Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

144. Lão tiên ông nổi giận bắt Ngộ Thiền

20/10/201815:38(Xem: 6479)
144. Lão tiên ông nổi giận bắt Ngộ Thiền

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 144:
Lão tiên ông nổi giận bắt Ngộ Thiền

Hai tráng sĩ đêm dò núi Thiên Thai

Ngộ Thiền đang thổi dồi Đổng Thái Thanh, bỗng nghe bên sười núi có tiếng "Vô lượng Phật", tiếp theo một bài ca vang lên và một lão đạo sĩ xuất hiện. Vị này đầu đội khăn đạo sĩ bằng vãi cũ, mình mặc áo nạp rách, đôi vớ trắng cao cổ cột lên tới gối, mang dép đế dày, mặt như cổ nguyệt, tóc bạc mặt non với bộ râu quay nón bạc, thật đúng là bậc tiên phong đạo trưởng, trong tay xách một giỏ hoa, sau lưng đeo một Càn khôn ảo diệu đại hồ lộ Lão đạo sĩ mới đến chẳng phải ai khác mà chính là Đông phương thái duyệt Lão tiên ông Côn Lôn Tử ở Thượng Thanh cung trên núi Thiên Thai. Đổng Thái Thanh vừa nhìn thấy lật đật bước tớI quỳ tham lễ:

- Tổ sư gia ở trên, đệ tử xin cúi đầu kính lễ.

Tôn Đạo Toàn cũng quỳ xuống. Ngộ Thiền cũng sợ không dám thổi nữa. Lô Minh, Trần Lượng mù tịt không biết lão đạo sĩ đó là ai. Vị lão đạo sĩ này ở trên núi Thiên Thai, đạo đức rất sâu xạ Tòa núi Thiên Thai này, sài lang hổ báo, rắn độc quái thú rất nhiều, hàng phàm phu tục tử khó mà lên được. Tôn Đạo Toàn, Đổng Thái Thanh nhận ra ông ta nên lật đật quỳ xuống hành lễ như vậy. Lão tiên ông nhìn thấy, hỏi:

- Tại sao hai ngươi lại đánh nhau như vậy? Hãy nói thiệt ra! Còn con yêu tinh này là ai vậy?

Tôn Đạo Tồn thưa:

- Bẩm Tổ sư gia, vị tiểu hòa thượng này là tiểu sư huynh con. Con lễ Tế Điên làm thầy để học thêm chút ít pháp thuật.

- Được, sơn nhân ta đang muốn tìm Tế Điên đây!

- Tại sao lão tiên ông lại muốn kiếm Tế Điên để đối nghịch?

Đó là như vậy: Mấy hôm trước, hai lão đạo sĩ Chữ Đạo Duyên và Trương Đạo Lăng bị Lôi Minh, Trần Lượng lột hết y phục. Hại lão đạo sĩ đến chừng tỉnh dậy dòm lại thấy trần truồng như nhộng. Chữ Đạo Duyên nói:

- Làm sao bây giờ? Nếu đi trên đường sẽ bị người ta thấy mất!

Trương Đạo Lăng nói:

- Chúng ta hãy đi tìm Tổ sư gia ở Thượng Thanh cung trên núi Thiên Thai đi!

Hai người ban ngày không dám đi, đợi đến lúc trời tối đen mới dám đi lên núi, nhưng không dám đi gần làng xóm. Đến Thượng Thanh cung, hai người gõ cửa. Đạo đồng từ bên trong đi ra mởi cửa thấy họ lõa lồ mới hỏi:

- Hai vị làm sao mà cả đến quần áo cũng không có nữa? Chắc là thua bạc người ta rồi phải không?

Chữ Đạo Duyên nói:

- Không phải đâu! Hai đứa tôi bị Tế Điên Hòa thượng hiếp đáp làm khổ đấy. Hai đứa tôi muốn lên gặp Tổ sư gia, cầu xin người trả thù giùm chúng tôi.

Nói tới đó đã vào tới bên trong, gặp Lão tiên ông. Lão tiên ông giận quá, hỏi:

- Hai cái thằng này, tại sao không biết xấu hổ? Cả đến quần cũng không có nữa?

Trương Đạo Lăng thưa:

- Tại Tổ sư gia không biết đấy thôi. Trên trần thế mới có một Tế Điên tăng, hưng Tam Bảo, diệt Tam Thanh. Hắn ta nói Tam Thanh giáo không có người, đều là súc sinh hết, toàn là thứ mang lông đội sừng, không phải là do tứ tạo sinh ra, xương sống chổng lên trời, xương ngang bọc tim. Y phục của hai con đều do hắn lột lấy hết. Cầu xin Tổ sư gia báo thù cho chúng con, cũng là làm nở mặt mày Tam Thanh giáo.

Lão tiên ông nghe xong, nói:

- Ta nghe nói Tế Điên Hòa thượng là bậc La Hán, làm sao lại nói những lời như thế được? Đạo đồng đi lấy hai bộ quần áo cho hai tên này mặc. Chừng nào gặp Tế Điên, ta sẽ hỏi lại ông ấy.

Chữ Đạo Duyên và Trương Đạo Lăng mặc y phục xong, ở lại trong miếu một ngày rồi mới đi. Hôm nay sáng sớm Lão tiên ông đang hái thuốc trên núi, nhìn thấy dưới núi có một cột yêu khí bốc lên thẳng đến khoảng đẩu ngưu, cho nên mới xuống núi để xem thử. Khi hỏi Tôn Đạo Toàn, nghe ông ta nói mình bái Tế Điên làm thầy nên tiên ông mới nói: - Ta đang kiếm Tế Điên đây! Rồi lại hỏi:

- Hai đứa bây tại sao lại đánh nhau thế?

Tôn Đạo Toàn thưa:


- Con vâng lệnh Tế Công đến cứu Vương An sĩ. Rồi đem việc Đổng Thái Thanh, Trương Thái Tố hai người bắt hồn nhốt vào bình ra sao thuật lại tỉ mỉ.

Đổng Thái Thanh nói:

- Thưa Tổ sư gia, Ngài xem Tôn Đạo Toàn vô cớ sai người đến đốt miếu chúng con, vừa rồi cái thằng mặt xanh kia lại giết sư huynh của con nữa!

Lão tiên ông nói:

- Đổng Thái Thanh, tên nghiệt chướng này, mi vô cớ không giữ bổn phận, tham của hại người! Trương Thái Tố chết là đáng kiếp! Mi hãy đem bình nhiếp hồn giao ra, không được động thủ nữa thì hôm nay sơn nhân để yên cho mi.

Đổng Thái Thanh đâu dám không đưa, lập tức lấy bình nhiếp hồn ra giao. Lão tiên ông nói:

- Này Tôn Đại Toàn, ngươi cầm bình nhiếp hồn này về cứu Vương An Sĩ, còn tên tiểu yêu tinh này là sư huynh của ngươi à? Để ta bắt nó đem về treo lên, ngươi hãy đưa tin cho sư phụ Tế Điên của ngươi, bảo ông ấy lên núi gặp tạ Ông ấy lên núi chậm ngày nào là ta còn treo tiểu yêu tinh này ngày đó. Chừng nào ông ấy đến, ta sẽ mở thả thằng tiểu yêu tinh này ra.

Tôn Đạo Toàn cũng không dám nhiều lời. Ngộ Thiền dù sợ cũng không dám chạy đi. Làm sao dám chạy đi cho được? Vì biết rằng Lão tiên ông đang đeo sau lưng một chiếc Càn khôn ảo diệu đại hồ lô, bất luận là yêu tinh tiên đạo gì, hễ thâu vào đó một giờ ba khắc sẽ hóa làm máu mủ hết! Lão tiên ông lập tức bắt Ngộ Thiền bỏ vào trong giỏ hoa xách lên núi.

Lôi Minh, Trần Lượng chứng kiến cảnh đó lòng lo như lửa đốt. Lôi Minh nói:

- Sư huynh, cái lão lộn sòng kia bắt sư huynh của chúng ta đi rồi, anh để mặc vậy sao?

- Hai vị sư đệ không biết đấy! Lão tiên ông ấy thần thông quảng đại, pháp thuật vô biên, rớ vô không được đâu! Cả đến tiểu sư huynh chúng ta đạo hạnh dường ấy mà còn không dám chạy đi, ta càng không dám đụng tới ông ấy.

Lôi Minh, Trần Lượng nghe nói uất lên tận cổ, nói:

- Sư huynh ngán ông ấy chớ chúng tôi đâu có ngán. Tiểu sư huynh chúng ta bị Ông ấy bắt đi làm sao hai chúng tôi khoanh tay làm ngơ cho được?

- Hai vị sư đệ định làm gì nào?

- Chớ chẳng phải lão ở trong miếu trên núi này sao?

- Đúng thế!

- Hai đứa tôi phải chặt mổ lão này để trả thù cho tiểu sư huynh mới được.

- Hai vị sư đệ ngàn muôn lần đừng nên làm thí càn như vậy! Lão đạo sĩ ấy khống giống như các vị khác đâu. Hai vị sư đệ đâm đầu vào chỉ chết uổng mạng thôi. Theo ta thấy không nên đâm vào đó vẫn hơn.

- Anh nói không tính, chớ hai chúng tôi tính liều mạng với ông ấy đây!

Nói rồi hai người chạy nhầu lên núi. Tôn Đạo Toàn hai ba lần ngăn cả không được. 

Hai người chạy theo dấu lão đạo sĩ, căng mắt ra nhìn mà không thấy lão đạo sĩ đâu cả. Hai người làm sao theo kịp được vì lão đạo sĩ vận chẩn cước phong! Hai người cố chạy theo, đường núi rất là quanh co gập gềnh, không bằng phẳng chút nào! Đang đi tới trước, bỗng gặp một đường khe rộng ước chừng năm trượng, sâu hun hút, ở giữa chỉ có một cây cầu độc mộc gác ngang, hai bên chẳng có con đường nào khác, nếu không bước lên cầu độc mộc này thì không thể qua được. Trần Lượng nhìn thấy cây cầu này quá củ kỹ, đều đã mục hết; lấy tay lắc thử thấy đầu kia chúc xuống dưới. Trần Lượng nói:

- Nhị ca, anh xem nếu không nhờ cây cầy này thì đâu có thể qua bên kia được? Nếu bước ra giữa cầu, nhỡ gãy một cái thì xương thịt nát như tương là cái chắc!

- Chúng ta phen này liều chết, chẳng phải là giết lão đạo để cứu tiểu sư huynh ra sao?

- Phải đấy!

Hai người lập tức thi triển phép Lục địa phi đằng bước qua cầu. May mắn không việc gì, mới thở phào đi tiếp tới phía trước. Đi được vài dặm bỗng thấy phía trước có một con mãnh hỗ, hai mắt giống như hai lồng đèn, miệng há to như chậu máu, đuôi quất qua quất lại quét mấy cục đá nhỏ trên đất bay rào rào. Lôi Minh, Trần Lượng nhìn thấy sợ mất cả hồn vía. Lôi Minh nói:

- Lão tam ơi, chú xem con quỷ đòi mạng ở trước kìa! Nếu muốn trở lại đi qua chiếc cầu độc mộc đó không khéo rớt xuống cũng toi mạng, còn con mãnh hổ này rượt theo chắc gì chạy kịp nó?

Hai người tính:

- Thôi, liều chết may ra được sống!

Nói rồi cùng rút dao đi xăm xăm tới. Đi tới trước mãnh hổ, cọp đưa mũi ngửi ngửi, ngoắc đuôi rồi bỏ đi. Lôi Minh, Trần Lượng sợ mướt cả mồ hôi. Trần Lượng nói:

- Nhị ca, hai đứa mình không có mùi người ta nên cọp ngửi rồi ngoắc đuôi bỏ đi như thế!

- Thôi, chúng ta đi đi, bọn mình chắc không phải là thức ăn của nó đấy!

Nói rồi hai người tiếp tục đi tới, mắt thấy mặt trời đã lặn về Tây. Đang đi tới trước, trực nhìn lên đỉnh núi, trước mặt một con mãng xà dài hơn 30 trượng, to cỡ bằng cái lu, hai con mắt giống như hai dĩa đèn. Lôi Minh, Trần Lượng mới gặp con cọp sợ đến toát mồ hôi, sởn cả gai ốc, vừa ráo mồ hôi lấy lại tinh thần đôi chút, bây giờ lại gặp đại mãng xà này hai người sợ đến nỗi hồn bay ngàn dặm! Không đi trước cũng không được vì trên núi không có con đường nào khác. Trần Lượng nói:

- Nhị ca ơi, sống có chỗ, chết có nơi! Hồi nãy cọp không ăn thịt mình, con đại mãng xà này chắc cũng không hại người đâu! Mình cứ lặng lẽ xông tới đi.

Mới nói tới đó thì con đại mãng xà nổi một trận quái phong đi mất. Lôi Minh, Trần Lượng nói:

- Hú vía, hú vía! Hai đứa mình coi như được đẻ một lần nữa!

Hai người lại chầm chậm đi lên đến Thượng Thanh cung. Lúc đó vào khoảng canh hai, sao sáng đầy trời, ánh trăng nhàn nhạt, bóng núi lặng lẽ nghiêng nghiêng. Nhìn thấy nơi đây trước miếu sau ba tầng đại điên, địa thế không phải nhỏ. Cổng day về hướng Bắc, bên trên đắp chữ vàng "Hộ quốc Sắc tứ Thượng Thanh cung", hai bên có hai cửa phụ đều đóng kín. Ngoài cổng có hai cây phan, trong sân miếu có hai cột cờ. Lôi Minh, Trần Lượng xem rồi nhún mình nhảy lên tường vào trong quan sát. Chính giữa là năm gian đại điện có nguyệt đài, hai bên đều có phối điện. Viện giữa trồng tùng trúc đang lắc lư trước gió. Phía Đông đại điện có dựng bức bình phong bốn cánh, đó là viện ở tầng hai. Hai người nhảy tường vượt nóc giở thuật phi thiềm tẩu bích như đi trên đất bằng, chạy thẳng ra phía sau. Đứng trên nóc nhà nhìn xuống thấy bên chái Đông có ánh đèn. Ở viện này cũng có phòng tứ hợp, thượng phòng Bắc có năm gian, tòa phía Nam cũng có năm gian, Đông Tây phối phòng cũng đều có năm gian. Ở thượng phòng Bắc phát ra ánh đèn. Lôi Minh, Trần Lượng đến mái trước Bắc thượng phòng, sử dụng thức Trân châu đảo quyển liêm và Dạ xoa thám hải, móc chân ngoái đầu nhìn xem, thấy trong nhà trên bàn sát vách tường phía Bắc có một ít sách vở, trước bàn bát tiên có đặt một đĩa dầu, lão đạo sĩ ngồi trên ghế dựa bên trên bàn bát tiên coi sách dưới ánh đèn. Phòng này tranh tối tranh sáng, nhìn lên sàn nhà thấy Ngộ Thiền bị treo ngược tòn ten trên đó. Lôi Minh, Trần Lượng nhìn thấy khí uất tận cổ, lập tức đưa tay rút dao từ trên nóc nhà nhảy xuống, xông vào nhà vén rèm định giết lão đạo sĩ. Nào ngờ lão đại sĩ ngước đầu lên, nói:

- Hay cho bọn nghiệt chướng, cuồng đồ lớn mật!

Nói rồi lấy tay chỉ một cái, dùng định thân pháp trồng cứng Lôi Minh, Trần Lượng tức quá buột miệng mắng lớn. Lão đạo sĩ lập tức gọi:

- Bây đâu, trói hai tên tiểu bối này đem ra sau kết thúc tánh mạng nó cho rồi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 9678)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 12558)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
19/03/2022(Xem: 4366)
Trong nhà một nhóm ngồi quanh Phẩm bình đức hạnh một anh ở ngoài Một người lên tiếng chê bai: “Anh này mọi việc trên đời đều hay
19/03/2022(Xem: 8659)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
13/03/2022(Xem: 24102)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
10/03/2022(Xem: 2927)
Cột điện trong làng xuất hiện dòng chữ lạ, vài ngày sau, bà lão mù đã thực sự đổi đời.Dòng chữ trên cột điện viết gì mà một bà lão nghèo và bị mù lòa trong làng lại đứng trước cơ may đổi đời như vậy? Một hôm, đang đi trên đường, 1 người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có 1 mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này. "Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này, nhưng vì mắt tôi không nhìn rõ cho nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì hãy cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi..."
12/02/2022(Xem: 11842)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
08/02/2022(Xem: 9740)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
07/02/2022(Xem: 22463)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
24/01/2022(Xem: 6606)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]