Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

100. Tế Công hỏa thiêu Mạnh Thanh Nguyên

18/10/201820:53(Xem: 6667)
100. Tế Công hỏa thiêu Mạnh Thanh Nguyên

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 100:

Tế Công hỏa thiêu Mạnh Thanh Nguyên

Tặc đạo nói khích Linh Viên Hóa



Vừa đến đầu thôn nghe tiếng kêu cứu, Tế Điên vội bước tới, thấy một lão đạo sĩ đang dùng định pháp trồng cứng bọn Tiểu huyền đàn lại. Đêm ấy sau khi Tế Điên từ Mã Gia Hồ ra đi rồi, bọn Tiểu huyền đàn Châu Thoại, Xích diện hổ La Tiêu đái lãnh 20 tráng binh ra mắt Mã Tuấn. Mã Tuấn nói:

- Hai vị Ban đầu này, Tế Công có dặn lại, hai vị Ở đây chờ trời sáng rồi áp giải ba tên giặc về nha môn, nhưng trước hãy mời quan huyện đến khám nghiệm tử thi trước đã. Người dặn hai vị phải đợi lão gia trở về rối hãy cùng đi một lượt.

Châu Thoại và La Tiêu gật đầu đồng ý, đợi đến trời sáng rõ, có hai người ở nha môn huyện Thường Sơn cưỡi ngựa đến nhà Mã Tuấn dò xem tin tức. Nguyên là quan huyện không an lòng, suốt đêm chẳng thấy bọn Châu Thoại trở về, lại không biết hao hớt bao nhiêu nhân mạng? Sự việc này xảy ra ở địa bàn huyện Thường Sơn, nên quan huyện mới phái quản gia đến nhà Mã Tuấn dò xem tin tức. Sau khi nghe Châu Thoại thuật lại tình hình giết giặc đêm hôm, quản gia nói:

- Châu đầu nè, mấy vị nên mau trở về đi! Lão gia rất sốt ruột mới phái tôi đi dò xem đấy. Mấy vị về tới, lão gia mới an tâm.

- Cũng được, Châu Thoại nói, để tôi giải mấy tên giặc này về trước.

Mã Tuấn nói:

- Này Châu đầu, mời lão gia đến sớm để khám nghiệm tử thi nhé!

- Vâng.

Lập tức mướn một cỗ xe, trói ba tên giặc bỏ lên xe, các vị Ban đầu nha dịch áp giải họ ra khỏi nhà Mã Tuấn. Vừa đén đầu thôn Mã Gia Hồ thì thấy có lão đạo sĩ đằng kia đi lại. Vị đạo sĩ này bỏ tóc xõa, mình mặc đạo bào bằng đoạn lam, đi vớ trắng vân hài, trong tay cầm bảo kiếm, bộ râu quai nói quanh hàm lộ rõ bộ mặt đanh ác. Lão đạo miệng niệm: "Vô lượng thọ Phật" rồi níu xe lại hỏi: 

- Các người làm gì thế này?

Châu Thoại đáp:

- Chúng tôi là quan nhân ở huyện Thường Sơn đi bắt giặc phạm giải về huyện nha.

- Để ta xem thử mấy tên bị bắt là ai.

- Lão đạo này, ông xem làm chi vậy? Mà ông là ai?

- Sơn nhân đây họ Mạnh tên là Thanh Nguyên.

Vị đạo sĩ này chính là sư đệ của Hoa Thanh Phong. Ông ta đang tu ở Tam Thanh quán trên núi Nhị Lang. Nhân vì trước đây có hai đạo đồng ở Lăng Vân quán núi Cổ Thiên chạy trốn sang núi Nhị Lang đem chuyện sư phụ chúng bị Tế Điên dùng lửa đốt đuổi chạy, không biết sống chết ra sao. Mạnh Thanh Nguyên nghe kể, tức giận nói;

- Được rồi, bao giờ gặp Tế Điên Hòa thượng, ta sẽ dùng Châu thiên liệt hỏa kiếm thiêu sống nó để báo cừu cho sư huynh ta mới được.

Hôm nay ông ta đang đốn cây trên núi, có mấy người thợ rừng là cư dân ở Mã Gia Hồ lên núi Nhị Lang đốn củi. Trong lúc rảnh họ kháo chuyện:

- Lão đạo ơi, hồi tối hôm qua, ở Mã Gia Hồ chúng tôi nhiệt náo ghệ Bọn giặc đến nhà bạch kiểm chuyên chư Mã Tuấn, Mã đại quan nhân, chúng cầm khí giới lùng sục rất là nguy hiểm. Nghe nói may nhờ Tế Công Hòa thượng giết một số, họ mới tháo lui.

Họ nói thì vô tâm, nhưng lão đại sĩ nghe lại có ý. Mạnh Thanh Nguyên nghĩ thầm: "Ta phải đi tìm hắn báo thù cho sư huynh của ta mới được". Nghĩ rồi, lão đạo xõa tóc, cắp kiếm xuống núi. Khi đến đầu thôn Mã Gia Hồ thì gặp bọn Châu Thoại áp giải bọn giặc về. Lão đạo sĩ nói:

- Cho ta xem thử một chút.

Ba tên giặc này đều có quen biết với lão đạo sĩ cả. Đào hoa lãng tử Hàn Tú kêu:

- Mạnh đạo gia ơi, cứu tôi với!

Dương Chí và Trương Thất cũng kêu:

- Mạnh đạo gia ơi, cứu tôi với!

Mạnh Thanh Nguyên nghe nói, liền đáp:

- Tụi bây chờ ta để được việc gì? Ta có phải tới đây để cứu tụi bây đâu?

Vốn có xích mích với Dương Chí, Mạnh Thanh Nguyên nhìn Dương Chí hỏi:

- Dương Chí mi cũng có ngày hôm nay à?

Dương Chí nghe nói nổi giận đáp:

- Này lão đạo, ông ít phách lối một chút có được không? Đại lão gia đây đâu có sợ chết! Ta bị vương pháp cao lắm 20 năm là cùng, ta chịu 20 năm cực khổ một chút có sao đâu! Thôi ông đừng nói nữa và cút đi cho rảnh. Nếu không đi, ở đó nghe chửi đừng trách.

Lão đạo sĩ nghe nói, tức giận tràn hông, rút kiếm chém chết Dương chí. Châu Thoại thấy vậy la lên:

- A, ông đạo sĩ này gan thiệt! Hắn là trọng phạm của cả bọn cầm dao náo loạn đấy, ông dám giết hắn à? Tráng đinh đâu, trói ông ấy lại cho ta.

Cả bọn áp tới bao vây vị đạo sĩ, lão đạo sĩ lật đật lấy tay chỉ một cái, nói:

- Đứa nào muốn chết lại đây!

Dùng phép định thân trồng cứng mọi người lại. Lúc đó Châu Thoại quýnh quá, mong Tế Công đến, nên vọt miệng kêu;

- Tế Công ơi, mau đến đây.

- Có ta đến đây!

Tế Điên đáp rồi lấy tay chỉ một cái xả phép định thân đi, kêu Châu Thoại trói Bành Chấn và Từ Hằng lại bỏ lên xe chở về nha môn luôn thể. Đoạn lấy 8 lượng bạc trả cho mấy người khiêng thuê xong, Tế Điên bước tới hỏi:

- Mạnh lão đạo. Ông có biết ta không nào? 

- Ông là ai? Lão đạo hỏi.

- Ta là Tế Điên ở chùa Linh Ẩn đây.

- Ta tưởng Tế Điên là người có ba đầu sáu tay ghê gớm lắm, té ra là thằng thầy chùa ăn mày. Bữa nay gặp sơn nhân thì đừng hòng sống nghe con!

- Ông không phục thì chúng ta kéo nhau ra chỗ vắng vẻ nói chuyện, tiện hơn.

- Được.

Lập tức cùng Tế Điên đi ra phía đầu núi. Tới nơi, Tế Điên mắng:

- Tên lão đạo lộn sòng kia, bây giờ mi định làm gì ta chớ?

- Hay cho Tế Điên, mi dám đốt chết sư điệt ta là Trương Diệu Hưng! Vì mi mà sư điệt ta Khương Thiên Thoại phải chết; sư huynh ta bị đốt cháy, không biết sống chết ra sao. Mấy lúc nay ta kiếm mi báo thù mà không gặp. Hôm nay gặp ta, nếu mi nhận tội bị thua, quỳ xuống dập đầu kêu ta là "Tổ sư gia" ba tiếng, ta sẽ tha chết chọ Bằng không thì chết không toàn thây đừng trách ta độc ác.

Tế Điên cười ha hả nói:

- Lão đạo lộn sòng kia ơi, ông không biết thủ phận giữ phép công, vô cớ đi tìm tạ Giả sử ông quỳ xuống đất dập đầu gọi ta ba lần "Tổ tông gia" ta cũng không tha chết cho nữa là!

Lão đạo nghe nói, tức giân cành hông, rút xoẹt bảo kiếm nhắm ngay đầu Tế Điên chém xuống. Tế Điên ngoắt người ra sau lão đạo véo một cái. Lão đạo quay người lại bị Tế Điên xô một cái. Tế Điên cứ chạy xà quần quanh lão đạo, lúc xô, lúc kéo, lúc quào, lúc thọt lét. Lão đạo giận quá không làm gì được bèn nhảy qua một bên, miệng niệm lâm râm, tức thì tam muội chân hỏa bừng bừng cháy dậy, chốc lát cỏ cây cả triền núi đều bén cháy. Cả đám lửa lớn ập đến đốt Tế Điên. Tế Điên không chậm trễ, miệng niệm lục tự chân ngôn: "Án ma ni bát mê hồng, Án sắc lịnh hích!", lấy tay chỉ một cái, tức thì đám lửa ấy quay ngược lại về phía lão đạo sĩ. Trong chớp mắt bộ râu quai nón cháy cong queo, tóc trên đầu cũng cháy nốt, y phục trên mình cũng bén lửa. Lão đạo sĩ lật đật vận chẩn cước phong chạy trốn. Giây lát, quần áo trên mình đạo sĩ bị lửa cháy hết không còn một mảnh. Thân thể lõa lồ, đạo sĩ thấy trước mặt có một hang động định chạy vào trốn đỡ. Nào ngờ vừa đến cửa động thấy bên trong cũng có một đạo sĩ lõa lồ giống như mình, xem kỹ là Hoa Thanh Phong. Mạnh Thanh Nguyên thấy vậy, hỏi:

- Sư huynh, làm sao mà ra nông nỗi này?

- Ta bị Tế Điên Hòa thượng đốt đấy! Còn sư đệ Ở đâu lại đây? Tại sao cũng hoàn cảnh như ta vậy?

- Tôi cũng bị Tế Điên đốt đây.

Hoa Thanh Phong nghiến răng nói:

- Hay cho Tế Điên Hòa thượng, ta thề chẳng đội trời chung với mi.

Mạnh Thanh Nguyên nói:

- Chúng ta không phải là đối thủ của ông ta, trong Tam Thanh giáo chúng ta ai là người giỏi hơn ta nhỉ?

- Vị đứng đầu là Tử hà chân nhân Lý Hàm Lăng ở vân Hà quán núi Vạn Tòng. Vị thứ hai là Đông Phương Thái Duyệt tiên ông Côn Lôn Tử ở Thượng Thanh cung núi Thiên Thai. Vị thứ ba là Khảm ly chân nhân Lỗ Tu Chơn ở núi Bát Quái. Vị thứ tư là Mai hoa chân nhân Linh Viên Hóa ở Mai Hoa Lãnh trên núi Mai Hoa.

- Chúng ta hãy đi tìm Mai Hoa chân nhân yêu cầu lão nhân gia báo thù cho chúng ta.

- Chúng ta trần trụi như thế này thì làm sao đi được.

Mới nói tới đó thì thấy từ xa có một lão đạo sĩ gánh hai bao đồ đi lại. Vị này đầu đội mũ đạo sĩ vải xanh, mặc áo đạo bào bằng vải lam, vớ trắng vân hài, mặt như trăng thu, ba chòm râu quăn dưới cằm đen nhánh. Hoa Thanh Phong nhìn kỹ, người này không phải ai xa lạ mà là Thượng Thanh Vân tam sư dệ của mình. Lão đạo sĩ này không giống với hai vị sư huynh, lúc nào cũng lo việc tu hành, đi khắp nơi phỏng đạo học tiên. Hoa Thanh Phong lật đật kêu:

- Sư đệ mau lại đây!

Thượng Thanh Phong đến gần, thấy vậy hỏi:

- Hai vị sư huynh, tại sao lại ra nông nỗi này?

Hoa Thanh Phong đáp:

- Hai ta bị Tế Điên Hòa thượng đốt đấy. Bao giờ hắn là kẻ thù của hai ta.

- Tế Điên Hòa thượng à, ông ta là một người tốt lúc nào cũng cứu độ chúng sanh, chắc là hai anh có điều gì không phải với Hòa thượng phải không.

Hoa Thanh Phong nghe mây lời ấy, nổi giận nói:

- Ông là sư đệ của ta, không nói giúp ta báo thù thì thôi, sao lại còn nói ta là không tốt nữa? Phen này ta quyết đi tìm Tế Điên sống mái một trận để báo thù rửa hận mới nghe!

- Thôi, nhị vị sư huynh có tìm Tế Điên hay không là việc của hai vị, tôi không cần biết tới. Tôi chỉ để lại hai bộ y phục là được rồi. 

Nói rồi mở bao để lại hai bộ y phục, rồi cáo từ lập tức. Thượng Thanh Phong quảy gánh lên vai vừa đi vừa hát:

Bụi hồng sóng bạc lao xao

Nhu hòa nhẫn nhục thuốc nào hay hơn

Nhập giang tùy khúc qua cơn

Suốt đời an phận tủi hờn mặc ai

Chớ nên cậy giỏi khoe tài

Cũng đừng bới móc công khai lỗi người.

Giữ mình đối xử vui tươi

Cố tròn bổn phận người người mến ưa.

Kìa xem cung cứng dây mau đứt

Chưa thấy cương đao đã lãnh thương!

Tốt xấu sanh ra do cửa miệng,

Họa tai phát tự chẳng kiêng hờn

Thị phi bất tất tranh hơn

Kém ưu đã rõ nguồn cơn chớ bàn

Chịu thua đôi chút hại chi,

Mấy phân nhường nhịn bớt đi não phiền

Ngày xuân dương liễu thêm xuê

Gió thu phơ phất cúc huê úa tàn

Vinh hoa nào khác canh ba mộng

Phú quý cũng tày tháng chín sương

Tằm ham ăn rồi sớm tiêu đời

Dưỡng thân hay nhất Bình vị tán

An thần đặc trị Thái hòa thang.

Đừng mong giành giật chớ tranh hơn

Trăm năm sự việc khác chi hý trường

Ly hợp bi hoan tuần tự diễn

Tốt xấu nịnh trung lớp lớp phô

Đến khi đèn tắt màn buông

Về đâu phía trước khói sương mịt mờ.

Trong lời ca của Thượng Thanh Vân hàm ý khuyên giải hai vị sư huynh của mình, nhưng nào ngờ hai vị ấy thói ác không chừa, si mê không tỉnh ngộ. Sau khi Thượng Thanh Vân đi rồi, hai người chộp lấy quần áo mặc vào, vận chẩn cước phong chạy ngay đến Mai Hoa Lãnh ở núi Mai Hoa, tìm Mai Hoa chân nhân Linh Viên Hóa, cầu xin báo thù rửa hận giúp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 3035)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2734)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5229)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9993)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3998)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2653)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2625)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2782)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7265)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]