Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước Nga Bây Giờ

01/11/201813:24(Xem: 3349)
Nước Nga Bây Giờ

HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (3)
Nước Nga Bây Giờ

Thích Như Điển

 

Sau 25 năm, tôi đến lại nước Nga để thăm viếng lần nầy là lần thứ 6. Lần đầu vào năm 1994, nghĩa là mới chỉ sau 3 năm khi Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị sụp đổ; Liên bang Nga - một hình thức nhà nước mới được ra đời, nơi mà đảng Cộng sản không đóng vai trò độc tôn trong xã hội nữa. Những tưởng rằng, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa ấy vẫn vững như bàn thạch, nhưng ngờ đâu, sau hơn 73 năm (1917-1991) tồn tại đã sụp đổ hoàn toàn bởi cuộc cách mạng dân chủ Nga do Yelsin, Tổng thống Nga chủ trương.

Cũng vào thời điểm năm 1994 nầy tại Moscow có mở ra Hội Nghị Tôn Giáo về Hòa Bình của Thế Giới. Từ Hoa Kỳ có Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên và từ Âu Châu có Hòa Thượng Thích Minh Tâm đến tham dự, và cũng chính đây là cơ duyên để gặp gỡ Đạo hữu Nguyễn Minh Cần và Đạo hữu Inna Malxanova, người Nga. Cả hai vị nầy đều là những học giả, những nhà nghiên cứu về văn hóa cũng như chính trị và ngôn ngữ Nga-Việt. Trong thời kỳ Liên Xô cũ, họ đã cố công đi tìm một nền Đạo Học Đông Phương, nên đã tìm đọc những sách vở và tư tưởng của Lev Tolstoyvà cũng chính từ hai vị nầy, họ đã muốn thành lập một Hội Phật Giáo mang tên Thảo Đường tại Moscow, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Cũng trong mùa Hè năm 1994 nầy, hai Đạo hữu đã sang Đức và ở lại chùa Viên Giác tại Hannover nhiều ngày, sau đó xin Quy y Tam Bảo với tôi, tôi đã cho Đạo hữu Nguyễn Minh Cần Pháp danh là Thiện Mẫn và Đạo hữu Inna Malxanova Pháp danh là Thiện Xuân. Đồng thời cũng mùa Đông lạnh buốt của năm 1994 nầy, Thầy trò chúng tôi cùng Hạnh Bảo sang Nga lần đầu tiên. Lần đó có quá nhiều ấn tượng, mà suốt đời tôi chẳng bao giờ quên. Những việc nầy đã có lần tôi viết trên báo Viên Giác rồi, nên lần nầy thiết tưởng cũng không cần phải nhắc lại nữa.

Sau năm 1994 tôi đã có mấy lần đến Nga trong lúc Niệm Phật Đường Thảo Đường chưa được thành lập, và sau khi thành lập rồi tôi cũng đã có vài lần đến, để rồi khoảng 10 năm sau không lui tới chốn nầy vì nhiều lý do khác nhau, mặc dầu lúc ấy Hội Phật Giáo Thảo Đường đã chính thức thỉnh tôi và Hòa Thượng Thích Minh Tâm làm lãnh đạo tinh thần của họ. Mãi cho đến năm 2013, tôi và Hạnh Giới mới đến Moscow trở lại và lần ấy cũng là lần chính thức làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Chùa Thảo Đường tại khu đất mới vừa tậu được. Ai ai cũng vui mừng, vì từ đây chùa khỏi phải còn đi thuê mướn và trả tiền thuê hằng tháng nữa.Thế nhưng việc xây dựng cũng nhiêu khê lắm.Trong khi xây dựng thì Đạo Hữu Chúc Nghĩa từ chức, Đạo Hữu Thiện Mẫn lo toan tìm cho đủ người thay thế vào đó. Cô Tâm Diệu Hương thì lo chạy giấy tờ, tiền bạc, Thiện Học, Tâm Nước Tĩnh, Trác, v.v… cũng đã nhọc công không ít và lắm việc đau đầu cho công trình xây dựng chùa còn dở dang như vậy. Trong lúc khó khăn như thế thì Đạo hữu Thiện Mẫn quá vãng, Đạo hữu Thiện Xuân lâm bịnh nặng, Hòa Thượng Minh Tâm cũng đã ra đi từ năm 2013 tại Phần Lan. Nội bộ các anh chị em không đồng thuận và không ai nói ai nghe được cả. Trong thời gian nầy một số quý Phật tử hữu tâm đã cung thỉnh chư Tôn Đức Tăng cũng như Ni đến hoằng pháp tại Nga như: HT Thích Quảng Bình, ĐĐ Thích Pháp Quang (Đan Mạch), HT Thích Thiện Huệ, TT Thích Quảng Đạo, TT Thích Nguyên Lộc, Ni Sư Diệu Trạm (Pháp), TT Thích Thông Trí (Hòa Lan), TT Thích Hoằng Khai, ĐĐ Thích Viên Tịnh (Na Uy), TT Thích Tâm Huệ (Thụy Điển) v.v… Đó là chưa kể những vị đến từ Úc như: HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Nguyên Tạng; đến từ Hoa Kỳ như: HT Thích Thái Siêu, HT Thích Nhật Huệ v.v…Trong đây cũng có Sư Cô Hạnh Khánh, Sư Cô Tuệ Đàm Hương (Đan Mạch) và sau nầy có Ni Trưởng TN Diệu Phước, Ni Sư Huệ Châu (Đức), Ni Sư Thanh Liên Chùa Viên Thông (Texas, Hoa Kỳ) v.v… đến và đi nhiều như thế vì chư Tôn Đức đều thấy rõ rằng Chùa Thảo Đường phải cần có những vị lãnh đạo tinh thần trực tiếp hướng dẫn, và cuối cùng thì Sư Cô Tuệ Đàm Hương đã chính thức được GHPGVNTN Âu Châu công cử trụ trì ngôi chùa nầy sau đại lễ Khánh Thành vào năm 2017, dưới sự chứng minh của tôi và một số chư vị Tôn Túc khác.



HT. Thich Minh Tam

HT Thích Minh Tâm, lãnh đạo tinh thần cho Hội PG Thảo Đường, Moscow

ht nhu dien

HT Thích Như Điển, lãnh đạo tinh thần cho Hội PG Thảo Đường, Moscow


nguyen minh can

Ông Bà Nguyễn Minh Cần, pd:Thiện Mẫn & Inna Malxanova, pd:Thiện Xuân
Người có công thành lập Hội PG Thảo Đường Moscow


ht bao lac tai nga

HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Nguyên Tạng cùng ông bà Thiện Xuân, Thiện Mẫn
và quý Phật tử tại ngôi Niệm Phật Đường Thảo Đường, Moscow
(hình chụp ngày 22-7-2006)






Sở dĩ có được điều nầy vì lẽ những thành viên cũ trong Ban Chấp Hành của Hội đã từ nhiệm hết hai phần ba, chỉ còn lại một phần ba thì không thể làm việc được, mặc dầu số Phật tử ủng hộ chùa không giảm, nhưng những người chịu trách nhiệm trực tiếp thì ít người kham nổi, nên vào tháng 10 năm 2017 vừa qua, trong một phiên họp quan trọng của những người sáng lập Hội và những người có công về việc xây dựng nên chùa nầy, tại nhà Anh Kiệt và Cô Ngọc Anh tại Moscow, toàn thể những người hiện diện đã ký tên và đồng ý hiến dâng cơ sở Chùa Thảo Đường nầy cho GHPGVNTN Âu Châu. Đây chính là diệu kế và kể từ năm 2017 đến nay hầu như mọi Phật sự chính đều do Sư Cô Tuệ Đàm Hương đảm trách. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi những gánh nặng trên hai vai của mình có thể trút bớt đi được phần nào.

Năm nay 2018 tôi đã đến Saint- Petersburg mà ngày trước khi còn Cộng sản cai trị, người ta gọi nơi đây là Leningrad và ngay cả bây giờ cũng còn nhiều người quen gọi như thế. Đón tôi tại phi trường vào ngày 15.10.2018 nầy có Sư Cô Tuệ Đàm Hương và Cô Tâm Diệu Hương (đến từ Moscow), Anh Thiện Đồng Tâm và Cô Diệu Nghiêm (St. Petersburg). Trời hôm ấy thật đẹp. Cái đẹp của mùa Thu nơi xứ Bắc Âu thật không có lời văn và bút mực nào tả nổi, chỉ có thể cảm nhận khi người ta đến được đó để chiêm nghiệm mà thôi. Những vị nầy là những người vạch ra chương trình trong 10 ngày tôi ở tại đó và Moscow, hay nói đúng hơn là trong thời gian tôi ở Nga. Tối ngày 15.10 về nghỉ tại khách sạn của gia đình anh Tịnh, anh Kiên. Сả ngày hôm sau 16.10.2018, Đoàn đi thăm Cung điện Konstantin. Cung điện này là một phần của Khu phức hợp Quốc Gia "Cung điện của các Hội nghị", là một quần thể cung điện và công viên tuyệt đẹp nằm trên bờ biển Vịnh Phần Lan, được phục hồi và cải tạo trong thế kỷ 19. Cung điện là dinh của Tổng thống Liên bang Nga, các hội nghị, đàm phán và diễn đàn quan trọng nhất thường diễn ra tại các sảnh chính của cung điện. Tại Konstantin Palace chúng tôi được xem phòng Hội Nghị của những nguyên thủ quốc gia trên thế giới về đây hội nghị, trong đó có Tổng thống Pháp, Thủ Tướng Angela Merkel của Đức, Thủ Tướng Tony Blair, Anh và đặc biệt là chúng tôi cũng đã đến thăm phòng gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Putin và Tổng Thống Bush. Thành phố St. Petersburg này chính là nơi sinh trưởng của Tổng thống Putin đương nhiệm, nên bộ mặt của thành phố bây giờ quá đổi khác, không như năm 1994, khi Đh Thiện Mẫn dẫn tôi và Hạnh Bảo đi thăm những Cung điện mùa Hè, Cung điện mùa Đông tại đây. Chiều đó chúng tôi đến Chùa Tây Tạng để làm lễ Phật cho cộng đồng Phật tử Việt Nam tại đây.

HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (1)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (2)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (3)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (4)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (5)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (6)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (7)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (8)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (9)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (10)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (11)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (12)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (13)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (14)HT Nhu Dien_Nuoc Nga bay gio (15)

Chùa nầy được xây dựng từ thời Nga Hoàng còn tại vị và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã đến đây một vài lần vào đầu thế kỷ thứ 20.

Buổi tối ngày 25.10 tại Chánh điện chùa Thảo Đường, trong buổi thuyết pháp bằng tiếng Anh và tiếng Đức của một vị Thượng Tọa người Tích Lan, chúng tôi được biết là Hội Phật Giáo Đức cũng đã tặng cho Chùa Tây Tạng nầy tại St. Petersburg vào đầu thế kỷ thứ 20 một tượng Phật Thích Ca. Đây tuy cũ,nhưng cũng là một tin mới. Hôm đó tại Chánh điện Chùa Tây Tạng vừa được tân trang, chúng tôi tụng một bài Kinh Bát Nhã và sau đó giảng về Tam Quy Ngũ Giới cho khoảng 30 người Việt và Nga nghe.

Sáng ngày 17.10 chúng tôi đến xem Cung điện Pavlovsk của Pavel đệ nhất, cách xa St. Petersburg chừng 50 cây số về hướng Bắc. Đến đây để thấy cái vĩ đại của Nga Hoàng một thời như thế. Thật ra Cung điện Versailles, Cung điện Louvres của Pháp tôi đã nhiều lần đi xem, nhưng so ra với những cung điện của Nga Hoàng thì là một trời, một vực. Đến sáng sớm ngày 18.10 chúng tôi lên tàu hỏa tốc hành do Đức chế tạo, không khác với ICE tại Đức là bao, nhưng đẹp và tiện nghi hơn ở Đức rất nhiều. Từ St. Petersburg về Moscow độ dài hơn 700 cây số, nhưng tàu chạy chỉ 4 tiếng đồng hồ.

Ngày 19.10 rảnh rỗi và chúng tôi đã đến hãng may mặc của Đạo hữu Nhuận Hải để cúng cầu an và sái tịnh nhà mới. Ngày 20 và ngày 21.10 là hai ngày Thọ Bát Quan Trai cho 9 người Nga và gần 20 Phật tử Việt Nam. Lần nầy tôi giảng xong phần còn lại của Kinh A Di Đà. Trưa ngày 21.10, đoàn gồm 10 người đã lên phi trường để bay đến đảo Crimea, mà tiếng Nga đọc là KPЫM (Krym).

Từ Moscow ngồi máy bay gần 3 tiếng đồng hồ mới đến địa phương nầy. Trong khi tại Moscow nhiệt độ đã lạnh dần, nhưng tại đảo nầy nhiệt độ vẫn là 18 độ C. Gần Thổ Nhĩ Kỳ nên khí hậu, phong cảnh cũng như nhiệt độ rất đặc biệt. Tại đây ít lạnh vì có dãy núi phía Bắc bao bọc nên gió bấc khó thổi vào,và chính nơi đây cũng là chỗ nghỉ dưỡng lý tưởng của vua chúa thời Nga Hoàng cũng như Ông Gorbachev và Ông Putin sau nầy. Dưới thời Nữ Hoàng Ekaterina đệ nhị, bán đảo Crimea được sát nhập với đế quốc Nga (năm 1783).

Từ năm 1921 bán đảo này là một Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị thuộc Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga. Năm 1954, theo đề nghị của Khrushchev, lúc đó là Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, đã sát nhập bán đảo vào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina. Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Crimea vẫn ở Ukraine, giành quyền tự chủ với quyền có hiến pháp và chủ tịch riêng. Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2014. Hầu hết những người Crimean đã tham gia và đã bỏ phiếu cho thống nhất đất nước với Nga, nên đã có Visa vào Nga rồi thì vào đảo nầy không cần xin Visa nữa.

Ngày 22 tháng 10 chúng tôi được nhân viên khách sạn Yalta Intourist đưa đi thăm Cung điện Đại Hãn Pakhchisaray (Mông Cổ), cung điện nằm sâu vào bên trong của đảo quốc. Đến đây rồi mới thấy người xưa thật là bản lãnh. Từ Mông Cổ mà sang tận đây để làm Vua một vùng thì quả thật điều nầy ít ai nghĩ tới. Bây giờ đến đây chỉ còn thấy một gốc cây dâu độ 500 tuổi là chứng nhân của lịch sử một thời và người xưa, kể cả cung tần mỹ nữ, vua chúa cũng chẳng còn sót lại, ngoại trừ những ngôi Lăng Mộ vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt đấy thôi. Trong cung điện nầy có đặt bức tượng của nhà thơ Pushkin,cũng như huyền thoại về những giọt nước mắt của cung phi đẫm lệ, chảy ngang qua hai cánh hoa hồng cả hai màu đỏ trắng.

Thời nào cũng vậy, chuyện tình là một bài thơ dài vô tận, chưa ai chấm hết bao giờ, mà chỉ chấm phết để nghỉ ngơi trong kiếp luân hồi lục đạo mà thôi. Buổi chiều Đoàn của chúng tôi đi Sevastopol để thăm Hải Cảng quân sự của Nga đặt tại đây, nơi hạm đội biển đen hùng cứ qua nhiều giai đoạn của lịch sử. Đến đây rồi và tìm hiểu qua lịch sử tồn tại của Crimea qua các thời kỳ, mới biết tại sao Nga muốn đảo quốc nầy phải trở lại với mình, vì địa thế nầy quá quan trọng về mặt quân sự.

Sáng ngày 23.10 chúng tôi đi thăm lâu đài Alupkyn do Công tước Voronsov xây dựng trong vòng 20 năm, toàn bằng đá ong và đá vôi lấy từ núi bên cạnh ra. Nơi đây có một hoa viên rất đẹp, mọi người trầm trồ nhìn ngắm mãi không thôi. Phía trước cung điện có 3 cặp Sư Tử; cặp thì còn đang ngủ, cặp thì vừa thức giấc, cặp thì gầm gừ, nhăn răng trông thật hùng vĩ và lạ mắt. Sau khi dùng trưa tại một nhà hàng gần đó, chúng tôi đã lên tàu thủy để đi xem lâu đài Tổ Yến, được xây dựng trên đỉnh chót vót của mỏm đá nhô ra ngoài biển. Tương truyền rằng đây là công trình của một người Đức, giàu có như là một Ông Vua dầu hỏa bỏ tiền ra để xây dựng.

Sáng ngày 21.10.2018, đoàn chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch cho đi tham quan một nơi thật là đặc biệt. Đó là Cung điện Livadia được vua Nikolai đệ II xây dựng. Ở tầng một cung điện, chúng tôi được tham quan phòng họp Hội nghị Yalta (từ 04.02 - 11.02 năm 1945) của ba cường quốc Nga, Mỹ và Anh để quyết định số phận của Châu Âu và thế giới sau Đệ nhị thế chiến. Những phòng họp nầy rất đặc biệt, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã đi cùng con gái đến đây để dự Hội Nghị và phái đoàn Mỹ đã trú ngụ tại cung điện nầy. Phía Anh do Thủ Tướng Churchill đi cùng với con gái và trú tại lâu đài Alupkyn. Còn phái đoàn của Nga do Stalin lãnh đạo thì ở tại Cung điện Yusupov, nhưng nay đã biến thành khách sạn, nên đoàn chúng tôi đã không thăm viếng được. Cũng tại đây, Mỹ đã lôi kéo được Liên xô vào chiến tranh với đế quốc Nhật. Sau đó vào tháng 8 năm 1945 thì hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima, khiến cho quân đội của Nhật Hoàng Hirohito phải đầu hàng Mỹ và Đức đã bị chia đôi đất nước vào năm 1949. Miền Đông Đức thuộc phe Cộng sản do Liên xô cai trị. Miền Tây Đức thuộc về thể chế Tự do nhưng do Mỹ, Anh và Pháp quản lý.

Sau này, năm 1955 Tây Đức gia nhập khối NATO, còn Đông Đức gia nhập khối Hiệp ước Varshava. Mãi cho đến ngày 9.11.1989 nước Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Chủ nghĩa cộng sản không còn hiện hữu trên vùng đất nầy nữa.

Từ ngày thống nhất đất nước 3.10.1990 đến nay, Đức cũng như Nhật Bản, những nước bại trận và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đã đứng ngang hàng với Mỹ, Pháp, Anh rồi.

Trong khi đó Việt Nam chúng ta sau Hiệp định Paris năm 1973 và sau ngày 30.4.1975 hai miền Nam Bắc đã thông thương với nhau về địa lý, nhưng nền kinh tế của Việt Nam sau gần 45 năm so với các nước phát triển trên thế giới và ngay cả với các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia, Singapore, v.v.. vẫn còn kém xa và không biết bao giờ chúng ta mới có được đời sống thanh bình an lạc như người Nhật và người Đức trong hiện tại?

Ở tầng hai cung điện này, là nơi sinh hoạt và làm việc của vị vua cuối cùng của đế chế Nga – Nikolai đệ nhị.

Theo các nhà sử học, đối với gia đình của Hoàng đế Nga cuối cùng, cuộc sống ý nghĩa là quan trọng nhất. Hầu hết thời gian họ luôn ở trong vòng tròn gia đình, không thích thú vui thế tục, đặc biệt coi trọng hòa bình, thói quen, sức khỏe và hạnh phúc của người thân. Niềm đam mê của  Hoàng đế là đi săn, tham gia các cuộc thi cưỡi ngựa, trượt băng và chơi khúc côn cầu. Con cái phải tự làm các việc trong gia đình, kể cả thêu thùa và tắm nước lạnh, v.v... Những người giúp việc được sống cùng với gia đình nhà vua trên tầng 3 cung điện. Nhà vua sau này bị thoái vị, xin ra nước ngoài, nhưng không được và đã bị Cộng sản giết chết cả nhà vào đêm 16 rạng 17 tháng 7 năm 1918 ở thành phố Ekaterinburg. Sự tàn bạo của một chế độ Cộng sản như vậy cảnh báo rằng, sớm hay muộn chế độ này cũng sẽ bị sụp đổ.

Chiều ngày 24.10, đoàn của chúng tôi trở lại Moscow để tối ngày 25.10 có một bữa tiệc chia tay nho nhỏ, cũng như đón tiếp vị khách Tăng Tích Lan đến từ Đức. Ngày hôm sau 26.10.2018 tôi lại lên đường để trở về lại Âu Châu. Tiếp đến hai ngày 27 và 28.10 làm lễ Thọ Bát Quan Trai cho Phật tử Việt Nam và người Pháp tại Chùa Vạn Hạnh tại Nantes, nơi Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc Trụ Trì.

Hôm nay 29.10 trên đường bay về lại Hannover sau những ngày vắng bóng nơi chùa Viên Giác, chúng tôi có mấy tiếng đồng hồ chờ máy bay tại Paris, nên viết vội những dòng chữ nầy, ghi lại một thời đã qua là như vậy, vì để thời gian năm tháng trôi qua sẽ không còn nhớ lại được những chi tiết nữa.

Xin gửi đến quý Đạo hữu Phật tử xa gần tại Nga như: Khôi, Cô Thiện Niệm, Chị Tiến, Cô Lan Hương, Long , Anh Tịnh, Cô Hằng và đặc biệt là Sư Cô Tuệ Đàm Hương những lời niệm ân chân thành nhất. Rồi đây chúng ta sẽ có kẻ còn người mất, nhưng trong sự mất mát về hình hài thể xác đó, chúng ta còn lại đời sống tâm linh của người Phật Tử thật là miên viễn, dẫu cho thời gian và năm tháng có trôi qua đi chăng nữa thì tinh thần phụng sự Đạo ấy vẫn không bao giờ phai nhạt được.

Viết xong vào lúc 16:00 ngày 29 tháng 10 năm 2018 
tại Phi trường Charles De Gaulle Paris.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2015(Xem: 6637)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4860)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10106)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3624)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4825)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5057)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7549)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4236)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13462)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
06/12/2014(Xem: 3629)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]