Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

193. Lôi, Trần ra sức giết thủy khấu

31/10/201819:55(Xem: 6633)
193. Lôi, Trần ra sức giết thủy khấu

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 193:
Lôi, Trần ra sức giết thủy khấu

Yêu đạo thi pháp đánh quan binh



Ngũ phương thái tuế Tôn Khuê nghe báo có quan binh tiến đánh Ngọa Ngưu Ky, lập tức phân phối thủ hạ thủy binh lâu la, điều động đội ngũ lên 50 chiến thuyền dàn thành hàng ngang, giong cờ phất phớt. Ngay chính giữa, một cột cờ lớn cao hơn ba trượng, trên đầu cột tròn, hình một con nhạn lửa đang vỗ cánh, dây chằng hình rít buộc những linh đồng lắc lư loong coong theo gió. Lá cờ trắng chữ đen rành rành bốn chữ "Tam quân Tư lệnh'. Ngay chính giữa cờ chễm chệ một chữ "Tôn" thật lớn, phía sau một chữ "soái" lồ lộ. Tôn Khuê tay cầm câu liêm thương ba nhánh, đầu đội mũ da cá rẽ nước có niềng nhật nguyệt, áo quần lội nước bằng vải dầu, mặt như ngịc tía, trong tía hửng hồng, mày to mắt lớn, dưới cầm một bộ râu quai nón hoa râm lòa xòa trước ngực, thiệt là oai phong lẫm lẫm, tướng mạo đường đường. Trên thuyền quan quân đối diện, đội ngũ chỉnh tề, ngay chính giữa một cây cờ lớn trên đề chữ "Lục" thật tọ Phía sau là quan Tri phủ Cố Quốc Chương, phía trước là ông Hòa thượng kiếc. Ngũ phương thái tuế hỏi thủ hạ:

- Có ai tới trước bắt lấy quan Tri phủ Cố Quốc Chương kết thúc tánh mạng hắn cho ta không?

Nói chưa xong, ở bên ngoài có người ứng tiếng:

- Để tôi đi cho!

Tôn Khuê nhìn lại, người ấy chính là Phiên lãng quỷ Vương Liên, trong tay cầm cây câu liêm thương ba nghạnh, nhảy ra trước thuyền. Vương Liên đứng trước mũi thuyền nói to:

- Tên tiểu bối nào muốn chết ra đây!

Binh mã Đô giám Lục Trung nhìn thấy tên giặc này mình cao tám thước, tam đình nở rộng, trên đầu đội mũ da cá rẽ nước có vòng nhật nguyệt, mình mặc bộ áo quần lội nước bằng vải dầu, mặt như thoa dầu, cặp chân mày kiếm trên đôi mắt ba góc, chiếc mũi chim ưng nối liền với vầng trán đầy vết nhăn, hung tựa ôn thần, mạnh như thái tuế, với cây câu liêm thương ba nghạnh trên tay, Lục Trung hỏi:

- Các ngươi ai ra trước bắt tên giặc này lập công đầu coi nào?

Vị Thừa tín võ công lang tên là Vương Văn Ngọc ở kế bên nói:

- Đại nhân không cần ra sức, để ti chức ra cho.

Vương Văn Ngọc vừa định rút dao nhảy ra thì Tế Điên nói:

- Khoan đã! Những tên giặc này là hạng giang dương đại đạo, võ nghệ xuất chúng, bản lãnh cao cường, Vương lão gia đi ra cũng chưa chắc bắt được chúng đâu, còn e có điều luống cuống nữa. 

Lục Trung nói:

- Theo ý Thánh tăng thì phải làm sao? Bọn giặc này dám đường đường đánh trống, chánh chánh giong cờ chống cự quan binh, để vậy được à?

Tế Điên nói:

- Trần Lượng, con hãy đi ra kết thúc tính mạng của tên giặc này để phấn khởi lòng quân.

Thánh thủ bạch viên tuân lệnh, lập tức rút đơn đao bước ra trước thuyền. Phiên lãng quỷ Vương Liên đang dương dương đắc ý, bỗng thấy từ trong đội quân bước ra một người mình cao bảy thước, lưng nhỏ vai hẹp, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi màu thúy lam, phía trước có hình lá tì cô, bên mái tóc giắt một đóa hoa Thủ Chánh Giới Dâm, mình mặc tiễn tụ bào, lưng buộc dây loan đái, đi giày đế mỏng, mặt đẹp như ngọc, mày to mắt lớn, tay cầm cương đao bước ra trước đầu thuyền. Vương Liên cầm câu liêm thương điểm điểm, hỏi:

- Tên tiểu bối mới đến kia là ai? Mi dám đến chịu chết hử?

- Mi muốn hỏi đại thái gia à? Ta họ Trần tên Lượng, trác hiệu là Thánh thủ bạch viên đây. Còn mi là ai?

- Ta họ Vương tên Liên, trác hiệu Phiên lãng quỷ đây, Mi biết ta lợi hại còn bước ra đây. Bộ hết muốn sống hả?

Trần Lượng cười hà hà, nói:

- Bọn phản nghịch vô tri tụi bây thiệt là mê muội quá lắm. Nước Đại Tống từ khi trị quốc đến naỵ Quân vương đúng phép nhà vui vẻ, thiên hạ vô tư khắp chốn đồng. Các người đều là dân nước Tống, chẳng giữ phận mình, nghe tin theo lời yêu ma hoặc chúng của yêu đạo, hiệp bầy vầy đảng, phản loạn quốc gia! Hoàng thượng bớt hình phạt, giảm thuế má, mùa màng sung túc, muôn dân ấm no, quân chánh thần trung, có bao giờ hiếp đáp chúng bây đâu? Vô cớ các ngươi giết hại sinh linh, tàn độc bách tính, trên làm cho trời giận, dưới gây cho người hờn. Loạn thần tặc tử như các ngươi ai mà không muốn tru diệt! Ngươi há không biết một ngày làm giặc, mang tiếng suốt đời. Trên thì hại cha hại mẹ, dưới thì hại vợ hại con. Bị quan bắt cầm tù, cuốc mả ba đời, họa diệt chín họ, chết rồi để tiếng xấu nghìn năm. Các ngươi nếu biết thời vụ kéo nhau ra quy hàng thì quan Tri phủ đây vì đức hiếu sinh tha cho khỏi chết. Còn như ngang ngược chống đối, thì cả Từ Vân quán như hòn đạn bé xíu, thủ hạ thống lãng chẳng qua là sức kiến tạo của đạo quân ô hợp làm sao cản được sức mạnh sấm sét của cây ngã đá lăn. Hiện tại Giám đô Tri phủ thống lãnh thiên binh đến đây, các ngươi hãy mau mau quy hàng để khỏi chết uổng!

Vương Liên nghe nói thế, khí uất tận cổ, gầm lên như sấm, nói:

- Tiểu tử đừng có phách lối! Ngươi há không biết thiên hạ là thiên hạ của mọi người, đâu phải của riêng ai! Người có đức thì giữ được, không đức thì mất đi là lẽ thường. Thắng làm vua, thua làm giặc, chó sủa vua Nghiêu, ai có chủ nấy! Để xem ngươi có bao nhiêu tài năng cho biết.

Trần Lượng nghe nói tức giận cành hông, hươ đao nhắm ngay đầu kẻ địch chém xuống. Vương Liên lập tức vũ động cây liêm thương chống đỡ. Trần Lượng sử đao nhắm ngay tim đâm tới. Vương Liên tràn mình né khỏi, bước lên nghênh chiến. Hai người thi thố tài năng, động thủ trước mũi thuyền. Trần Lượng nghĩ: "Hôm nay trước mặt quan Tri phủ Cố Quốc Chương và cả ngàn quan binh, mình phải ra sức hiển lộng thần oai lập công đầu mới được".

Hai người đánh nhau bất phân thắng bại, bỗng Trần Lượng biến đổi nhiều chiêu thức, mỗi nhát dao một trầm trọng độc hiểm thêm, đối phương lần lần chỉ có người nói lớn:

- Có ta đến đây!

Nói rồi xách câu liêm quảy nhảy ra trước thuyền, định tiếp tay với Vương Liên. Bên này Lôi Minh nhìn thấy tên giặc mới ra gương mặt vàng ệch, lông mày ngắn trên đôi mắt lé. Tên này đầu cũng đội mũ da cá rẽ trước có niềng nhật nguyệt, mình mặc bộ đồ lội nước. Lôi Minh rút dao cầm tay hét lớn:

- Hay cho tên tù này! Tính hai chọi một hử? Ta đến bắt ngươi đây!

Tên giặc nhìn thấy Lôi Minh hàm râu quai nón đỏ càng làm nổi bật gương mặt xanh chàm. Mắt có con ngươi đôi, càng thêm dễ sợ. Tên giặc không nghĩ tới việc giúp Vương Liên nữa, quay câu liêm quảy lại, hỏi:

- Ngươi mới đến là ai?

Lôi Minh đáp:

- Đại thái gia nhà ngươi họ Lôi tên Minh, người ta gọi là Phong lý vân yên đây. Còn tiểu tử mi họ tên gì? Lôi đại thái gia không bao giờ giết loài quỷ vô danh đâu!

- Mi muốn hỏi ư? Đại thái gia tên là Hồ Phương, người ta xưng là Phá lãng quỷ đây.

- Tiểu tử mi là quỷ, hôm nay đại thái gia cho mi làm quỷ thiệt!

Nói rồi hươ đao nhắm ngay đầu kẻ địch chém tới, Hồ Phương lật đật dùng câu liêm quảy đón đỡ, luận về tài năng thì Lôi Minh, Trần Lượng hơn họ gấp trăm lần, bọn Hồ Phương đâu có thể là đối thũ! Đấu được bốn, năm hiệp, Hồ Phương bị Lôi Minh một dao ngay yết hầu té xuống nước mất tăm. Phiên lãng quỷ Vương Liên thấy Hồ Phương bị giết chết, trong lòng hoảng sợ tay chân luống cuống, bị Trần lượng một đao, kết thúc tánh mạng. Ngũ phương thái tuế Tôn Khuê thấy hai vien tướng thủ hạ bị giết về tay Lôi Minh, Trần Lượng, nổi giận la hét om sòm, lệnh kỳ trong tay phất lên, tức thì 50 tên lâu la chuyên lội nước, cầm đục nhẩy xuống nước định đục thủng đáy thuyền quan binh, nào ngờ Tế Điên đã sớm dự phòng, dưới đáy thuyền đã có sẵn 100 thủy binh, chuyên đánh dưới nước canh giữ. Mỗi người cầm binh khí giữ đáy thuyền, dùng thương đâm ngaỵ Đến tên nào đâm ngay tên đó. Ngũ phương thái tuế Tôn Khuê nhìn thấy mặt nước sôi cuộn, tử thi trồi lên, mang theo màu đỏ của máu, đại khái biết chắc là sự tình không như ý, liền cầm cây nga mi trích bằng thuần thép xông tới trước mũi thuyền, nhắm ngay tim Lôi Minh đâm tới. Lôi Minh lật đật quay đao đón đõ. Trần Lượng vừa muốn tiếp tay với Lôi Minh, thì bên kia Tịnh giang thái tuế Châu Điện minh múa đao cản lại. Bốn người đánh nhau xây quần giống như đèn kéo quân thiệt là kỳ phùng địch thủ, tướng ngộ lương tài.

Bốn người không phân cao thấp đánh vùi một trận, Tế Điên nói:

- Lục đại nhân, ngài hãy truyền lệnh cho quan binh nhất tề tiến lên đi!

Lục Trung lúc đó mới phất cờ lệnh. Những quan binh này đều luyện tập đã lâu, đội ngũ thật chỉnh tề, theo cờ lệnh hô lên một tiếng, đều rút binh khí xông lên trước. Quân giặc tuy nhiều, nhưng đội ngũ tạp loạn, những tên giặc này đều là những bọn du dân không nghề nghiệp, lại không được luyện tập nhiều, có việc gì thì cũng theo thế cáo mượn oai hùm đánh thắng chớ không đánh lui. Quân giặc đông người xếp thành một vòng tròn thương đao múa lộn xộn, tuy đông nhưng dễ loạn. Trong chớp mắt họ bị giết bị thương mấy chục người. Hạ đội thấy tiền đội bị sát thương bèn sanh loạn, có người nhảy xuống sông, cũng có người biết lội nhảy xuống nước trốn. Trấn nam phương Ngũ phương thái tuế Tôn Khuê và Tịnh giang thái tuế Châu Điện Minh thấy sự việc diễn ra bất ổn, Tôn Khuê nói:

- Chữ Hợp ơi! Gió lớn rồi, mau "theo nước chảy" đi!

Châu Điện Minh nghĩ rằng: "Đã đến nước này, địch không lại phải chạy trốn thôi". Nghĩ rồi chém trần Lượng một thế hư chiêu, rồi quay đầu nhảy xuống nước mất tăm. Tôn Khuê cũng nhảy xuống nước trốn mất. Lôi Minh, Trần Lượng không biết lội. Thấy kẻ địch nhảy xuống nước trốn rồi, bèn trở lại bản đội. Trong chớp mắt, bọn giặc chạy tứ tán, các chiến thuyền đều bị quan binh cướp lấy. Tế Điên bảo cho thuyền tiến vào cửa núi, cập thuyền bên sườn núi. Lụa Trung đái lãnh quân xuống thuyền, sắp sửa lên núi thì nghe trên núi thanh la vang dội. Mọi người ngước nhìn lên thấy từ trong Từ vân quán đi ra cả trăm lão đạo sĩ.

Nguyên Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong đang ở thăng tòa đại điện bỗng có tiểu đầu mục ở Ngưu Đầu Phong chạy đến báo:

- Bẩm Tổ sư gia, không xong rồi! Hiện nay quan Tri phủ Thường Châu đái lãnh vô số binh mã ngồi trên 20 chiếc thuyền thẳng vào cửa đang đánh nhau với Thủy quân đô đốc Tôn Khuệ Xin Tổ sư gia sớm dự phòng.

Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong nghe báo đùng đùng nổi giận, nói:

- Các vị chân nhân hãy theo ta xuống núi cùng bọn họ tử chiến một phen!

Các vị đại sĩ dương dương đắc ý, mỗi người tay cầm bửu kiếm kéo nhau xuống núi. Họ ra khỏi Từ Vân quán thì quan quân đã bắt đầu kéo lên núi. Thiệu Hoa Phong nói:

- Được, tụi vô tri lớn mật dám đâm đầu vào chỗ chết. Để sơn nhân kết thúc tánh mạng của chúng cho rồi.

Nói chưa dứt lời thì Thất tinh chân nhân Lưu Nguyên Tố đứng một bên nói:

- Tổ sư gia tạm bớt cơn lôi đình, sá gì bọn vô danh tiểu tốt ấy mà Tổ sư gia phải thân hành đối địch. Để tôi bắt chúng dễ như bỡn!

Nói xong Lưu Nguyên Tố miệng niệm chú lâm râm, đoạn hô "Sắc lịnh", tức thì bỗng nhiên nổi lên một trận cuồng phong, cát bay đá chạy nhắm về phía quan binh. Thiệt là thiên hôn địa ám. Quan binh mở mắt không ra vội kêu lên;

- Không xong rồi! Yêu thuật tà pháp dữ quá! Tế Công mau đến đây!

Tế Điên cười hề hề...
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5023)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3811)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5586)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 27827)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6078)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4489)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3453)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8415)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3767)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6310)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]