vào tuổi, 40, 50.
-Còn cậu thanh niên “khí huyết còn phương cương” kia, cậu đã sống đúng với đam mê của tuổi trẻ, không có gì chê trách.
Thế nhưng trong cơn mê, chúng ta khó lòng nhìn thấy thực tại.
Chỉ khi nào tán gia bại sản, thân bại danh liệt hoặc đưa nhau ra tòa ly dị, ghen tuông, mắng chửi đánh đập nhau hoặc lao đầu xuống sông, nhảy lầu tự tử…chúng ta mới thấy sắc đẹp mà chúng ta có thời mê đắm chính là thảm họa.
Nhưng đời là thế, định mệnh, số phận con người là thế.
Nghiệp lực từ vô thủy của con người là thế.

Khi thế giới còn tổ chức thi hoa hậu thì lòng mê đắm sắc đẹp càng tăng thêm và tham-dục của con người khó lòng kiềm hãm.
Và còn rất nhiều chuyện nhố nhăng trên cõi đời này.
-Còn vị đại đức kia, ông đã thấy rõ luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt.
Trong hàng tỷ nấm mồ nơi các nghĩa trang rải khắp thế giới này, biết bao nhiêu bộ xương nằm đó vốn là công nương, hoàng tử, hoa khôi, hoa hậu, người đẹp diễm kiều, người đẹp “khuynh quốc khuynh thành” đã có thời náo động cả thế giới.

Bạn ơi,
Đứng về mặt lý luận mà nói, dù coi ba cô gái kia chỉ là ba cái nhà tù.
Thế nhưng bao nhiêu người, biết đó là nhà tù nhưng vẫn lao vào?
Dù coi ba cô gái kia chỉ là chiếc xe mới vài năm sau đã trở thành xe cũ.
Thế nhưng biết bao người vẫn chuộng đồ cũ theo quan niệm “cũ người mới ta.”
Dù biết đau thương là khổ ải, nhưng người ta vẫn muốn nếm thử thú đau thương.
Để rồi sau đó làm thơ sầu thảm,
Viết văn hay sáng tác nhạc Bolero ủy mị đầy nước mắt,
Hát thâu đêm suốt sáng ở các phòng trà.
Riêng vị đại đức kia đã trừ được tham dục.
Chắc chắn ông  là một vị La Hán.
Đã chặt đứt được lòng ái nhiễm sắc đẹp.
Bởi vì chẳng có ai chuộng và ôm ấp mấy bộ xương khô.

Bạn ơi,
Muốn thoát khỏi sự mê đắm rồi chui vào ngục tù của sắc đẹp,
Dù nam hay nữ.
Bạn hãy quán chiếu như sự quán chiếu của vị đại đức kia.
Ngày hôm nay nó là “thiên kiều bá mị”.
Nhưng ngày mai nó chỉ là bộ xương khô.
Chỉ có cách quán chiếu như thế,
Bạn mới xa lìa được sắc dục.
Còn  quán chiếu bất cứ kiểu nào,
Thì bạn cũng sẽ đau khổ.
 

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2 019)


Mời xem bài cùng tác giả
dao van binh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2022(Xem: 5076)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
19/01/2022(Xem: 5336)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
04/01/2022(Xem: 6001)
Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Đức Ngài HT Thích Trí Quang ( một sưu tầm tài liệu tuyệt vời của Giảng Sư dựa trên “ Trí Quang tự truyện “ đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 nhân buổi lễ tưởng niệm sự ra đi của bậc đại danh tăng HT Thích Trí Quang và khi online cho đến nay đã có hơn 45000 lượt xem). Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trich đoạn vài dòng trong tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con tâm đắc nhất về;
04/01/2022(Xem: 4936)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 3850)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
30/12/2021(Xem: 5142)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
25/12/2021(Xem: 3712)
Cảo San đường Tuệ Nguyên Đại Tông sư (고산당 혜원대종사, 杲山堂 慧元大宗師) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1933 tại huyện Ulju, Ulsan, một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản. Ngài vốn sinh trưởng trong tộc phả danh gia vọng tộc, phụ thân Họ Ngô (해주오씨, 海州吳氏), Haeju, Bắc Triều Tiên và tộc phả của mẫu thân họ Park (밀양박씨, 密陽朴氏), Miryang, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Năm lên 7 tuổi, Ngài được sự giáo huấn của người cha kính yêu tuyệt vời, cụ đã dạy các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Thích Độ, Đại Học, Tứ Thư và học trường tiểu học phổ thông. Vào tháng 3 năm Ất Dậu (1945), khi được 13 tuổi, Bồ đề tâm khai phát để làm tiền đề cho Bát Nhã đơm bông, Ngài đảnh lễ Đại Thiền sư Đông San Tuệ Nhật (동산혜일대선사, 東山慧日大禪師, 1890-1965) cầu xin xuất gia tu học Phật pháp. Thật là “Đàm hoa nhất hiện” khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa. Tháng 3 năm 1948, Ngài được Hòa thượng Bản sư truyền thụ giới Sa di tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan, Hàn Qu
23/12/2021(Xem: 2866)
Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.
10/12/2021(Xem: 6157)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 17114)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567