Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

58. Đổng gia điếm, hai anh hùng bị hại

16/10/201821:16(Xem: 7098)
58. Đổng gia điếm, hai anh hùng bị hại

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 58:
Đổng gia điếm, hai anh hùng bị hại

Tế Thiền sư báo ứng kẻ tặc nhâ


Vương Qúy nói gạt cho Lôi Minh và Trần Lượng tâm thừa cơ bỏ chạy. Trần Lượng tức tốc đuổi theo sau, nói:

- Hay cho thằng giặc này, ta để mi chạy thoát, đừng kể ta là anh hùng!

Vương Qúy cứ cắm đầu chạy thục mạng, như cá vừa thoát lưới, ước gì có thêm đôi cánh để chạy nhanh hơn nữa. Chạy ra khỏi khu rừng, gặp con rạch chắn ngang rộng hơn 3 trượng, Vương Qúy nhảy ùm xuống nước lội qua chạy trốn. Trần Lượng thấy nếu chạy vòng kiếm chỗ vượt qua, Vương Qúy cũng chạy xa rồi, nên không đuổi theo nữa. Cao Quảng Thụy đi đến nói:

- Nhờ có hai vị đại gia cứu giúp. Nếu không, tánh mạng tôi kể như đi đứt về tay tên độc ác đó rồi.

Trần Lượng hỏi:

- Chú họ tên là gì? Quê quán ở đâu mà lại đi chung với tên cướp như vậy?

- Tôi họ Cao, tên Quảng Thụy.

Nói rồi bèn việc ăn cơm ở Thiên Gia Khẩu thuật lại. Lôi Minh nói:

- Chúng tôi cũng không phải là người lục lâm đâu. Đây, tôi trả bạc lại cho chú nè!

Nói rồi lấy 30 lượng bạc đưa ra. Quảng Thụy cám ơn rối rít và nói:

- Hai vị cứu mạng tôi thật là tích đức vô lượng! Gia đình chúng tôi mở tiệm đổi bạc ở ngoài cửa Bắc thành Long Dụ Hai vị có dịp nào ngang qua Long Du, xin ghé qua tệ xá để gia đình chúng tôi được ngàn muôn lần tiếp đón hai vị.

Trần Lượng nói: Vâng, thôi chú về đi!

Cao Quảng Thụy bèn cáo từ về nhà. Trần Lượng có tâm thương người, mới nói với Lôi Minh:

- Này nhị ca, Cao quảng Thụy thiệt thà quá mà đi đường có một mình. Thảng như gặp trường hợp vừa rồi chỉ có khổ thôi. Bây giờ bọn mình không có việc chi, ngại gì mà không ngầm đưa anh ta một đoạn đường?

- Cũng được.

Hai người bèn thủng thỉnh đi cách Quảng Thụy một đoạn xa xa để bảo hộ. Tới một quảng đường, Lôi Minh và Trần Lượng cảm thấy đói bụng, bên ngoài trời mưa lất phất. Trần Lượng nói:

- Nhị ca, bọn mình tới đầu kia tìm một quán trọ ăn cơm. Bây giờ cũng đã chiều tối rồi đấy.

Lôi Minh nói:

- Phía trước có một tòa Đổng gia điếm cách đây không xạ Nơi này tiếp đãi rất lịch sự, hồi trước ta đã từng trọ Ở đó. Cách đây hai năm, ta có trọ Ở điếm này dưỡng bệnh. Trong điếm có vị Đổng lão chưởng quỹ tánh tình rất khẳng khái, không biết bây giờ còn ở đó hay không? Hay là đã thay người khác rồi?

- Vậy thì chúng ta cùng đến Đổng Gia điếm sẽ biết.

Đến một tòa thôn trang, trên đường Nam Bắc có một cái điếm day mặt về hướng Đông. Hai người bước tới kêu cửa. Bên trong có một người đi ra mở cửa. Người này độ khoảng 30 tuổi, gương mặt vàng ệch, mặc áo cánh lam, chiếc quần xanh để lộ đôi vớ trắng trên đôi giày xanh, có dáng vẻ là một phổ kỵ Người ấy thấy Lôi Minh và Trần Lượng bèn hỏi:

- Hai vị đến mướn phòng trọ phải không?

- Vâng, chúng tôi đến trọ.

Nói rồi hai người từ từ tiến vào. Vào thẳng bên trong đụng ngay tấm vách ngăn. Qua khỏi vách ngăn là Bắc thượng phòng, hai dãy hai bên là những thượng phòng chiếc. Ở nơi hành lang có đặt một chếc bàn với ngọn đèn nhỏ, một người đang ngồi nơi bàn uống rượu. Thấy Lôi Minh, Trần Lượng bước vào, người ấy đưa tay tắt ngọn đèn đi. Hai người cũng không để ý, vả lại cũng không thất rõ người ấy là ai. Phổ ky mời hai người lên thẳng Đông phối phòng.

Tòa Đổng gia điếm này bây giờ không còn thuộc Đổng gia nữa. Khi vị lão chưởng quỹ chết đi, hai vị thiếu chưởng quỹ không lo việc buôn bán, chỉ cặp kè

với Thanh miêu thần Vương Qúy uống rượu đánh bạc. Một hôm Vương Qúy nói:

- Hai vị thiếu chưởng quỹ nè, hai vị nhường điếm này lại cho tôi, mỗi năm tôi sẽ chu cấp cho hai vị mấy trăm điếu tiền!

Hai vị tiểu chưởng quỹ bèn đem điếm ấy giao cho Vương Quý. Vương quý vốn xuất th ân từ phái mãi võ, bèn đi tìm mấy tên phổ ky trong giới lục lâm, dạy họ quen việc buôn bán. Gặp khách thương nào đi lẻ loi mà hành lý dầy cộm, bọn họ bèn mưu hại rồi chia chác. Vương Qúy bình thường nói phách với các phổ ky, tự xưng mình là người nổi tiếng trong giới lục lâm. Tất cả thuộc h àng em cháu, đều gọi y là đại thúc cả. Bọn phổ ky cũng không biết Vương Qúy tài năng đến bực nào. Hôm nay, Vương Qúy từ bên ngoài trở về, áo quần trên người ướt mem, tai lại thiếu mất một cái, máu còn rỉ rỉ chảy. Có một phổ ky họ Ngô tên Kỷ Phương, tánh hay đùa cợt, hỏi:

- Trại chủ hôm nay đi đâu mà tai rớt mất một chiếc? Áo quần lại ướt mem thế?

- Ôi, không nói thì thôi, nói ra thêm tức! Ta đang ăn cơm ở trong tiệm ở tiểu trấn kia, gặp lúc bọn họ đang đánh nhau, hai phe chơi toàn đao cả, không ai dám can hết, ta mới nhảy vào can ra, bị hớt nhằm một đao đứt nghiến cái tai đó. Ta đâu có để yên! Tên ấy xách đao chạy trốn, ta quyết rượt tới cùng. Tên ấy nhảy xuống nước lội qua sông, ta cũng nhảy xuống rượt theo mới ướt nhem như vậy. Biết bao nhiêu người quỳ xuống năn nỉ ta xin tha cho hắn, đâu lẽ ta chấp nhất mà không nể tình. Mọi người khuyên ta trở về, thế nào ngày mai tên ấy cũng đến rập đầu xin tội. Thôi, ngươi hãy vào lấy quần áo khô để ta thay nhanh lên!

- Phổ ky nghe nói tin là chuyện thật nên không hỏi thêm nữa, vội lấy quần áo khô đem ra. Vương Qúy thay đồ xong rồi bảo:

- Đem cho ta ít rượu và tí đồ nhắm.

Phổ ky đem ra hai bầu rượu và hai đĩa thức ăn. Vương Qúy ngồi ngay ở hàng lang uống rượu, vừa uống vừa nghĩ bụng: "May nhờ cặp giò của mình khá tốt, nếu không chắc phải chết về tay Lôi Minh, Trần Lượng rồi!". Đang nghĩ tới đó, bỗng nghe bên ngoài có tiếng gọi cửa. Vương Qúy định bảo phổ ky đừng mở cửa mà phổ ky đã ra mở rồi và mời hai người khách vào trong. Vương Qúy thấy mặt hai người khách hồn phi phách tán, vội tắt ngay ngọn đèn, chuồi vào một thượng phòng khác, tim đập thình thình. Thấy phổ ky đưa hai người khách vào thượng phòng Đông xong trở ra, Vương Qúy kêu Kỷ Phương lại hỏi:

- Hai người khách mới vừa vào đó, ngươi có biết họ là ai không?

- Không, tôi không biết.

- Một người là Phong lý vân yên Lôi Minh, còn người mặt trắng kia là Thánh thủ bạch viên Trần Lượng.

- Hai vị ấy là người có tiếng tăm, chúng ta phải tiếp đãi họ tử tế, thế nào cũng được họ thưởng tiền hậu hĩ.


- Ta nói cho ngươi biết, hai người ấy là kẻ thù của ta đó!

- Tại sao lại có thù với ông?

- Hôm nay ta dụ con mồi từ Thiên Gia Khẩu vào trong cánh rừng, sửa soạn làm thịt thì Lôi Minh, Trần Lượng chạy tới làm bộ vấn an ta: - Vương đại thúc, lâu nay vẫn mạnh giỏi chứ? Ta trừng mắt hỏi: - Hai thằng nhỏ này, tụi bay muốn gì đây? Có mặt xin chia một nửa. Ta đâu có chịu. Bọn họ ỷ đông gây sự động thủ với ta, bị ta cho mấy nhát. Rủi ro ta bị rớt gói bạc, ta mắc lo lượm lại, thừa cơ đó nó hớt của ta một cái tai. Bữa nay tụi nó tới số rồi. Lát nữa tụi bây phải hại cho được nó để trả thù cho tạ Có bao nhiêu tiền tụi bây chia nhau đi, ta không cần đâu.

- Thế thì được.

Vương Qúy kề tai phổ ky nói nhỏ: "Ngươi phải làm như vầy.. như vầy... ".

- Phổ ky gật đầu lia lịa rồi lên Đông phối phòng hỏi:

- Hai vị cần ăn uống món gì không?

Trần Lượng hỏi: Ở đây có món gì nào?

- Có đậu hủ xào, đậu hủ ram, đậu hủ khô, đậu hủ sợi.

- Còn có món nào khác nữa không?

- Không có; đầu bếp của tiệm chúng tôi bữa nay đi nấu đám cho người ta rồi. Hiện có gà xé phay, thịt trắng mà ăn với nước chấm thật tuyệt. Còn rượu thì không có bầu sẵn, muốn uống thì lấy bình chiếc ra hai cân một mà thôi.

- Thôi cũng được, lấy bình hai cân, cân cho hai cân rượu rồi đem hai con gà quay lên đây.

Lát sau rượu thịt đem lên đầy đủ. Lôi Minh, Trần Lượng uống vào mấy hớp rượu. Trần Lượng nói:

Không xong rồi, nhị ca ơi! Sao tôi cảm thấy ngầy ngật khó chịu quá!

- Ừ, ta cũng cảm thấy như vậy.

- Ái chà chà, chữ Hợp bỏ cái gì trong đây vậy kìa?

Mới nói tới đó thì Lôi Minh đã ngã vật xuống. - Phổ ky thấy vậy kêu:

- Trại chủ ơi, hai người này sụm rồi!

Vương Qúy đáp: Được.

Trần Lượng lúc ấy còn bình tĩnh, nghe Thanh miêu thần Vương Qúy nói như vậy, chắc mẻm phen này đi đứt rồi.

Phổ ky thấy lát sau Trần Lượng cũng gục luôn liền đi gọi Vương Quý, Vương Qúy bảo:

- Trong mình của bọn họ có gói bạc 30 lượng là của ta lấy của con mồi, còn một bao 5 lượng nữa, đó là của tạ Trong mình họ có bao nhiêu tiền bạc, ta không cầu đâu, tụi bây cứ chia nhau xài.

Phổ ky nghe nói, lòng rất bất mãn. Giấu của thì không, chia phòng thì có! Lúc trước chỉ nói đến việc báo thù thôi, bây giờ lại đòi chia tiền bạc. Phổ ky không có cách gì chống lại, cũng không dám nói.

Vương Qúy cầm đao đi ra khỏi thượng phòng muốn đến giết Lôi Minh và Trần lượng. Vừa đến thềm của phòng Đông bỗng nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa kêu:

- Mở cửa, mở cửa, khách đến ngủ trọ đây!

Vương Qúy nghe nói, bảo:

- Kỷ phương, mi ra trước bảo cho người bên ngoài đó đi đi, đừng để họ quấy rầy ta!

Phổ ky ra đến cửa, hỏi:

- Ai đó? 

- Ta đến ngủ trọ đây!

- Trong điếm không có phòng trống.

- Thượng phòng không có thì phối phòng cũng được mà!

- Phối phòng cũng không có nốt.

- Phối phòng không có thì nhà bếp!

Phổ ky dòm qua khe cửa thấy bên ngoài là một ông Hòa thượng. Hòa thượng ấy chính là Tế Điên! Nguyên lúc ban ngày, trong tiệm cơm nơi tiểu trấn, Tế Điên cùng Trịnh Hùng, Mã Tuấn, hai vị Ban đầu vầy tiệc mới, ăn uống tới tiệc tan mà mưa vẫn chưa tạnh. Trịnh Hùng nói:

- Thưa Sư phụ, hôm nay chúng ta dừng lại quán này nghỉ qua đêm rồi tính nữa.

- Ừ!

Mọi người cùng kéo vào sau quán, nói chuyện một hồi rồi chia nhau đi ngủ. Ngủ đến canh hai, Tế Điên thức dậy gọi:

- Này Sài đầu, Đỗ đầu! hai vị mau theo tôi bắt Hoa Vân Long, nó đang treo trên cây đàng kia kìa.

- Có thiệt không?

- Thiệt mà!

Hai người lật đật choàng dậy, cùng Tế Điên đi ra khỏi điếm. Trời hãy còn mưa lác đác. Sài đầu hỏi:

- Thưa sư phó, Hoa Vân Long treo ở đâu?

- Ta cũng chả biết!

- Chớ không phải là sư phó vừa nói đó sao?

- Ta kêu các ông thức dậy đi dạo cảnh mưa với ta, Trên đầu mưa rơi lác đác, dưới chân bùn đất lép nhép kêu vang, há chẳng khoái hơn là nằm ngủ trong quán hay sao?

Sài, Đỗ tức giận cành hông, nhưng không tiện nói ra. Tế Điên đến cổng Đổng gia điếm, sửa sang lại túi đựng, làm cho bao gồ lên, có vẻ nặng thêm ra, rồi mới đến ngõ cửa.

Phổ ky nói: Không có phòng.

Tế Điên nói: Phòng chật cũng không ngại, miễn là ngủ trọ được thôi. Tôi đang làm bảo tiêu, sợ mất của người ta ngoài đường đền không nổi, mới năn nỉ xin ngủ đỡ đấy mà.

Phổ ky dòm qua kẹt cửa nói:

- Ông là Hòa thượng, Làm sao nói là đi bảo tiêu?

- Ta bảo tiêu hàng ngầm mà.

- Ông bảo tiêu vật gì thế?

- Thủy tinh mắt mèo, cây san hô hoàn chỉnh và đồ cổ ngoạn. Phổ ky nghe nói, Chạy vào bảo với Vương Quý:

- Ngoài trước có ông Hòa thượng đi bảo tiêu hàng ngầm. Toàn là thứ hàng quý giá đắt tiền không. Chúng ta lo "tính" món này có được không? Lần này nếu trót lọt có tới mấy vạn, Mỗi người có thể chia được 7,8 ngàn lượng.

Vương Qúy nói:

- Cũng được! nhưng phải khóa Đông phòng lại đã rồi rước ông ấy lên thượng phòng!

Phổ ky ra ngoài mở cửa mời vào... Tế Điên thi triển Phật Pháp, đại hiển thần thông, báo ứng kẻ tặc nhân, cứu thoát Lôi Minh và Trần Lượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5023)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3811)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5586)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 27825)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6078)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4489)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3453)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8415)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3767)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6310)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]