Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

79. Huyện Long Du Ngày Phá Luôn Ba Án

17/10/201821:20(Xem: 6842)
79. Huyện Long Du Ngày Phá Luôn Ba Án

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 79:
Huyện Long Du Ngày Phá Luôn Ba Án
Nhị Long Cư Đùa Cợt Kẻ Hung Tàn

Theo lệnh truyền, Tế Điên và hai vị Ban đầu bị áp giải vào đại đường. Vào đến đại đường, Tế Điên đứng thẳng ngước nhìn lên: Quan huyện này ngũ quan đoan chánh, nghi biểu khác thường. Ngồi trên nhìn xuống, quan huyện thấy trước mặt mình một ông tăng liền hỏi:

- Vị tăng nhân kia, thấy bản huyện sao không chịu quỳ?

- Lão gia làm quan, quan chức có cái sang của quan chức, thì tăng gia cũng có cái tôn quý của tăng gia. Ta không phạm luật vua phép nước, ở đây không có Phật Tổ, bảo ta quỳ là sao?

- Tăng nhân tên hiệu là chi, xuất gia ở chùa nào?

- Lão gia đã hỏi, ta xin nói: Ta là Tế Điên Hòa thượng ở chùa Linh Ẩn. Lão gia biết tiếng tăm của Tế Công to lớn đến đường nào chưa?

Quan huyện nghe nói liền nghĩ thầm: "Tế Công là thế tăng của Tần Thừa tướng, làm sao mà hình dạng gớm ghiếc như vậy được". Trong lòng chần chừ không tin, bèn hỏi:

- Ông là Tế Điên, vậy thì việc ông Hòa thượng bị giết rơi đầu ở Dương Gia điếm chắc ông biết rõ!

- Ta nào có biết chi.

- Ông đã là Tế Điên ở chùa linh Ẩn, vậy ông tới đây để làm gì?

- Ta vâng lệnh dụ của Thừa Tướng, mang hai vị Ban đầu của thành Lâm An đi biện án, bắt tên giặc Hoa Vân Long trộm phụng quan va vòng ngọc ở Lâm An.

Quan huyện truyền dẫn hai vị Ban đầu vào. Giây lát, hai vị Ban đầu được đưa tới công đường. Sài Nguyên Lộc nói:

- Kính bẩm lão gia, hạ dịch là Sài Nguyên Lộc xin thỉnh an lão gia.

Đỗ Chấn Anh cũng bước tới thi lễ. Quan huyện hỏi:

- Hai người là Ban đầu ở Lâm An phải không?

- Thưa vâng, bọn hạ dịch là bộ khoái nha môn của Thái thú Lâm An.

- Các ngươi ra đi biện án mà có đem Hải bộ công văn theo không? Hãy đưa cho ta xem!

Tế Điên nói hớt:

- Lão gia hỏi đến công văn à! Nó vừa mất trong điếm hồi hôm nay!

Quan huyện nghe trả lời, giận đùng đùng, nói:

- Làm gì có chuyện khéo như vậy được! khi ta hỏi, cứ chối dây đẩy, bây giờ lại nói hớt. Bây đâu, đè ông Hòa thượng này đánh 40 hèo cho ta! Đánh xong lại hỏi tiếp!

Tạo ban hai bên dạ ran, ráp lại đè Tế Điên xuống trước công đường. Tế Điên la lên:

- Ta sắp bị đánh đây! Ta sắp bị đánh đây!

Tạo ban nói:

- Hòa thượng ơi! Ông có la cũng vô ích thôi! Mau nằm xuống đi để tụi tôi khỏi phải ra sức.

Đang lúc chộn rộn như vậy thì bên ngoài nghe có tiếng nói lớn:

- Bẩm lão gia, đừng đánh, cho tôi xin, cho tôi xin! Muôn ngàn lần chớ đánh vị Hòa thượng này. Hạ dịch Y Sĩ Hùng nhận ra ông chíng là Tế Công Linh Ẩn đấy.

Quan huyện hỏi:

- Y Sĩ Hùng, làm sao ngươi biết được ông ấy là Tế Công?

- Từ trước lúc cứu Từ Trị Bình Từ đại lão gia, tôi đi trộm Ngũ lôi bát quái thiên ssu phù ở Các Thiên lâu, có gặp Tế Công một lần nên nhớ. Lão gia không đánh Tế Công được đâu!

Y Sĩ Hùng làm quan nhân ở huyện này cũng có nguyên ủy của nó. Nguyên sau khi trộm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù ở Các Thiên lâu của Tần tướng phủ và cứu Từ Trị Bình xong, sau đó Từ Trị Bình liên tiếp thi đỗ mấy khoa, được bổ làm tri huyện. Y Sĩ Hùng tìm đến xin làm sai dịch cho họ Từ. Từ trị Bình nói:

- Chú là ân nhân cứu mạng ta, bây giờ lại đi làm sai dịch cho ta, nói chuyện với ta mà ta ngồi chú đứng, lòng ta áy náy không yên. Còn nếu để chú ngồi thưa chuyện thì không ra quy củ gì hết. Để ta tiến cử chú làm sai dịch cho một địa phương khác.

Từ Trị Bình mới tiến cử y cho Ngô đại lão gia là huyện lịnh huyện Lonh Du, vốn là bạn đồng song của mình. Ngô lão gia cũng biết cách dùng người bèn cắt y làm tổng ban đứng đầu 8 ban trong huyện. Hôm nay Y Sĩ Hùng đang ngồi ngoài Ban phòng, nghe nói sắp đánh Tế Điên Hòa thượng, mới nghĩ bụng: "Không chừng là Tế Điên Hòa thượng mình quen hồi trước, để mình vào xem thử". Bước vào cổng đường, Y Sĩ Hùng thấy đúng là Tế Điên, lật đật chạy đến bẩm báo cho quan huyện biết. Quan huyện nghe bẩm, lập tức bước đến trước Tế Điên nói:

- Bạch Thánh tăng! Ngàn muôn lần xin người thứ lỗi cho, đệ tử nhất thời mờ tối, xin mời Thánh tăng bước lên này ngồi.

- Lão gia nói chi những lời ấy, không biết không có lỗi gì đâu mà!

Quan huyện lật đật xá dài, nói:

- Đệ tử từ lâu nghe đại danh của Thánh tăng biết rành quá khứ vị lai, thi triển Phật pháp vô biên! Hiện ở huyện Long Du này xảy ra ba vụ án mạng cùng một lúc mà không tìm thấy hung thủ cũng không người đối chứng. Cầu xin Thánh tăng đoán biết chỉ dạy cho!

- Không cần tính toán làm gì, lão gia bảo đem văn phòng tứ bảo ra, Hòa thượng ta viết lên đó là xong ngay!

Quan huyện bèn sai người mang giấy viết và bút mực đến. Tế Điên xoay lưng lại với mọi người, lấy tay áo che lại, viết lia lịa một hồi lâu rồi dán lại cẩn thận, nói;

- Lão gia mang theo thư này, chừng đến Dương Gia điếm ngoài cửa đông khám nghiệm tử thi, khi nào kiệu dừng lại hãy mở thư ra xem. Ba vụ án mạng đã được nói rõ trong đó. Cần nhất là đừng mở ra trước, nếu mở ra trước thì không có linh nghiệm đâu nhé!

Quan huyện gật đầu, tiếp nhận phong thư, trên có vẽ một bầu rượu và bảy cái chung, đó là biểu hiệu của Tế Điên. Sau khi quan huyện cất phong thư xong, Tế Điên bèn nói:

- Lão gia nên sai hai vị Ban đầu là Dương Quốc Đống và Y Sĩ Hùng theo ta đi biện án, còn hai vị ban đầu của ta tạm thời ở lại nha môn nghỉ ngơi nhé!

Tri huyện bằng lòng, bèn sai Dương Quốc Đống và Y Sĩ Hùng cùng theo Tế Điên đi biện án.

Ra khỏi nha môn, Y Sĩ Hùng hỏi:

- Bạch Thánh tăng, từ trước đến nay Ngài vẫn mạnh?

- Ừ, không có bệnh chi.

Y Sĩ Hùng nói với Dương Quốc Đống:

- Dương đại ca, nghe nói tẩu tẩu đang bị bệnh phải không?

- Vâng.

- Đại ca nên dập đầu xin với Tế Công trị bệnh chọ Lão nhân gia nổi tiếng là bậc "diệu dược tiên đơn, trị đâu hết đó", bất luận bệnh chi, gặp Ngài là lành mạnh hết.

Dương Quốc Đống nghe nói thế, bước tới Tế Điên thi lễ:

- Xin Thánh tăng từ bi, từ bi, thí cho tiên đơn dược liệu.

- Đừng vội gấp, thuốc đã có sẵn đây. Bây giờ chúng ta đi biện án trước đã.

Y Sĩ Hùng nói:

- Sư phụ, mình di biện án ở đâu?

- Lên Ngũ Lý Bia.

Hai người thấy Tế Điên đi tới ba bước, đi lui hai bước, Y Sĩ Hùng nói:

- Bạch Thánh tăng, đi kiểu này bao giờ mới tới nơi được? Phải đi mau một chút chứ!

- Ta muốn đi mau mà hai ông không biết có đi theo kịp không?

Dương Quốc Đống nói:

- Đi kịp mà!

Tế Điên rảo bước đi nhanh, nhanh dường như sao xẹt. Hai người ở sau cố sức đuổi theo. Chớp mắt không thấy hình bóng Hòa thượng đâu cả. Hai người đinh ninh: "Cứ đuổi theo nhanh, thế nào cũng gặp được ở Ngũ Lý Bia". Hai người cứ cắm đầu chạy miết tới trước, nào dè Tế Điên núp lại trong ngõ hẻm, đợi hai người chạy qua mới đủng đỉnh bước đi về phía trước. Không xa về phía trước, ở phía Tây đường có một tòa tửu quán, chưởng quỹ họ Tôn đang cần bút tính tiền. Đến hết trang kết toán nói bao nhiêu là bao nhiêu, viết thêm vào đó hai số nhà hàng cũng không kiểm tra lại. Lúc đó chưởng quỹ đang lật qua trang, cần viết sửa soạn viết thêm thì Tế Điên ở ngoài bước ào vào, hỏi chưởng quỹ:

- Ố dào, ông có phải là chưởng quỹ họ Tôn không?

- Tôi họ Tôn đây, có việc gì thế?

- Ông có phải là anh em bạn thân thiết với Dương Quốc Đống, Tổng tam đầu của huyện Long Du phải không?

- Phải!

- Vợ Dương Quốc Đống chết rồi, ông có biết chưa?

Nghe nói như vậy, chưởng quỹ kinh ngạc, "a" lên một tiếng, cây viết cầm trên tay rơi tuốt xuống, vẽ trên trang giấy một đường tròn đen sì. Coi lại mấy con số bị bôi đen hết. Chưởng quỹ hỏi:

- Sao Hòa thượng lại biết được chuyện ấy?

- Sáng nay, Dương đấu đến chùa ta mời thầy tụng đám. Ông ta nói mời 10 hòa thượng tụng đám, 7 hòa thượng ngồi đàn chẩn tế, khi gần xong thêm một đàn "Tứ lang thám mẫu", vẽ mặt mang râu cho vui.

Chưởng quỹ nghe trả lời như vậy cũng nói:

- Trong chùa Hòa thượng làm đám vui thiệt!

- Ừ vui chứ, Dương đầu nhờ ta thuận đường ghé cho chú biết nên ta mới ghé cho chú hay đây.

- Phiền đại sư phó quá! Xin mời, xin mời vào trong này uống trà! Uống chung rượu giải khát!

- Được, ta cũng muốn uống tí rượu đây.

Chưởng quỹ lại nói phổ ky đem cho Tế Điên hai bầu rượu và nói với phổ ky:

- Ta cùng với Dương đầu là chỗ thân tình, không thể nào không đi được! Lát nữa mi lại tiệm bánh bao đặt cho ta một mâm, ghi sổ rồi tính tiền sau. Ngày thường Dương đầu đối xử với chúng ta rất tốt, chúng ta nên đi một lễ vật chung, đến tiệm vải xé cho một đoạn 8 thước kêu thợ cắt cho 4 chữ "Giá phản Dao trì" (Cỡi hạc quy tiên) mới phải.

Mọi người đều tán đồng. Tế Điên uống rượu xong mới nói:

- Ta đi nhé!

Mọi người đều đồng thanh:

- Nhọc Hòa thượng quá!

Thế là Tế Điên báo tang bậy bạ để uống hết hai bầu rượu. Ra khỏi quán, Tế Điên đi chầm chậm về phía trước.

Đến ngã tư đường, nhìn về hướng Nam có một quán rượu tên là Đức Long Cự Bên trong dao thớt râm ran. Tiếng gọi thức ăn vang dội. Phòng ăn chật ních người. Đối diện bên kia đường có một tiệm cơm tên là Nhị Long Cư, thực khách vắng hoe, chưởng quỹ ngồi chống tay ngáp vặt, phổ ky ngồi buồn hiu, trên bếp cây bún nằm nguyên vẹn lạc lõng. Tế Điên mạnh dạn bước vào Nhị Long Cư, hỏi:

- Sao tiệm chú vắng hoe vậy?

- Thôi, đại sư phụ đừng hỏi nữa! Hồi lão chưởng quỹ còn sinh tiền, tiệm Nhị Long Cư bán buôn phát đạt nhất huyện Long Du này, ai mà chẳng biết.. Bây giờ lão chưởng quỹ quy tiên, thiếu chưởng quỹ lên thay không được vậy. Thật là bán buôn theo duyên của mỗi người! Từ ngày ông ấy nắm quyền, việc buôn bán ngày càng sút giảm. Mới đây phổ ky tiệm này bỏ đi hết. Bên kia đường mới mở tiệm Đức Long Cư, tuy nói: "Thuyền nhiều nào ngại sông", mà tiệm người ta mỗi ngày mỗi phát đạt, còn tiệm chúng tôi mỗi ngày mỗi vắng thêm. Hôm qua bán được 800 tiền, cả quán ăn tiêu hết. Hôm nay giờ này vẫn chưa ai mở hàng cả. Tôi là con em của quán này. Tôi định bán tranh với quán kia để giành khách. Họ bán hai món 120, tôi bán hai món 100 thôi, nhưng vốn mình không có!

Tế Điên cười hà hà nói:

- Chú có muốn bán đắt không?

- Bán đắt ai lại không muốn!

- Nếu chú muốn, ta sẽ giúp cho!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2928)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2643)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5123)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9600)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3913)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2566)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2550)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2724)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7182)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]