Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Thi diệu pháp, người quỷ lộng Tần gia

15/10/201821:10(Xem: 7751)
22. Thi diệu pháp, người quỷ lộng Tần gia

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 22:
Thi diệu pháp, người quỷ lộng Tần gia

Trị kỳ bệnh, Tế Công đùa Thừa tướng

Có thơ rằng:

Nhỏ nhít thân này đâu kê?

Sá chi muôn lượng vàng ròng

Đường ái nực mùi son phấn

Sử xanh lưu lại tiếng cười…

Triệu Bân cố vùng vẫy thoát thân mà ráng hết sức vẫn không nhúc nhích, ngoái đầu nhìn lại, té ra là Tế Điên. Triệu Bân nói:

- Sư phụ Ơi, thả tôi ra đi! Tôi sợ sư phụ bị Thừa tướng hại đó chớ, nào ngờ lại gặp sư phụ Ở đây.

Tế Điên thả tay ra, nói:

- Này Triệu Bân, ngươi cởi trói cho hai vợ chồng Vương Hưng, rồi theo ta vào trong này ta vặn một chút.

Triệu Bân mở trói cho vợ chồng Vương Hưng xong, Tế Điên móc trong túi ra hai hoàn thuốc bảo vợ chồng Vương Hưng thoa lên mấy chỗ vết thương. Đoạn Tế Điên vào trong nhà ăn nhậu tì tì. Triệu Bân nói:

- Hay quá! Té ra bàn rượu này người ta dành sẵn cho sư phụ đây mà!

Tế Điên bảo:

- Này Triệu Bân, ngươi qua căn phía Bắc của gian nhà Tây, sẽ thấy có bốn cái rương. Trong rương thứ ba có một hộp vàng ròng nặng 100 lượng và sáu phong bạc nén, nặng 300 lượng. Ngươi hãy cầm về đây cho ta!

Triệu Bân lật đật đi tìm, quả đúng như lời nói và cầm vàng bạc đem về.

Tế Điên hỏi:

- Này Vương Hưng, ngươi trước ở đâu?

Vương Hưng đáp:

- Tôi nguyên quán huyện Dư Hàng.

Tế Điên bảo: Này Vương Hưng, ngươi hãy cầm lấy số bạc này, ngày mai cùng mẹ và vợ ngươi thuê thuyền về huyện Dư Hàng nhé! Đồ đạc lỉnh kỉnh trong nhà cho Triệu Bân hết đi. Với số bạc này, ngươi về xứ mua một ít đất và làm vốn bán buôn cũng sống tạm qua ngày.

Vương Hưng nghe nói, vội vàng sụp xuống lễ tạ.

Tế Điên nói:

- Triệu Bân, ngươi hãy đưa vợ chồng Vương Hưng về đi!

Triệu Bân nói:

- Sư phụ Ở đây chắc không hề hấn gì phải không? Đệ tử định đi giết Thừa tướng báo thù cho sư phụ đây.

Tế Điên nói:

- Ngươi khỏi phải lo, ta tự có phương cách, ba ngày nữa ngươi sẽ được tin tức của ta.

Triệu Bân gật đầu vâng dạ. Vừa muốn đi, bỗng nghe có người nói:

- Bọn bây hãy theo ta vào đây, coi thử vợ chồng Vương Hưng có chịu nghe theo hay không?

Bọn ác ôn dạ ran, lục tục kéo đến, đèn đuốc sáng choang.

Người nói câu đó chính là nhị công tử Truy mạng quỷ Tần Hằng, dắt theo một bọn ác nô từ bên tướng phủ trở về. Hồi nãy nghe nói bên Đông phủ quỷ lộng, Tần Hằng sang vấn an Tần Thừa tướng. Thừa tướng quá thương con, sợ con phải bị sợ hãi nên không cho vào mà bảo hãy trở về hoa viên ngơi nghỉ. Vừa đến cửa hoa viên, Tần Hằng sực nhớ đến vợ chồng Vương Hưng bèn nói:

- Bọn bây đâu, theo ta vào trong này xem vợ chồng Vương Hưng có chịu nghe lời ta không. Nếu bọn nó không chịu nghe, ta đập chết cho rảnh!

Triệu Bân nghe vậy cả kin, nói:

- Sư phụ Ơi, không xong rồi, bọn mình phải lánh vào nhà trong mới được.

Tế Điên nói: - Không sao đâu mà! Liền lấy tay chỉ ra ngoài một cái, miệng niệm lục tự chơn ngôn: "Án ma ni bát mê hồng".

Tần Hằng đang đi cảm nghe vướng phải làn gió lạnh run, rùng mình té ngã trên đất. Ai nấy áp lại đỡ lên, nhốn nháo bấn loạn. Triệu Bân thừa lúc lộn xộn đó, dắt vợ chồng Vương Hưng thẳng ra cửa ở góc vườn đi ra ngoài và đưa về nhà. Sáng sớm hôm sau, Vương Hưng thuê một chiếc thuyền lớn đưa mẹ và vợ trốn về quê cũ, đồ đạc lặt vặt cho hết Triệu Bân.

Tế Điên sau khi thấy Triệu Bân đi rồi, vẫn nhởn nhơ ăn uống no say, rồi lững thững trở về căn phòng trống bên Đông phủ.

Nhắc lại Tần Hằng sau khi té xuống, đầu óc nặng nề, có rất đông người dìu vào trong phòng.

Tần Hằng kêu: Chao ôi, nóng quá!

Tần Ngọc lật đật lột mũ Tần Hằng xuống.

Tần Hằng la: Nóng!

Mọi người lại cởi bớt áo dài ra.

Tần Hằng lại kêu nóng.

Mọi người xúm cởi áo trong ra.

Tần Hằng la: Nóng!

Tần Ngọc lại cởi bỏ giày dép ra.

Tần Hằng la: Nóng!

Tần Ngọc lại cởi thêm áo lót ra.

Tần Hằng la: Nóng!

Tần Ngọc bảo mau đem quạt đến. Quạt cũng vẫn thấy nóng. Tần Ngọc bảo đem hai cục nước đá vào. Bọn thủ hạ vừa thưa có nước đá đem đến.

Tần Hằng lại kêu: Chao ơi, lạnh quá!

Tần Ngọc lật đật bảo: Thôi, dẹp nước đá đi!

Tần Hằng kêu: Lạnh quá!

Mặc áo lót vào vẫn còn lạnh, lại mang giày dép vào.

Tần Hằng kêu: Lạnh quá!

Mặc áo trong vào cũng vẫn còn lạnh, mặc áo bào vào vẫn còn lạnh, đội mão lên vẫn còn lạnh, đắp thêm hai lớp mền vẫn còn lạnh.

Tần Ngọc kêu: mang bồn lửa lên.

Bồn lửa mới vừa đưa lên, Tần Hằng lại kêu: Nóng quá!

Lại lần lượt cởi bỏ mũ áo ra hết lớp này đến lớp khác. Hết nóng rồi lạnh, hết lạnh lại nóng, đổi thay như thế bốn năm lượt, thì trời đã sáng.

Tần Hằng bỗng kêu: Đầu ta sao ngứa quá, ngứa khó chịu quá đi, mau lại gãi cho ta.

Tần Ngọc lấy tay gãi một cái, nào ngờ càng gãi đầu càng lớn. Trong giây lát đầu to bằng chiếc đấu. Bọn Tần Ngọc sợ quá không dám gãi nữa. Mọi người bối rối chỉ lấy mắt nhìn nhau!

Trời đã sáng rõ, Tần Ngọc nói: Mau qua Đông phủ bẩm cho Thừa tướng hay đi!

Hôm đó Thừa tướng cáo bận không đi chầu vua, bị quỷ lộng nửa đêm cũng không rảnh mà thẩm vấn mấy ông Tăng. Trời đã sáng rõ, Thừa tướng đương muốn nghỉ ngơi giây lát, bên ngoài có gia đinh vào thưa:

- Có người đưa tin, công tử bị bệnh nặng.

Thừa tướng nghe nói, xót tình cha con lật đật dắt kẻ tùy tùng sang hoa viên thăm Tần Hằng. Tần Thừa tướng vào trong nhà thấy con nằm cuộn trên giường, đầu lớn thật khó coi, bèn vội quở:

- Bọn tôi tớ chúng bây thật là đáng giận! Công tử bị bệnh nặng như vậy sao không cho ta hay sớm?

Tần Ngọc thưa:

- Tại tướng gia chưa rõ mới rầy oan như vậy. Chứ hồi hôm công tử từ Đông phủ trở về, bỗng nhiên chóng mặt té xuống, khi trở vào phòng lại kêu nóng quá, chúng con cởi hết y phục ra, lại kêu lạnh quá, mặc y phục vào lại kêu nóng quá! Cởi ra mặc vào như thế đến mấy lượt, về sau lại kêu ngứa đầu quá. Kẻ nô tài mới gãi cho công tử, nhưng càng gãi đầu càng lớn. Bịnh này thật là kỳ quái!

Thừa tướng dặn:

- Mau đi mời danh y trị cho công tử.

Bọn gia nhân thưa:

- Trong thành Lâm An này có hai vị danh y mà thôi. Một vị tên Chỉ hạ hoạt nhân Thang Vạn Phương, còn một vị tên Trại hoa đà Lý Hoài Xuân.

Bọn gia nhân đi mời Lý Hoài Xuân, Lý Hoài Xuân nghe nói người nhà của Tần Thừa tướng mời, đâu dám không đi, sửa soạn theo gia nhân đi ngay đến tướng phủ. Thừa tướng lòng gấp như lửa đốt, nghe báo cáo có thầy thuốc đến, liền dặn bảo gia nhân mời vào. Gia nhân đưa Lý Hoài Xuân vào bên trong, Tần tướng ngó thấy trước mặt mình một người đầu đội khăn tiêu dao bốn góc, mình mặc áo bào lam, chân mang giày đế rộng, khí vũ hiên ngang, nhất biểu phi phàm, bèn lật đật mời vào nhà trong dùng trà.

Lý Hoài Xuân chẩn mạch cho Tần Hằng xong, trong lòng thật khó nghĩ. Nhìn thấy đầu Tần Hằng sưng lên quá to mà chuẩn đoán sáu bộ thốn quan xích, mười hai kinh mạch đều không có thấy bệnh. Chẩn đi chẩn lại mãi mà chẳng rõ chứng bịnh sưng đầu này là bắt nguồn từ kinh nào? Nghĩ mình không biết cho thuốc cách sao cho đúng, mới nói:

- Đối với bệnh của công tử, tiểu sinh nhận mình tài sơ trí cạn không thể trị được, xin tướng gia mời vị khác cao minh hơn.

Thừa tướng nói:

- Làm sao tôi biết được vị nào cao minh hơn, Lý tiên sinh biết được, làm ơn tiến cử giùm.

Lý Hoài Xuân nghĩ thầm: "Ta trị không được, Thang nhị ca cũng không trị được. Bệnh nào Thang nhị ca chịu thua, ta cũng đành bó tay thôi. Ngoài hai ta ra, còn có ai để tiến cử nữa đâu". Nghĩ rồi lại nói:

- Thưa tướng gia, tôi thiệt không biết ai để tiến cử.

Thừa tướng nghe xong liền nói:

- Ông đã không trị bệnh cho con ta lại không chịu tiến cử người khác, thì hôm nay ông đừng hòng ra khỏi tướng phủ đâu nhé!

Lý Hoài Xuân nghe lời ỷ thế hiếp người như thế, bỗng nhớ ra và nghĩ: "Sao ta không tiến cử Tế sư phụ kìa!". Bèn nói:

- Thưa tướng gia, muốn trị bệnh của công tử, chỉ cần có một người. Ngặt vì người ấy điên điên khùng khùng, rượu say be bét, áo quần xốc xếch, sợ e tướng công thấy không vui.

Thừa tướng nói:

- Cái đó có hề chị Chỉ cần ông ấy trị lành bệnh cho con ta là được rồi. Ông nói ngay đi để ta sai người đi rước cho mau.

Lý Hoài Xuâm nói: Nhưng ông ấy là người xuất gia.

Thừa tướng nói:

- Bất luận là người xuất gia hay tại gia, chỉ cần trị lành bệnh là quý rồi. Vậy người đó là ai?

Lý Hoài Xuân nói:

- Người đó là Tế Điên ở chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ.

Thừa tướng nghe xong nói:

- A, té ra là ông ấy à! Ông Tăng khùng đó hiện bị ta trói gô bên Đông viện kia kìa.

Lý Hoài Xuân nghe nói Tế Điên bị trói gô, trong lòng mới vỡ lẽ, nói thầm: "Hèn nào công tử bị chứng to đầu là phải cách rồi".

Thừa tướng kêu gia nhân dạy:

- Xuống bảo ông Tăng khùng rằng nếu ông ấy trị hết bệnh cho con ta, ta sẽ thả ông về chùa và không bắt tội chi hết.

Gia nhân vội vàng đi xuống căn phòng trống ở Đông viện. Các vị Hòa thượng đều đứng dậy tiếp đón. Gia nhân nói: 

- Hòa thượng, hôm nay ông phát tài to rồi nhé!

Tế Điên nói:

- Lò to, tốn củi nhiều ích chi!

Gia nhân nói:

- Tướng gia tôi bảo ông lên trị bệnh cho công tử. Nếu ông trị được lành thì người sẽ thả ông về chùa.

Tế Điên nói:

- Tướng gia của mấy người bắt trói ta, muốn thăng đường thẩm vấn ta, bắt ta đến đây, rồi bảo Hòa thượng ta trị bệnh nữa. Người về nói rằng Hòa thượng ta chấp hết.

Gia nhân trở về thưa:

Thưa tướng gia, tôi đi xuống bảo Thừa tướng kêu Hòa thượng lên trị bệnh, ông ấy nói Thừa tướng muốn thăng đường thẩm vấn mới bắt ổng đến đây, bậy giờ lại kêu đi trị bệnh. Ổng nói ổng chấp hết đó.

Thừa tướng không hiểu chấp hết nghĩa là sao mới hỏi Lý Hoài Xuân. Lý Hoài Xuân mỉm cười nói:

- Câu đó là một câu nói đùa, tướng gia muốn kêu ông trị bệnh, phải hạ một lời thỉnh mới đước.

Xót bụng thương con, Thừa tướng nói:

- Được, bọn bay đâu, đi đến nói là ta thỉnh ống ấy trị bệnh nhé!

Gia nhân nghe nói: nghĩ: "Hòa thượng này lên chân thiệt!". Rồi vội chạy xuống Đông viện gặp Tế Điên, nói:

- Ông thiệt có giá lắm nghe. Tướng gia nhà tôi bảo tôi đến thỉnh ông lên trị bệnh.

Tế Điên nói:

- Tướng gia nhà ngươi làm quan ở bực Thừa tướng, đứng đầu Tam thai, cùng với Hòa thượng ta ngày thường đâu có qua lại gì nhau. Ông ấy muốn kết giao với Tăng đạo thì phải quan Ngự sử biết để cùng tham gia mới được.

Gia nhân nói:

- Được, này Hòa thượng! Ông nói phải đó, để tôi về trình lại với tướng gia đại nhân đã.

Nói rồi trở lại hoa viên gặp Thừa tướng, thưa:

- Thưa tướng gia, tôi đi qua bên ấy gặp Hòa thượng nói: Đại nhân thỉnh ông trị bệnh cho công tử. Ông ấy nói: Đại nhân làm quan ở bậc Thừa tướng, vị đứng đầu Tam thai, ông ấy cùng đại nhân vốn không qua lại với nhau. Nay đại nhân muốn giao kết với Tăng đạo phải cho quan Ngự sử biết để cùng tham dự.

Thừa tướng nghe rồi đùng đùng nổi giận, nói:

- Tăng nhân này lớn mật dữ a?

Lý Hoài Xuân nói:

- Tướng gia không nên giận. Muốn mời Hòa thượng trị bệnh cho công tử, đại nhân phải thân đi mới được.

Thừa tướng thấy con nằm lăn lộn trên giường, không biết làm sao hơn, bèn nói:

- Lý tiên sanh, ông với tôi cùng qua bên đó xem Hòa thượng ra thế nào!

Lý Hoài Xuân vâng dạ rồi cùng Thừa tướng đi đến căn phòng trống ở Đông phủ. Thừa tướng ho lên một tiếng làm hiệu có ý bảo ta sắp đến, bọn bây phải giữ quy củ một tí. Quả nhiên bọn gia nhân trong phòng đều nhất loạt đứng dậy hô:

- Đại nhân đến.

Tế Điên nói:

- Các vị Ơi, hình như có tiếng chó sủa đâu đấy?

Bọn gia nhân vội vàng ngăn lại không cho nói bậy, bảo:

- Đại nhân đến rồi kìa!

Giây lát Thừa tướng cùng Lý Hoài Xuân đủng đỉnh tiến vào. Đến trước Tế Điên, Thừa tướng nói:

- Này Hòa thượng, chỉ nhân vì thằng bé nhà tôi mắc chứng bệnh kỳ quái, bản các hôm nay đặc biệt đến thỉnh người trị bệnh cho cháu.

Tế Điên nói:

- Tôi bị đại nhân cùm trói như thế này, chắc hẳn đâu phải lối mời trị bệnh?

Thừa tướng nghe nói, phừng phừng nổi giận, nói:

- Được, được!

Lý Hoài Xuân thấy sự tình không ổn, vội nói:

- Xin đại nhân tạm dứt cơn thịnh nộ, để tôi đến thỉnh Tế Công cho.

Thừa tướng đành tạm lui lại sau. Lý Hoài Xuân bước tới nói: Xin Thánh tăng từ bi…
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5023)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3811)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5586)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 27827)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6078)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4489)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3453)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8415)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3767)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6310)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]