Nhất Tâm cầu nguyện tánh Linh Phật Tử Pháp Danh: Hạnh An,
Tục Danh: Nguyễn Hướng Dương- xả báo an tường lúc 18giờ- ngày 25-04-2018- trụ thế dương Trần 47 mùa Xuân.
Tk: Thích Minh Thế
Hỷ Tâm Hải Triều
Hà Nội- ngày 26-04-2018
Thành tâm cung tiễn giọng nói đêm khuya, vang vọng trong từng trang sách, đến đi cống hiến cho đời ngàn sau còn nhớ mãi, một người tên loài hoa Hướng Dương.
HƯỚNG DƯƠNG
NGỜI SÁNG THIÊN THU
(Vần thơ đưa tiễn Phật tử Nguyễn Hướng Dương về cảnh giới an lành)
Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Chợt nghe tin tức thật bi thương
Một người giã biệt, đi theo Tổ
Thôi, đã thôi rồi, Nguyễn Hướng Dương!
Tôi nhớ khi xưa, em đến đây
Trong một Khóa Tu để giải bày
Kinh nghiệm trải qua bao sóng gió
Gương sáng đời em, mấy ai tày?
Lứa tuổi hai lăm (25) đẹp tuyệt vời
Hoàn thành Đại Học, bước vào đời
Việc làm ổn định, tình yêu đẹp
Em vướng nạn tai, thật hỡi ôi !
Tai nạn giao thông quá trái ngang,
Nằm trong bệnh viện em ngỡ ngàng
Thôi còn chi nữa đời con gái?
Chân giả từ nay phải đeo mang.
Em đành đoạn tuyệt với tình yêu
Tình cảm hai bên vẫn còn nhiều
Không nỡ để ai thêm nặng gánh
Cảnh tình cay đắng biết bao nhiêu?
Cô đơn hụt hẫng đến chơi vơi
Tâm trí của em thật rối bời
Phế nhân sống tiếp thêm đau khổ
Em tính quyên sinh, kết liễu đời.
Người Cha an ủi với khuyên can :
Kiếp sống oái ăm, con chẳng màng
Cha mẹ thương con, không đành đoạn
Muốn con vẫn sống ở trần gian.
Số phận trở trêu đến thế ni?
Khóc lóc thở than giúp được gì?
Thôi đành chấp nhận, ta đứng dậy
Sống tiếp với đời, vững bước đi.
Rồi em tiếp xúc với người mù
Họ mù đâu thể để họ ngu?
Làm sao kiến thức truyền trao được
Để họ vượt lên, thoát âm u?
Thư viện “Sách Nói” được hình thành
Cho người khiếm thị tiếp thu nhanh
Cho họ hành trang và phương tiện
Để họ an vui với học hành.
Người mù cần học để tiến thân
Hơn trăm rưỡi em học Cử Nhân
Bốn em Cao Học nay sắp mãn
Nhờ có Hướng Dương bạn đồng hành.
Ngàn sách thu âm được lưu hành
Mười sáu triệu người truy cập trang (sachnoionline.com)
TTO - Chị Nguyễn Hướng Dương - Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù, đột ngột qua đời lúc 18h ngày 25-4-2018, hưởng dương 47 tuổi.
Chị Nguyễn Hướng Dương - Ảnh: T.T.D.
Không ai trong số những người nghe tin đó là sự thật. Vì Hướng Dương luôn cười sảng khoái, kể cả trong phòng thu.
Cuốn sách chị đang đọc vẫn còn dang dở; Thư viện sách nói của chị mới khánh thành trụ sở chưa đầy năm. Vì các kế hoạch kỷ niệm 20 năm thành lập thư viện đang đi vào bước khởi động.
Nhưng sự thật lại vẫn cứ nghiệt ngã như thế. Hướng Dương đã về với mặt trời.
Nhắc đến Hướng Dương không thể không nhắc đến quá trình "đứng dậy và bước đi" của chị, dòng âm thanh biến thành ánh sáng của chị, 20 năm xây dựng Thư viện sách nói dành cho người mù bằng mồ hôi - nước mắt - máu thịt của chị, các học bổng Hướng Dương, học bổng Ánh Sen mà chị sáng lập...
Ngày cuối cùng của chị, chị vẫn sẽ ở lại với Thư viện sách nói máu thịt của mình.
Chị Nguyễn Hướng Dương hát cùng các bạn trẻ khiếm thị tại một sự kiện - Ảnh: T.T.D.
Chị Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971. Năm 25 tuổi, khi đang là một hướng dẫn viên du lịch, một tai nạn giao thông đã cướp mất của chị đôi chân.
Vượt qua cái chết, vượt qua mặc cảm khuyết tật, Hướng Dương đã lại đứng dậy trên đôi chân giả và bước đi đến với các em học sinh mù.
Sau đó chị đến với người mù và sáng lập Thư viện sách nói đầu tiên ở Việt Nam. Tâm nguyện của chị là dành toàn bộ cuộc đời của mình phục vụ người mù.
Thư viện sách nói cũng là chương trình Vì ngày mai phát triển thứ 101 của báo Tuổi Trẻ.
Giám đốc thư viện sách nói Hướng Dương qua đời
Chị Nguyễn Hướng Dương (47 tuổi) đột ngột mất vào chiều 25/4 tại TP HCM.
Lễ viếng chị Nguyễn Hướng Dương sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tại trụ sở Thư viện sách nói dành cho người mù (quận 1, TP HCM). Lễ truy điệu và động quan diễn ra vào 7h ngày 28/4. Lễ hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Đa Phước, Bình Chánh. Gia đình bày tỏ nguyện vọng người viếng không phúng điếu.
Chị Nguyễn Hướng Dương bên một em nhỏ khuyết tật.
Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty sách First News - chia sẻ chị Hướng Dương là tấm gương sáng về nghị lực sống mạnh mẽ. Dù tật nguyền, chịu đụng nhiều đau đớn về thể chất và có lúc bị trầm cảm, chị đã vực dậy bản thân, luôn giữ tinh thần lạc quan, không nghĩ đến mình mà tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì lợi ích người khiếm thị.
* Chị Hướng Dương đọc sách "Hành trình về phương Đông"
Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971 tại TP HCM, là con một trong gia đình. Chị từng làm hướng dẫn viên du lịch. Năm 25 tuổi, chị bị mất đôi chân vì tai nạn giao thông. Từ đó, chị quyết định dành tâm sức bù đắp cho người khuyết tật. Năm 2009, chị ra mắt thư viện sách nói trực tuyến vì người khiếm thị - thư viện hiếm hoi ở Việt Nam được thiết kế riêng cho nhóm bạn đọc này.
Chị Hướng Dương (trái) tại buổi giao lưu với nhà văn Nga Mikhail Samarsky (phải) năm 2014. Thư viện của chị hợp tác với quỹ Những Trái Tim Đang Sống của Nga do Samarsky đại diện.
Thời kỳ đầu thành lập thư viện, chị đối mặt nhiều khó khăn như mặt bằng để quản lý thư viện. Nơi làm việc của nhóm quá chật, không đủ chỗ lưu trữ sách và bảo quản băng đĩa đúng quy chuẩn, do đó khá nhiều băng, đĩa CD hư hỏng theo thời gian. Năm 2017, Thư viện sách nói có trụ sở mới khang trang hơn - tại 18B Đinh Tiên Hoàng.
20 năm qua, chị Hướng Dương vừa đảm nhiệm việc thu âm đưa sách tới người khiếm thị vừa vận động kinh phí phát triển thư viện. Chị còn sáng lập học bổng Hướng Dương, học bổng Ánh Sen... cho nhiều hoàn cảnh thiếu may mắn.
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào?
Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường, mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ.
Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ?
Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.