Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

185. Giải cường đạo đồng đến phủ

31/10/201819:44(Xem: 6290)
185. Giải cường đạo đồng đến phủ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 185:
Giải cường đạo đồng đến phủ

Thường ChâuVì bạn cũ mạo hiểm vào trại giặc




Cao Quốc Thái thăng đường hỏi cung, bọn giặc thấy mình đã ra trước công đường và Tế Điên ngồi kế bên thị thiền. Nghĩ rằng không khai cũng không được, Trịnh Thiên Thọ mới nói:

- Lão nhân gia không cần nổi cơn thịnh nộ, tôi xin nói thiệt. Tiểu nhân họ Trịnh tên là Trịnh Thiên Thọ. Tôi cùng với hòa thượng này đều là do Tổ sư gia của Từ Vân quán sai phái đến, ở đó để làm tai mắt cho họ.

Cao Quốc Thái hỏi:

- Từ Vân quán có những gì trong đó?

- Từ Vân quán có một đạo sĩ tên là Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong, ông ta có một món bảo bối tên là Càn khôn tý ngọ hỗn ngươn bát. Trong miếu có Ngũ điện chân nhân, có 32 vị tiên trưởng hái thuốc, 32 vị tiên trưởng tuần núi, 32 vị chân nhân hậu bổ, có hội Huân Hương gồm 360 vị lục lâm, ở bên ngoài có 72 tòa hắc điếm, 500 hắc thuyền, chẳng bao lâu nữa Tổ sư gia sẽ khởi nghĩa, đoạt lấy giang sơn xã tắc nhà Tống.

Cao Quốc Thái nghe nói, ngạc nhiên hỏi:

- Vụ Bát Lý Phố ở ngoài cửa Tây, cửa nẻo đóng kín mà hai mạng người bị giết chết, cướp đi 100 lượng vàng, có phải do ngươi hay không?

- Vâng, chính là do tôi. Đêm đó tôi đi ăn trộm, họ thấy tôi bèn la lên nên tôi giết chết họ.

Cao Quốc Thái hỏi cung hai vị hòa thượng. Hai vị này cũng đều khai thiệt. Cao Quốc Thái ngay lúc đó ra dặn bảo đem ba tên giặc đóng trăn nhốt vào ngục. Tế Điên ngồi một bên nói:

Lão gia đừng nên nhốt họ vào trong ngục làm chi, mấy tên giặc này đều biết tà thuật hết, nếu chúng nó chạy đi rồi thì lão gia khó tránh khỏi phiền phức đấy. Hòa thượng ta vì vụ Từ Vân quán ở Thường Châu mà đến đây. Lão gia mau ngồi kiệu cùng với Hòa thượng ta giải họ đến phủ Trường Châu đi ngay cả đạo cô giả Thôi Ngọc cũng giải đi nốt, mới tránh khỏi lôi thôi đấy.

- Vâng nói phải lắm!

Cao Quốc Thái nói rồi lập tức truyền chuẩn hai cỗ kiệu, hai con ngựa cho Lôi Minh, Trần Lượng, quan nhân thủ hạ đều cầm binh khí, bốn bên giặc đều trói lại bỏ lên sàn xe, trước sau đều có người canh giữ. Cao Quốc Thái mời Tế Điên lên kiệu trước. Tế Điên bước lên kiệu thì chiềc kiệu thủng đáy. Cao Quốc Thái cũng không biết. Khi lên kiệu rồi người khiêng kiệu không thấy, cứ khiêng kiệu đi. Tế Điên ở trong kiệu cũng bước theo họ. Người đi ngoài đường dòm thấy đều nói:

- Cái này mới kì lạ! Bốn người khiêng kiệu làm sao có đến 10 chân?

Ai nấy đều la lên. Cao Quốc Thái ngồi trong kiệu nghe tiếng dép lẹp xẹp lẹp xẹp, lật đật bảo dừng lại xem thử. Thấy tế Điên ở trong kiệu thò hai chân ra, Cao Quốc Thái nói:

- Bạch Thánh tăng! Sao lại có sự việc như vậy?

- Thật khổ cho thân ta! Mang đôi giày đế dày của lão nhân chịu không nổi chắc là rách quá! Ta thấy không còn khoẻ hơn, đi mau quá thì đầu sau húc tới, đến đổ mồ hôi! Thôi, ta không ngồi kiệu nữa.

Cao Quốc Thái thấy Hòa thượng ngồi trong kiệu không đáy mới hỏi:

- Sao có chuyện kì cục như vậy? Mấy tên phu kiệu lộn song này!

Mấy kiệu phu đáp: 

- Chúng tôi cũng không biết tại sao! Có điều là khiêng lên thấy nhẹ bổng.

Cao Quốc Thái nói:

- Mau đem con ngựa lại đổi cho Thánh tăng.

Lập tức có người đem ngựa đến, Tế Điên lên ngựa. Đại chúng áp giải bọn giặc đến phủ Thường Châu. Các quan nhân vào bẩm báo:

- Quan Tri huyện Giang Âm cùng Tế Công áp giải bốn tên phản nghịch đến ra mắt.

Quan Tri phủ nghe nói có Tế Công, lật đật dặn bảo thủ hạ mời vào. Vị Tri phủ này chính là Cố Quốc Chương mới từ phủ Thiệu Hương đổi về. Trước đây, khi Tế Điên bắt yêu quái ở Bạch Thủy Hồ, Cố Quốc Chương đã biết rồi, nên hôm nay nghe báo có Tế Công liền dặn mời vào. Cao Quốc Thái cùng Tế Điên dẫn Lôi Minh, Trần Lượng vào thẳng bên trong, hai bên chào hỏi xong, Cao Quốc Thái mới đem sự việc trình lên rõ ràng. Cố Quốc Chương nói:

- Xin mời quý quan huyện trở về nha môn làm việc trước.

Cao Quốc Thái cáo từ trở về. Cố Quốc Chương hỏi:

- Thánh tăng có bốn vị đồ đệ, còn hai vị kia ở đâu?

- Hai vị đồ đệ kia không theo tạ Lão gia chuyển đến chỗ này, bần tăng ít lời chúc mừng.

- Thánh tăng nói chi những lời ấy? Để tử lúc nào cũng thường nhớ đến Thánh tăng mà!

- Lão gia đổi về phủ Thường Châu, tiếng tăm như thế nào?

- Chính đệ tử cũng không biết.

- Ở địa phương lão gia cai quản có vô số bọn tà giáo phản nghịch đang quy tụ, không bao lâu sẽ khởi sự, sao lão gia không lo mau dẹp đỉ Tương lai của chúng nổi lên rồi thì địa phương này bị tràn ngập trước đây.

- Đệ tử hoàn không biết. Ở đâu có phản nghịch thế xin Thánh tăng từ bi chỉ bảo cho.

- Ngọa Ngưu Kỵ Ở Bình Thủy giang về phía Tây phủ Thường Châu có ngôi Từ Vân quán. Nơi đó có một vị lão đạo tên là Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong. Ông ta triệu tập vô số tặc nhân ra ngoài hại người và dòm ngó. Tương lai không lâu chúng sẽ tạo phản.

- Lời nói đó có thiệt không?

- Lão gia cứ kêu mấy tên tặc nhân hỏi sẻ biết rõ.

Cố Quốc Chương lập tức truyền thăng đường, dạy đem mấy tên giặc được đưa lên ngay công đường. Cố Quốc Chương hỏi:

- Các ngươi là người ở đâu? 

Bốn tên giặc đều khai danh tánh, Quỷ đầu đao Trịnh Thiên Thọ nói:

- Bẩm đại nhân, chúng tôi đều ở một chỗ, đều là do Tổ sư gia ở Từ Vân quán sai đến.

- Từ Vân quán có tất cả bao nhiêu người.

- Nếu nói người nhiều, khó có thể thuật hết. Còn người bản lĩnh có đến mấy trăm. Có Ngũ điện chân nhân, có 32 vị Lục lâm tiên trưởng, 32 vị Tuần sơn tiên trưởng, 32 vị Hậu bổ chân nhân, hơn 300 người lục lâm thuộc Huân Hương hội. Bên ngoài có 72 tòa hắc điếm, 500 chiếc hắc thuyền, người nhiều không đếm hết.

Cố Quốc Chương nghe nói, hỏi:

- Bạch Thánh tăng trước sự kiện thế giặc quá mạnh phải làm sao đây?

- Thái thú đừng lo! Hòa thượng ta đến là vì việc này đây!

Đang nói tới đó thì nghe bên ngoài có tiếng hô lớn: "Vô lượng thọ Phật". Thủ hạ quan nhân vào bẩm báo:

- Bên ngoài có một lão đạo sĩ đến tìm Tế Công trưởng lão.

- Ai thế? Cố Quốc Chương hỏi.

Tế Điên nói:

- Muốn giải quyết việc Từ Vân quán phải hỏi nơi người này.

Người ấy là ai? Trước đây khi Tế Công bắt được Hoa Vân Long, có hai người thuộc nhóm bạn huyện Ngọc Sơn là Truy vân yến tử Diêu Điện Quang, Qúa độ lưu tinh Lôi Thiên Hoá định giữa đường cướp tù giải thoát cho Hoa Vân Long ở Lâm An gây quá nhiều tội ác, ném phiêu hại ba bạn, gây nhiều điều tệ hại. Diêu Điện Quang nói:

- Lôi hiền đệ, chúng ta không cần để ý đến việc này nữa!

Hai người hôm đó đi đến Bào gia trang, Lôi Thiên Hóa nói:

- Huynh trưởng, chúng ta ghé vào thăm Bào nhị ca đi!

Ở Bào gia trang này có một vị lục lâm tên là Oải nhạc phong Bào Lôi, cũng là một trong 36 anh em kết nghĩa ở huyện Ngọc Sơn. Diêu Điện Quang và Lôi Thiên Hóa hôm đó đến nhà Bào Lôi gọi cửa. Bên trong, lão quản gia là Bào Phúc có quen biết với hai người, bước tới hành lễ, nói:

- Té ra là Diêu gia và Lôi gia. Hai vị mạnh giỏi hỉ?

Diêu Điện Quang nói:

- Cho tôi hỏi thăm, đại gia của ngươi có ở nhà không? 

- Thôi, hai vị đừng hỏi làm chi! Đại gia nhà tôi nhắc tới càng thêm buồn.

- Sao vậy?

- Hai vị không biết đấy, đại gia nhà tôi quy phục Từ Vân quán, giống như điên vậy, không chở về nhà nữa, làm lão thái thái nhớ quá sanh bệnh. Tôi đi tìm gặp đại gia tôi nói những lời không đâu vào đâu cả. Ông ấy bảo mình đã xuất gia rồi, chỉ muốn thành Phật làm Tổ thôi, không còn để ý chuyện nhà nữa. Khuyên mãi cũng không được, cả đến việc nhà ông ấy cũng bỏ mặc. Hiện giờ lão thái thái bệnh rất nặng vì nhớ đại gia tôi mà ra.

Nghe xong, Diêu Điện Quang và Lôi Thiên Hóa nói:

- Chuyện này mới lạ thiệt! Chúng ta phải vào thăm lão thái thái mới được.

- Phải đó! Quản gia đáp xong đưa ngay Diêu Điện Quang và Lôi Thiên Hóa vào bên trong.

Hai người thấy Bào lão thái thái bệnh nằm trên giường, bệnh thế rất trầm trọng, thân hình gầy tóp. Diêu Điện Quang và Lôi Thiên Hóa nói:

- Thưa lão bá mẫu, lão nhân gia trong người thấy thế nào? Hai cháu đến thăm bá mẫu đây!

Lão thái thái mở mắt nhìn một hồi nhận ra đứa em kết nghĩa của con mình. Lão thái thái đôi mắt ngấn lệ, đằng hắng một tiếng, nói:

- Thân già này chắc là khó khỏi quá! Nhà ta không có đức hạnh nên Bào nhị ca của con mới quy phục theo kẻ khùng điên. Ở nhà, mẹ già vợ dại, nó đều không để ý đến. Các con xem như vậy có được không? Trước đây ta không có hai đứa, ba đứa con nào cả, chỉ có một thằng ngỗ nghịch đó mà thôi, mà nó bỏ phế cả gia đình. Dòng họ Bào nhà ta chắc là tuyệt hương lửa từ đây! Bệnh ta không khá được là vì thế!

Diêu Điện Quang, Lôi Thiên Hóa nghe những lời thê thảm ấy bèn nói:

- Bào nhị ca của chúng con bình thường là con người rất minh bạch, làm sao có thể làm được việc như vậy? Lão bá mẫu, xin đừng quá thương tâm, để chúng con đi tìm Bào nhị ca chọ Gặp Bào nhị ca, chúng con khuyên giải trở về nhà là được.

- Nếu hai con khuyên nó chịu trở về nhà, thì bệnh ta chắc có thế mạnh được. Ta sẽ đốt cây hương thiệt cao để tạ lễ.

- Xin bá mẫu an tâm, chúng con sẽ có cách. Bào Phúc, hãy nói cho chúng ta biết là đãi gia ngươi hiện nay đang ở đâu?

- Giữa Bình Thủy giang về hướng Tây của phủ Thường Châu có một hòn núi tên là Ngọa Ngưu Kỵ, trên núi đó có một tòa miếu tên là Từ Vân quán. Ở miếu đó có một vị đạo sĩ tên là Xích phát linh quan Thiệu Hoa Phong. Hai vị cứ đi đi, không biết có đến được nơi đó hay không. Còn nếu gặp được đại gia chúng tôi cũng chưa chắc là khuyên được ông tạ Ông ta bảo rằng bây giờ được phong là Trấn điện đại tướng quân rồi. Dù khuyên cách mấy cũng chỉ uổng công thôi.!

Diêu Điện Quang nói:

- Để coi, hai đứa ta ráng hết sức mình, nếu không được thì cũng đành chịu thôi.

Nói xong hai người cáo từ ra khỏi Bào gia trang. Hết lòng vì bạn, họ thuận theo đường lớn đi thẳng đến phủ Trường Châu. Hôm đó đang đi trên đường, thấy đằng kia đi lại một người đang cưỡi trên con ngựa bạch, yên ngựa còn mới toanh. Người này đội mũ bằng đoạn màu tím nhạt, y phục còn rất mới. Khi đến gần, người ấy xuống ngựa bước xuống hành lễ, nói:

- Té ra là Lôi gia và Diêu gia.

Bọn Diêu Điện Quang mở mắt nhìn, "a" lên một tiếng. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7242)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4740)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10014)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10622)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4762)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13597)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6888)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8153)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16362)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5020)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]