Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

15/10/201821:32(Xem: 7062)
36. Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 36:
Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

Nổi xung thiên đêm tối lẻn Tô Gia


Khi Tế Điên ra đến cửa thì Trần Lượng đã đi xa rồi, Tế Điên bèn tức tốc đuổi theo. Trần Lượng lúc đó chạy thật mau quanh mấy thôn trang rồi mất dạng. Trời hừng sáng, Tế Điên đến Tường Vân quán. Nơi đây điện nhà Đông nhà Tây đều bị thiêu rụi. Mọi người đến chữa lửa hãy còn chưa về. Phía Tây có hơn một chục người xúm dụm lại, Tế Điên bước tới đó thấy Lưu Diệu Thông khắp người bị phỏng rộp đang thở dốc hấp hối. Tế Điên động lòng trắc ẩn mới bước tới đến gần, nói:

- Đạo gia! Ngươi thấy trong lòng thế nào?

- Bạch Thánh tăng, tôi không có mắc tội với Ngài, chuyện vừa rồi do sư huynh tôi làm việc bất chính nên phải gặp ác báo. Xin sư phó từ bi cứu giúp cho tôi với!

Tế Điên cười ha hả, nói:

- Ông đã biết là tuần hoàn, làm oan nghiệt phải gánh lấy tai họa là tốt rồi, thôi để ta cho ông một viên thuốc là xong ngay.

Một vị quan địa phương đứng bên vội cản:

- Không được đâu, ông Hòa thượng đừng có lắm chuyện, ông cho uống thuốc vào rủi ro có bề gì thì càng rối thêm!

Diệu Thông nói:

- Không hề chi, uống thuốc vào dẫu có chết, ông Hòa thượng cũng không có can chi mà, tại mạng số thế thôi!

Mọi người có mặt cùng nói:

- Thây kệ! Ông muốn uống thuốc cứ cho uống, hơi nào mà lo.

Tế Điên bảo một người đem đến chén nước, đoạn lấy ra một viên thuốc đưa cho Lưu Diệu Thông uống, Diệu Thông uống xong giây lát bụng sôi ục ục, những mụt phồng rộp đều vở ra chảy nước, không còn nghe đau nhức nữa. Mọi người chứng kiến đều buột miệng nói: - Thuốc hay thiệt!

Một người đứng sau Tế Điên nói:

- Hay quá, thật là thuốc thần tiên, linh đơn diệu dược có khác!

Tế Điên quay lại nhìn, thì ra là một người mình cao tám thước, lưng nhỏ vai rộng, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi bằng đoạn màu lam, bên trên gắn sáu hạt minh châu lấp lánh, mình mặc áo tiễn tụ bào trắng thêu làm nổi bật sợi tơ vàng thêu ngang lưng, chân đi giày đế mỏng lộ ra màu vớ xanh nhạt, mặt như ngọc trắng với chân mày chữ bát trên đôi mắt sáng long lanh, ngũ quan rất thanh tú. Tế Điên quay lại nhìn mặt người ấy, bỗng thốt lên "a!" một tiếng. Người ấy lật đật co giò bỏ chạy, Tế Điên cũng gấp rút đuổi theo. Người bỏ chạy không phải ai xa lạ mà chính là Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Nhân vì khi hôm Trần Lượng bị Tế Điên đuổi theo miết, đến quá nửa đêm không còn nghe tiếng dép phía sau mới dáng ngừng lại tìm chỗ nghỉ đỡ, sáng ra lật đật thay đổi đồ mặc ban ngày, định đến Tường Vân quán xem Lưu Diệu Thông sống chết ra sao! Vừa đến thấy Tế Điên cho thuốc cứu mạng Diệu Thông bèn buộc miệng khen haỵ Hòa thượng nghe tiếng, ngoái lại "a" một tiếng, Trần Lượng tự động quay mình bỏ chạy, Tế Điên cũng chạy theo nốt. Đang chạy, Trần Lượng nghĩ: "Mình đâu phải là kẻ trộm, Hòa thượng cũng đâu bắt mình, tại sao mình chạy? Để coi ổng đuổi theo mình làm chi cho biết?".

Nghĩ rồi bèn đứng lại, Tế Điên cũng vừa trờ tới, Trần Lượng hỏi:

- Này Hòa thượng, ông rượt theo tôi chi vậy?

- Tại sao ngươi lại chạy chi vậy?

Trần Lượng nghe nói cũng tức cười, mới nói:

- Bạch Hòa thượng, tôi biết lão nhân gia là một bậc cao tăng. Xin nhân gia thâu nhận tôi làm đồ đệ, tôi xin nguyện theo Ngài để xuất gia!

Tế Điên lắc đầu lia lịa, nói:

- Không được, không được đâu, ngươi là tên đạo tặc làm sao có thể xuất gia theo ta được. Bọn xuất gia chúng ta phải kỷ luật là Tam qui Ngũ giới, Tam quy là: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ giới là không được làm năm việc: giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo và uống rượu. Ngươi là sao sửa đổi được mà làm những điều này?

- Tôi hiện nay trên không còn cha mẹ vấn vương, dưới không vợ con cản trở, muốn xuất gia để xong một đời oan nghiệt cho rồi! Thưa sư phó, những lời người vừa nói, tôi đều có thể làm được.

- Ngươi nói như vậy, ta cũng tạm nhận cho, vậy ngươi hãy đến Lâm An đợi ta nhé. Hiện nay ta còn chút việc chưa làm xong, chúng ta sẽ gặp lại ở Lâm An nhé!

- Thưa sư phó, người bảo chờ người ở Lâm An mà thành Lâm An quá rộng lớn, tôi biết chờ lão nhân gia ở đâu?

Tế Điên ngẫm nghĩ rồi nói:

- Tới Lâm An, chúng ta sẽ gặp nhau ở sàn để hạ nhé!

Trần Lượng nghe nói, nghĩ rằng: "Ở thành Lâm An chắc có nơi nào có cái tên ngồ ngộ đó", bèn xá Tế Điên, nói:

- Tôi xin đi trước, đến Lâm An đợi lão nhân gia.

- Ờ, ngươi cứ đi trước đi.

Trần Lượng cáo từ, cũng không ghé qua Tường Vân quán thăm Diệu Thông, cứ theo đường cái một mạch đi thẳng đến Lâm An. Trên đường đi cứ đói ăn, khát uống, ngày đi đêm nghỉ, chẳng mấy chốc đến Lâm An. Trần Lượng lần đầu mới đến kinh đô, thấy người qua lại như mắc cửi thật là nhộn nhịp, bèn tìm một quán trọ Ở đường Thiên Trúc ngoài cửa Tiền Đường ở đỡ. Ngày kế ra khỏi quán, một mình đi tản bộ về phía Tây Hồ, vào chơi Lãnh Tuyền đình. Đứng ở Lãnh Tuyền đình nhìn ra bốn phía, cảnh đẹp nên thơ, hồ rộng nhìn không thấy bờ, ngắm cảnh giây lát lại thả bộ đi về chùa Linh Ẩn. Đến trước cổng chùa, thấy có hai vị Tăng gác cổng đang ngồi bên trong, bèn bước tới hỏi:

- Thưa hai vị sư phó, Tế Công trưởng lão ở chùa này đã về chưa?

- Ôi, ông ấy đi lu bù, ít khi có ở chùa lắm! Có khi năm, bảy bữa, có khi đi ba, bốn tháng mới về, không chừng đổi gì hết!

Trần Lượng nghe nói thế, đành thả bộ trở về, kiếm người hỏi thăm điểm hẹn. Gặp một người hỏi:

- Làm ơn cho hỏi thăm, sàn để hạ Ở đâu?

Gặp ai cũng hỏi. Hỏi không biết bao nhiêu người mà chả ai biết chỗ đó là ở đâu cả! Buồn quá, Trần Lượng định tìm tửu lầu nào đó uống tí rượu giải sầu rồi về quán trọ hỏi quản lý xem sao. Nghĩ rồi, bèn quay trở về, đến đường Thiên Trúc thấy phía Bắc có một tửu lầu với chữ Thiên Hòa tửu lầu to tổ bố ở trước cổng, bên trong vọng ra tiếng dao bằm thịt lốt bốp gợi thêm. Trần Lượng vào quán đi thẳng lên lầu lựa một cái bàn kề bên cửa sổ nhìn xuống đường để dễ ngắm người qua lại nhộn nhịp. Trần Lượng mới vừa ngồi xuống ghế, phổ ky lật đật chạy lại lau bàn và hỏi:

- Khách quan dùng chi?

Trần Lượng kêu mấy dĩa thức ăn và mấy bầu rượu, tự rót rượu nhâm nhi một mình. Uống được mấy chén, Trần Lượng kêu phổ ky lại. Phổ ky hỏi:


- Đại gia cần món gì thêm?

- Thôi, không cần kêu thêm nữa, tôi chỉ nhờ anh một việc là chỉ giúp tôi một địa điểm của thành này thôi.

- Tưởng cái gì khó, chứ còn chỗ nơi thì dễ ợt, đại gia cứ nói đi, ở đây hang cùng ngõ hẻm gì tôi cũng biết hết.

- Ở thành Lâm An này có nơi nào tên là Sàn Để Hạ không? Anh biết chỉ giùm tôi!

- Không có địa danh đó đâu!

Trần Lượng cũng không buồn hỏi lại, trong lòng thầm nghĩ: "Tế Công lão nhân gia chẳng lẽ gạt tạ Không có địa danh đó ta biết đi hỏi ai bây giờ?". Đang lúc buồn bực vì hỏi không ra Sàn Để Hạ là ở đâu, bỗng nghe tiếng ồn ào từ dưới đường phố vọng lên. Trần Lượng vội nhìn qua cửa sổ thấy có một chiếc kiệu nhỏ đi qua với một số người tay cầm đao thương gậy gộc đi theo. Trong kiệu vang ra tiếng kêu khóc hình như đó là một vụ cướp người giữa ban ngày. Kiệu đi từ Tây sang Đông, giây lát sau lại có một người đàn ông đi ngược lại từ Đông sang Tây, khắp người máu me thương tích, cùng với nhóm người ồn ào khi nãy chạy đến dưới tửu lầu mạnh ai nấy cãi ô ô, a a loạn xạ. Trần Lượng nghe ồn ào mà không hiểu họ nói cái chi, mới hỏi phổ ky:

- Này phổ ky, dưới lầu này có một người bị thương mới đến, anh ta bị ai đánh? Mà sao bị đánh dữ vậy?

Quản lý nói:

- Thưa lão gia, lão nhân gia không phải là người ở địa phương này nên mới hỏi như vậy. Chứ sự thật đáng giận, đáng tức lắm! Lão nhân gia có thấy người bị đánh vừa rồi đó không? Anh ta họ Vương, anh em một họ với chưởng quỹ chúng tôi. Vì có tánh hay xía vô chuyện người, giữa đường gặp chuyện bất bình không tha nên anh ta mới bị đánh mang thương tích như thế.

- Chuyện là thế này, ở xế cổng nhà của mấy người đó có anh Hàn Văn Thành, sinh sống bằng nghề buôn bán vàng bạc, chỉ vì làm ăn lỗ lã nên đóng cửa đã lâu, còn thiếu viên ngoại Tô Bắc Sơn 200 lượng bạc. Hôm nay quản lý của Tô gia đi đòi bạc nợ, Hàn Văn Thành xin khất, đợi bán nhà xong sẽ trả đủ. Tô quản gia không chịu, bèn đem người tới bắt em gái Hàn Văn Thành là Kim Nương làm con tin. Cả Hàn Văn Thành cũng bị đánh cho một trận. Ông Vương tam gia ấy ưa xía vô chuyện thiên hạ mới kéo người tới choảng nhau với họ, bị đánh cho một trận tơi bời, mới kéo nhau về tìm chưởng quỹ chúng tôi nói cho hả tức! Viên ngoại Tô Bắc Sơn là một thân sĩ của thành Lâm An này, lại là một tài chủ hạng nhất, kết giao với quan lớn, ai mà dám đụng đến!

Trần Lượng nói:

- Ở đây sát bên Thiên tử mà còn làm việc bất kể vương pháp như thế, ở ngoài tỉnh xa, họ còn tác tệ biết chừng nào! Bọn côn đồ ác bá đó nhà nó ở đâu?

- Ở phía Bắc ngã bốn hẻm Thanh Trúc trong thành nội có cái nhà lớn, cổng cũng lớn. Ngoài ngõ có bốn cây long trảo hòe là nhà của ông ấy.

Trần Lượng ăn uống xong, trả tiền xuống lầu, lân la đến hẻm Thanh Trúc thám dọ đường đi nước bước, xem xét các nơi một lượt rồi vào một quán uống trà, vừa uống trà vừa nghĩ thầm: "Nơi đây là chốn đế đô mà sao lại có bọn côn đồ ác bá như thế? Hôm nay ta gặp chuyện này đâu có thể ngó lơ được. Tối nay ta sẽ vào giết quách hết cả nhà để cho mọi người thấy là bao giờ ông trời cũng có mắt". Nghĩ rồi, chờ khi đêm xuống, cơm nước xong, Trần Lượng tìm chỗ vắng thay y phục hạ hành, đem đồ ban ngày gói lại và cột chặt vào thắt lưng, đoạn trổ thuật phi hành leo tường vượt vách chạy qua mấy nóc nhà đến Tô gia để thám thính. Vào đến Tô gia thấy nhà toàn bằng gạch, phòng ốc lộng lẫy, trước hàng ba sau đại sảnh rất là tráng lệ. Ở gian nhà phía Tây, có ánh đèn lung linh dọi ra và tiếng người nói chuyện. Trần Lượng lẻn đến gần nghe trong nhà có tiếng gọi:

- Thu Hương đâu, đem trà lên cho ta!

Trần Lượng nép bên cửa sổ nhìn vào thì thấy bên trong là một cái phòng cuốn nhỏ. Trên tường phía Bắc treo hình hoa lê rất đẹp, trên bàn trang trí những đồ cổ, một cái giường lớn kế bên rèm bên trên đặt một cái tợ. Ngồi bên tợ là một phụ nữ trung niên độ ngoài 40 tuổi, ngũ quan thanh tú đang dùng trà, có hai a hoàn và hai bộc phụ đứng kế bên hầu trà. Kế nghe vị phu nhân nói:

- Viên ngoại sao giờ này chưa về, đi đâu hoài không biết! Nhà ta không có đàn ông bảo ta không lo sao được!

Lại thấy một vị xử nữ nói:

- Thưa thái thái, viên ngoại chúng ta không về thế nào cũng có tin về cho mà! Nhà trong này nếu không có lệnh gọi đàn ông không được vào. Thưa thái thái, để đỡ sốt ruột, chúng ta bày trò đố vui đi!

- Để ta nói một câu, bọn ngươi đoán thử xem nhé:

Cô Hoa hận nhất anh hàng dầu

Rước đưa liên tục suốt đêm thâu

Tới lui khách khứa tình lai láng

Nỡ đem ngọc thể ném ngàn dâu!

Hai bà vú già đoán mãi không ra, xử nữ Thu Hương, Thu Quế thấy thế kêu lên:

- Thôi, thái thái nói ra đi, để lâu bực chết đi được!

- Là cái bọng ép dầu.

Cả bọn Thu Hương đồng cười rộ. Lại nói:

- Xin lão nhân gia nói cái gì gần gần để chúng tôi dễ đoán!

- Thôi, ta không nói đâu! Nói ra rồi bọn bây đoán không ra lại quấy rầy ta nữa.

- Lần này bọn tôi không nói đâu. Thái thái cứ nói đi!

Phu nhân bèn nói:

Sông đen rắn bạc nằm chờ,

Một ngọn đèn sáng bên bờ lắc lư.

Nước sống rắn uống từ từ,

Sông đen khô cạn đứ đừ rắn tiêu.

Bọn Xử nữ đang cố sức đoán thử, bỗng nghe một tiếng bộp vang lên. Mọi người phụ nữ chạy ra xem: Một vạc lửa đỏ đang bốc ngọn. Thật là một chuyện kinh người! Ấy là:

Sự đời trước mắt in tuồng giả,

Lời nói qua tai chưa chắc chân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 9678)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 12558)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
19/03/2022(Xem: 4366)
Trong nhà một nhóm ngồi quanh Phẩm bình đức hạnh một anh ở ngoài Một người lên tiếng chê bai: “Anh này mọi việc trên đời đều hay
19/03/2022(Xem: 8659)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
13/03/2022(Xem: 24102)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
10/03/2022(Xem: 2927)
Cột điện trong làng xuất hiện dòng chữ lạ, vài ngày sau, bà lão mù đã thực sự đổi đời.Dòng chữ trên cột điện viết gì mà một bà lão nghèo và bị mù lòa trong làng lại đứng trước cơ may đổi đời như vậy? Một hôm, đang đi trên đường, 1 người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có 1 mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này. "Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này, nhưng vì mắt tôi không nhìn rõ cho nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì hãy cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi..."
12/02/2022(Xem: 11843)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
08/02/2022(Xem: 9740)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
07/02/2022(Xem: 22463)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
24/01/2022(Xem: 6606)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]