Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

21/03/201918:56(Xem: 4175)
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn
an do
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
Phóng viên tờ Mumbai Times có mặt tại chỗ, lễ phép đến chào một triết gia đang nhâm nhi cà-phê. Phòng viên lễ phép hỏi:
-Thưa triết gia, ngài có thấy gì không ạ?
            Triết gia trầm ngâm đáp:
-Tôi thấy ba cái nhà tù!
            Phóng viên giật mình vái chào triết gia rồi lễ phép đến hỏi một vị đang là chủ một hãng bán xe hơi thật lớn đang ngồi dưới mái hiên của một nhà hàng sang trọng:
- Thưa ngài, ngài có thấy gì không ạ?
            Ông chủ hãng nhún vai đáp:
-Tôi thấy ba chiếc xe Mercedes mới toanh, nhưng chỉ hai năm nữa giá xuống chỉ còn phân nửa!
            Quá chán nản, phóng viên, lễ phép cáo từ, rồi đến bên một cậu công tử con nhà giàu, ngồi đang ngồi trong một quán rượu, trố mắt nhìn ra ngoài. Phóng viên lễ phép hỏi:
-Thưa cậu, cậu có nhìn thấy gì không ạ?
            Búng tay một cái “chóc” cậu công tử háo hức nói:
-Tôi thấy ba đĩa beef-steak nóng hổi, thơm phức!
            Lễ phép chào vị công tử, phóng viên đến bên cạnh một vị sư đang ngồi thiền ở vỉa hè. Vái chào xong, phóng viên thưa:
-Thưa đại đức, đại đức có nhìn thấy gì không ạ?
Hé mở đôi mắt hiền từ, vị đại đức chắp tay nói:
- A Di Đà Phật. Tôi thấy ba bộ xương khô!
            Nghe nói thế, phóng viên kinh hãi vái chào vị đại đức rồi quay gót.

Bạn ơi,
Trên đời này, một sự vật nhưng có vạn cách nhìn bởi nhãn quan, ước muốn, trình độ hiểu biết và tình cảm thương-ghét khác nhau. Nói theo thuật ngữ nhà Phật đó là do cái Tâm sai biệt.
-Đối với vị triết gia, quả thật ba cô người mẫu đẹp hấp dẫn kia chỉ là ba cái nhà tù, nhà tù chung thân.
 
Bạn cứ thử kết hôn và về sống với họ xem sao.
Đức Phật đã dạy rằng, nữ sắc là sợi giây cột buộc con người ghê gớm nhất.
Chính cái lòng ngưỡng mộ, mê đắm sắc đẹp, đã biến bạn thành tù nhân của con người đó.
Không những là tù nhân mà bạn còn trở thành nô lệ cho sắc đẹp ấy.
Sắc đẹp đó sẽ sai khiến bạn làm bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.
Sự kiện cho thấy ông triết gia đã sống bằng sự thực cay đắng của cuộc đời chứ không bằng lý tưởng.
Sắc đẹp là cạm bẫy, là viên thuốc đắng bọc đường, là trái bom nổ chậm, là chiếc lồng son của con chim.
-Còn ông chủ hãng xe kia đã sống với kinh nghiệm thực tế của cuộc sống.
Chiếc xe còn để trong phòng trưng bày, nó là xe mới. Vừa kéo ra khỏi hãng nó đã là xe cũ. Và chỉ hai năm sau, giá của nó chỉ còn phân nửa.
Đó là Luật Vô Thường. Không có giá trị nào vĩnh cửu, không có vẻ đẹp nào vững bền muôn đời.
Ở tuổi hai mươi, sắc đẹp còn mơn mởn.
Vào tuổi ba mươi, da không còn bóng bẩy, ngón tay không còn búp măng, tóc không còn óng mượt, thân hình béo mập thêm ra, “Trai ba mươi tuổi đang soan. Gái ba mươi tuổi đã toan về già.”
Muốn níu kéo thì phải dùng rất nhiều kem, son phấn và thủ thuật bơm, hút, căng, kéo…nhưng cũng không thể níu kéo được khi đã vào tuổi, 40, 50.
-Còn cậu thanh niên “khí huyết còn phương cương” kia, cậu đã sống đúng với đam mê của tuổi trẻ, không có gì chê trách.
Thế nhưng trong cơn mê, chúng ta khó lòng nhìn thấy thực tại.
Chỉ khi nào tán gia bại sản, thân bại danh liệt hoặc đưa nhau ra tòa ly dị, ghen tuông, mắng chửi đánh đập nhau hoặc lao đầu xuống sông, nhảy lầu tự tử…chúng ta mới thấy sắc đẹp mà chúng ta có thời mê đắm chính là thảm họa.
Nhưng đời là thế, định mệnh, số phận con người là thế.
Nghiệp lực từ vô thủy của con người là thế.

Khi thế giới còn tổ chức thi hoa hậu thì lòng mê đắm sắc đẹp càng tăng thêm và tham-dục của con người khó lòng kiềm hãm.
Và còn rất nhiều chuyện nhố nhăng trên cõi đời này.
-Còn vị đại đức kia, ông đã thấy rõ luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt.
Trong hàng tỷ nấm mồ nơi các nghĩa trang rải khắp thế giới này, biết bao nhiêu bộ xương nằm đó vốn là công nương, hoàng tử, hoa khôi, hoa hậu, người đẹp diễm kiều, người đẹp “khuynh quốc khuynh thành” đã có thời náo động cả thế giới.

Bạn ơi,
Đứng về mặt lý luận mà nói, dù coi ba cô gái kia chỉ là ba cái nhà tù.
Thế nhưng bao nhiêu người, biết đó là nhà tù nhưng vẫn lao vào?
Dù coi ba cô gái kia chỉ là chiếc xe mới vài năm sau đã trở thành xe cũ.
Thế nhưng biết bao người vẫn chuộng đồ cũ theo quan niệm “cũ người mới ta.”
Dù biết đau thương là khổ ải, nhưng người ta vẫn muốn nếm thử thú đau thương.
Để rồi sau đó làm thơ sầu thảm,
Viết văn hay sáng tác nhạc Bolero ủy mị đầy nước mắt,
Hát thâu đêm suốt sáng ở các phòng trà.
Riêng vị đại đức kia đã trừ được tham dục.
Chắc chắn ông  là một vị La Hán.
Đã chặt đứt được lòng ái nhiễm sắc đẹp.
Bởi vì chẳng có ai chuộng và ôm ấp mấy bộ xương khô.

Bạn ơi,
Muốn thoát khỏi sự mê đắm rồi chui vào ngục tù của sắc đẹp,
Dù nam hay nữ.
Bạn hãy quán chiếu như sự quán chiếu của vị đại đức kia.
Ngày hôm nay nó là “thiên kiều bá mị”.
Nhưng ngày mai nó chỉ là bộ xương khô.
Chỉ có cách quán chiếu như thế,
Bạn mới xa lìa được sắc dục.
Còn  quán chiếu bất cứ kiểu nào,
Thì bạn cũng sẽ đau khổ.
 

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2 019)


Mời xem bài cùng tác giả
dao van binh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2010(Xem: 4883)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 5200)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 9993)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 3903)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 4062)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 6182)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]