Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy của Gia Sư

22/10/201820:03(Xem: 2760)
Thầy của Gia Sư

thaygiao_painting2
TRUYỆN NGẮN

 

THẦY CỦA GIA SƯ

   

           Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia:

         “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?”

         “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi.

          “À, tôi cần một gia sư thật gấp!”

          “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?”

          “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”

          “Dạ … có ạ. Nhưng hai bạn nữ trong nhóm chúng em đã kẹt dạy những nơi khác rồi ạ. Vả lại, về môn Toán thì bên nam chúng em xuất sắc hơn, vượt trội hơn nhiều!”

           “À ừm… thôi được rồi, nam cũng được!”

            “Xin anh cho biết địa chỉ, chúng em sẽ đến để trao đổi bàn bạc cụ thể, rõ ràng hơn ạ!”

           Thằng Tiên hí hửng viết vào sổ tay. Tôi, Tiến, Long và Đạo bu lại quanh trưởng nhóm. Đã có việc làm rồi, nhưng chưa biết sẽ được giao cho ai, hồi hộp quá. Thằng Tiên vâng dạ rối rít, cảm ơn thật rõ to, rồi đặt máy xuống. Đưa mắt nhìn chúng tôi, Tiên tủm tỉm cười, hỏi:

           “Nghe rõ cả rồi chứ gì? Bây giờ bốc thăm. Ba đứa thôi. Tao và Tiến đã có chỗ để kèm với kẹp rồi. Lấy ba mẫu giấy, viết ba tên Hồng, Long, Đạo ra rồi bốc thăm lẹ đi!”

          Tôi được may mắn chọn “cái sô” hấp dẫn này. Đúng 7 giờ tối, Tiên chở tôi đi tìm nhà thân chủ. Đi loanh quanh, hỏi han, lần mò hết nửa giờ, hai đứa tôi mới bước được vào nơi cần đến. Hai vợ chồng anh Nhân gia chủ đón tiếp hai đứa tôi thật nồng hậu, niềm nở hỏi han chuyện trò. Trong khi Tiên trao đổi với anh Nhân về thời khóa biểu, giá cả thù lao cho thuận lợi cả đôi bên, tôi im lặng đảo mắt xem xét quanh nhà. Nhà không phải giàu có lắm, chỉ cỡ khá giả, có của để của dư. Nhìn đồ đạc bày biện thì biết. Máy móc tiện nghi có đủ, nhưng chỉ thuộc loại thường thường bậc trung. Ấn tượng nhất là những bức tranh treo trên các vách tường gian phòng khách. Những bức sơn đầu đều có dòng đề tặng của tác giả. Tôi đoán ngay gia chủ là một văn nghệ sĩ. Mà thật vậy, khi Tiên hỏi dò, anh Nhân cho hay anh sống bằng nghề viết văn- viết báo, một cây bút tự do, một nhà báo không thẻ, còn vợ anh làm thợ may hàng gia công ngoài chợ. Vì bận bịu công việc, anh chị không thể theo dõi thường xuyên việc học của đứa con gái út, nên trong một lần đột xuất kiểm tra về môn Toán, mới hoảng hồn khi thấy con gái học trước quên sau những bài toán không có gì là khó. Tôi nhận nhiệm vụ dạy kèm cho bé Thúy, con gái của gia chủ, mỗi tuần ba buổi vào các tối thứ ba, sáu và chủ nhật.

Ngày dạy kèm đầu tiên, tôi được anh Nhân hướng dẫn lên trên căn gác đúc. Tôi choáng ngợp trước những kệ sách báo ngăn nắp quanh căn phòng làm việc của chủ nhà. Góc học tập của bé Thúy cũng được đặt ở căn phòng này, với bàn ghế đúng tiêu chuẩn, bảng đen gọn gàng và đèn đuốc sáng choang. Buổi dạy đầu tiên được chừng một tiếng đồng hồ, chị Nhân mang lên một ly nước cam vắt, kèm một đĩa bánh ngọt mời tôi “bồi dưỡng”. Thật chu đáo. Những buổi dạy sau cũng vậy, khi thì nước ngọt Pepsi đi đôi với bánh bao, khi thì trà đá lạnh với bánh su kem, khi thì nước sâm lạnh với bánh Patéchaud nóng giòn…

Tôi về khoe với mấy bạn trong nhóm, đứa nào cũng mừng cho tôi, nói rằng tôi “có phước”. Không như thằng Tiên, nhận dạy kèm cho quý tử nhà nọ, chỉ uống “sô-đa giếng” khan khan, tối mò về phòng lục cơm nguội. Không như thằng Tiến ngồi dạy cho con người ta mà cứ bị một người sàng qua sàng lại canh chừng với đôi mắt đầy cảnh giác, hình sự. Tôi được thoải mái tự do trong những buổi dạy vì được anh chị Nhân tin tưởng tuyệt đối. Dạy hết giờ thì về, chẳng ai coi ngó hạch hỏi gì, đã vậy mỗi lần về còn được xách thêm quà cho bạn bè cùng nhóm ăn một bụng trước khi ngủ. Bánh ngọt, chuối, cam, chè đậu… đủ thứ là những món anh chị Nhân bắt tôi phải mang về sau mỗi buổi dạy. Anh Nhân thân mật nói:

 “Đừng ngại gì hết, anh chị rất hiểu và thông cảm cho cuộc sống sinh viên ở trọ, xa nhà…”

Dạy mới được chín buổi, anh Nhân tự động hỏi tôi:

“Em có cần ứng tiền trước không?”

 Dĩ nhiên là tôi nói cần, và được anh trao đủ năm trăm ngàn đồng để “đem về là lo cơm nước, sách vở ”. Các bạn trong nhóm chúc mừng cho tôi “buồn ngủ gặp giường nệm”, thật không sai.

Một hôm, dạy xong, tôi chuẩn bị xuống gác, thì anh Nhân từ nhà dưới bước lên. Anh thân thiện vỗ vai tôi, hỏi:

“Em có thích đọc sách không? Cứ chọn trên các kệ sách của anh kìa!”

Tôi lúng túng chưa kịp trả lời, anh Nhân kéo tôi lại đứng trước kệ sách, rút ra một cuốn đưa tôi. Tôi cầm lấy, nhìn tựa đề: Tâm hồn cao thượng của Edmond De Amicis. Anh giúi vào tay tôi cuốn thứ hai: Đông Tây kim cổ tinh hoa của Thái Bạch. Tôi chưa kịp nói gì thì cuốn thứ ba đã trao tiếp: Bố già của Mario Puzo. Tôi cầm ba cuốn sách nặng trịch cả tay, định nói nhưng đã bị anh Nhân ngắt lời:

“Cứ mang về, khi nào rảnh thì đọc, không đọc thì bạn bè đọc chứ không ế đâu. Còn như đọc rồi thì hãy đọc lại, nghiền ngẫm cho kỹ từng ý tứ ngôn từ. Khi nào đọc xong, đem trả, đổi máy cuốn khác. Mỗi cuốn sách là một con đường. Cuốn sách chưa được đọc là một nẻo đường ta chưa đi qua. Nếu đã đọc rồi thì là con đường ta cần đi lại một lần nữa để khám phá những điều ta lơ đễnh bỏ qua. Hãy đọc đi, thay vì ngồi tán gẫu với bạn bè!”

Tôi ngần ngừ. Anh Nhân cười nhẹ nhàng:

‘Em có thắc mắc rằng tại sao là ba cuốn này mà không phải là ba cuốn sách khác không?”

 Tôi ngần ngại:

 “Dạ… em cũng định hỏi. Em thấy hình như ba cuốn sách này “chỏi” nhau. Chúng không cùng một tông, một hệ, phải không anh?”

Anh Nhân cười ha hả, gục gặc:

“Một cuốn thuộc dạng xã hội đen bắn giết, gây tội lỗi đầy đầu. Một cuốn nói chuyện xưa chuyện nay, chuyện Đông chuyện Tây ở đâu đâu. Và một cuốn kể về những câu chuyện tuyệt đẹp. Tuy thấy chúng “chỏi” nhau như em vừa nói, nhưng thật ra chúng có thể hòa hợp gắn bó nhau thành một thang thuốc bổ qúy báu đó!”

Tôi bần thần mang ba cuốn sách về. Đêm ấy, tôi không ngủ được, cứ nằm mà đọc cuốn này một đoạn, cuốn kia một khúc, cuốn nọ một chương… làm mấy đứa bạn kinh ngạc. Bởi tôi rất lười biếng đọc sách, truyện. Thằng Đạo thấy lạ lạ, cũng mượn cuốn Bố già đọc thử chơi chơi, rồi bị cuốn hút đến quên ngủ để giữ gìn sức khỏe. Tôi biết một điều, nó đọc truyện vì lẽ khác, tôi đọc sách vì lẽ khác, hoàn toàn khác nhau. Tôi đọc, vì anh Nhân bắt tôi phải đọc. Còn Đạo, nó đọc vì khoái truyện hình sự thanh toán nhau. Đến buổi dạy tối chủ nhật, vừa gặp tôi, anh Nhân đã hỏi:

“Đọc được gì chưa?”

“Dạ, cảm ơn anh. Em đọc mỗi cuốn một ít”

Anh Nhân bỗng chìa ra mấy cây bút bi, xanh đen đỏ đủ cả, nói:

“Cất mà dùng. Chút nữa về, anh tặng cho một ít sổ ghi chép, vở tập để có mà học tập cho tốt!”

Khi về, tôi nhận ba cuốn sổ giấy carô còn mới cứng, cùng với năm tập vở loại 200 trang từ anh Nhân. Trên đường đi, tôi như kẻ mất hồn. Chỉ có tôi mới hiểu vì sao tôi đang bị ray rứt lương tâm, vì sao tôi đang xấu hổ. Ồ không, không phải chỉ có tôi hiểu, mà còn có một người thứ hai hiểu được, đó là anh Nhân. Mấy đứa bạn tôi thấy tôi mang quà về, đứa nào cũng phát ghen, chúc mừng tôi “trúng mánh”. Tôi đau xót cả lục phủ ngũ tạng mà đâu có ai hay.

Đến buổi dạy tiếp theo, tôi dồn một mớ sách vở bút viết lại đầy túi xách, lấy hết can đảm để đối diện với anh Nhân. Lúc ấy, chỉ còn tôi và anh trên gác, tôi thật lòng:

 “Em xin lỗi anh chị. Em vô cùng biết ơn anh chị. Vô cùng cảm ơn anh đã dạy dỗ, đã khuyên bảo em những bài học quý giá!”.

Anh Nhân bình thản, im lặng. Tôi lôi những thứ trong túi xách ra, đặt hết trên bàn. Ngoài ba cuốn sách anh Nhân cho tôi mượn, mấy cây bút bi anh Nhân tặng tôi, còn có hai cuốn sách khác, và một cây bút máy hiệu Paker còn mới nằm trong hộp lót vải nỉ đỏ. Hai cuốn sách khác, một là cuốn Thả một bè lau – truyện Kiều qua cái nhìn Thiền quán-của Thiền sư Nhất Hạnh, cuốn còn lại là Thiền học Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tôi đã ăn cắp của chủ nhà vào hai lần trong giờ dạy kèm bé Thúy. Cây bút Paker kia cũng vậy. Tôi đã cuỗm lấy, lận vào lưng quần mà cứ ngỡ sẽ chẳng ai hay. Thêm hai cuốn sổ carô bìa simili còn mới nguyên tôi đã lén lấy trước khi ra về nữa. Té ra, mọi thứ trong phòng dù nhỏ bé mà biến mất đi anh Nhân đều biết. Tuy không bắt được tay, day được cánh, anh Nhân vẫn thừa biết thủ phạm chính là tôi, vì có lẽ chỉ có tôi được phép lên gác trong thời gian xảy ra mất cắp lặt vặt.

Không nói mà như nói. Không dạy mà như đã dạy. Anh Nhân đã làm tôi sáng mắt, thức tỉnh dù anh không phải là một vị giáo sư đứng trên bục giảng đường. Tôi ngồi lặng thinh, chờ đợi. Anh Nhân cười:

“Em thông minh và dũng cảm lắm. Anh rất khâm phục những người thông minh và dũng cảm. Thông minh là trí tuệ. Dũng cảm là đại hùng đại lực. Hãy quên chuyện đã qua đi. Anh chỉ muốn nhắc em một điều: Với một tâm hồn cao thượng, em sẽ vượt qua mọi nẻo đường, cho dù đường lắm chông gai và cạm bẫy!”

Tôi ứa nước mắt, nhìn thẳng vào mắt anh. Anh Nhân cười khà khà, đứng dậy:

Cố lên! Tên lính nhỏ trong đoàn quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch, và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!

Tôi xúc động trân trân nhìn anh. Anh mỉm cười sau khi đọc lên sang sảng đoạn văn ấy với vẻ phấn khích. Rồi anh trầm giọng:

“Đó là đoạn văn anh học thuộc lòng từ năm lớp Tư trước năm 1975, trích từ chương Học đường, trong cuốn Tâm hồn cao thượng đó, em ơi!

Anh bước lại ôm lấy tôi, vỗ vai, vỗ lưng thật trìu mến. Tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn lên, để rồi gọi lên trong niềm hạnh phúc:

“Thầy! Thầy ơi! Em cảm ơn thầy!”

                                                                                      

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 5555)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2512)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2424)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2320)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4372)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 52129)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3509)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 51551)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 7014)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567