Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Đánh Cờ Tướng

10/12/201821:09(Xem: 2731)
10. Đánh Cờ Tướng

danhcotuong10_vhưu

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ mười:

ĐÁNH CỜ TƯỚNG

 

          Anh chàng ký giả của báo ngành du lịch đi tác nghiệp săn tin ảnh, sau gần hết buổi sáng tìm hỏi đường, đã vào đến ngôi chùa cổ có sắc tứ vua ban nằm ỏ vùng ngoại ô im ắng. Anh ta lẳng lặng đi qua lối bên hông ngôi chánh điện cửa đóng then cài, vào sâu bên trong chùa, và bước lên thềm của gian phòng khách, bắt gặp có ba người đang ngồi bên bàn Cờ Tướng.

         Hai người chơi cờ đều đã tóc hoa râm, cùng ngồi bệt dưới nền gạch hoa, chú mục xuống bàn cờ. Người thứ ba ngồi trên chiếc đẩu thấp kê  ngay khoảng giữa hai kỳ thủ chừng như  đang làm một trọng tài, và đó là một vị Sư già có dáng vóc nhỏ thó. Khách xuất hiện đột ngột, hai kỳ thủ vẫn không thấy biết, không màng đến, chỉ vị sư là quét đôi mắt sáng quắc nhìn, rồi gật nhẹ đầu, từ tốn đứng dậy, rời khỏi chiếc đẩu, tiến  nhanh về phía bàn nước, ra hiệu mời khách an tọa. Sau khi đôi bên thăm hỏi xả giao, giới thiệu, anh ký giả mới biết mình đang được sư trú trì tiếp đón, nên cũng thưa cho Sư biết mục đích của mình là viết bài giới thiệu về cổ tự, và đường đột hỏi:

         “Thưa thầy, chốn thiền tự thanh tịnh là để tu hành, sao lại không lo tụng kinh niệm Phật mà lại đánh Cờ Tướng ạ?”

          “Đánh Cờ Tướng là xấu sai hay sao?” Sư tủm tỉm hỏi lại.

          “Theo tôi nghĩ là vậy, đối với chốn tu hành. Chơi Cờ Tướng là đã tham gia cuộc đấu chiến, tranh giành hơn thua, đấu đá thắng bại, dùng mưu này kế kia, chiêu kia nước nọ khiến cho tâm mình luôn manh động, trí não mình luôn biến hóa giảo hoạt… Chỉ nên dể người đời chơi ở bên ngoài chốn thiền môn thôi ạ!”

          “Hay thay, hay thay!”  Sư gật gù, cười khen, rồi từ tốn nói “Nếu nhìn qua bằng mắt thịt thì thấy cảnh khi nãy có hai người đánh cờ, và thêm một ông ngồi chầu rìa dự khán, không chối cãi vào đâu được, rõ là đánh Cờ Tướng!”

           “Dạ, rõ ràng vậy mà, và hai người kia vẫn còn đang mê đắm vào cuộc cờ đó thầy ơi!”

           “Đúng. Nhưng hai đệ tử tục gia của tôi đó, không phải chơi đánh Cờ Tướng, mà là đang Luyện Tâm!”

           “Luyện Tâm?” Anh ký giả trố mắt lên “Là… sao ạ?”

           “Những quân cờ trên bàn đều mang một ý nghĩa, trọng trách riêng biệt, khác xa với cờ ở ngoài đời. Tướng, là bản tâm, là Phật Tánh của chính mình. Sáu quân còn lại là tượng trưng cho Lục Độ Ba La Mật. Tốt, là Bố Thí. Mã Nhẫn Nhục. Pháo Trì Giới. Xe Tinh Tấn. Tượng Thiền Định. Sĩ Trí Huệ. Anh muốn chơi ván cờ đó thì phải học pháp nhà Phật, rồi mới thúc liễm thân tâm mà ngồi xuống điều xe khiển tốt phóng pháo đẩy mã!”

          Anh ký giả xanh mét mặt mày, vội xá:

         “Tôi thật hồ đồ, thật mê muội, mong thầy độ lượng tha  thứ!”

          “Không biết thì không có lỗi. Chỉ cần anh hiểu cho là người đang tu học chơi Cờ Tướng để luyện tâm chứ không vì tranh hơn thua. Ván này mình thua, thua vì yếu kém điểm nào, mặt nào, thì ván sau mình tu sửa cho tốt đẹp hoàn hảo hơn. Cứ sau mỗi tuần, những quân cờ lại đổi ý nghĩa, uyển chuyển tùy duyên chứ không khô cứng. Tuần sau, không là Lục Độ nữa, mà là Lục Niệm, Tốt niệm Thí. Mã niệm Giới. Pháo niệm Thiên. Xe niệm Tăng. Tượng niệm Pháp. Sĩ niệm Phật. cứ vậy mà chơi, cứ vậy mà đánh, cứ vậy mà luyện!”

          Anh ký giả há hốc mồm, đứng bật khỏi ghế, chắp tay kính cẩn, đổi cách xưng hô với niềm tôn kính:

          “Bạch thầy, xin thầy thâu nạp con làm đệ tử tục gia ạ!”

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 3797)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 3883)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 4488)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 5676)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 4342)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 3099)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
02/11/2022(Xem: 19707)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
15/05/2022(Xem: 11164)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
01/05/2022(Xem: 15903)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]