Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp

21/04/201817:46(Xem: 6716)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp

ht thich phuoc duong



Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp

Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài
PT Diệu Danh diễn đọc




       

        Kính Dâng Giác Linh Hòa Thượng Thích Phước Đường

 

Kính Thưa Thầy,

Con, Nhật Duyệt, xin thay mặt các bác, các anh, chị, em, các đạo hữu của đạo tràng tu học Một Ngày An Lạc tại Trúc Lâm được có đôi lời bày tỏ tấm lòng kính quí và tri ân của chúng con đến với Thầy.

Sự ra đi đột ngột và nhanh chóng của Thầy, ngoài sức tưởng tượng của chúng con là một bài học về Vô Thường mà Thầy đã nhắc nhở chúng con. Ngọn gió Vô Thường luôn thổi đến một cách bất ngờ, không ai chờ, không ai đợi, không ai mong mà nó vẫn thản nhiên ùa đến và kéo ta đi. Tất cả đều phải bỏ lại, cái thân vật chất, hay tài sản đã gom góp, thừa hưởng và cả cái « thân » tinh thần, không vật chất như danh vọng, sự nghiệp. Tất cả những gì chúng ta yêu quí hay ghét bỏ, người hay vật, danh hay lợi đều cũng phải bỏ lại như  nhau.

Sự ra đi của Thầy nhắc nhở chúng con đừng quên bài học về Vô Thường này. Tuy Vô Thường hiển hiện ngay trước mắt, kề sát bên mình nhưng chúng con vẫn thường quên nó để đắm say vào những lạc thú và danh vọng ở đời. Tuy nơi bài kinh « Chuyển Pháp Luân » mà Thầy vẫn muốn chúng con thường xuyên đọc tụng, đức Phật đã hỏi : « Hỡi các tỳ kheo, Vô Thường là khổ hay vui » Và các tỳ kheo đều trả lời : « Bạch Thế Tôn là khổ » vậy mà chúng con vẫn luôn tìm cách sống mà quên Vô Thường, sống mà quên cái ngày rồi phải rũ áo ra đi, chỉ có bỏ lại mà không thể giữ lại gì được. Chúng con mải miết sống u mê như thế.

Bao nhiêu năm đã trôi qua, chúng con đã có may mắn được gặp Thầy, hầu cận Thầy, được nghe Thầy nói, nghe Thầy giảng và cả nghe Thầy hát. Vậy mà chúng con vẫn tối tăm, si mê dày đặc ! 

Nay Thầy đã rời xa chúng con, còn lại gì để chúng con nhớ đến Thầy ? Ôi ! Thật là quá nhiều bài học mà chúng con cần phải ghi nhớ và ôn đi ôn lại trong tâm khảm.

Thầy đã dạy cho chúng con quá nhiều điều và đó cũng là tất cả Pháp mà Phật đã từng dạy. Thầy không cần đến văn chương bóng bẩy, chữ nghĩa dông dài, phức tạp, cao siêu. Ôi ! mà chính Thầy mới thật là cao siêu vĩ đại khi Thầy thản nhiên phát biểu trước đám đông :  « Tôi thật chẳng biết gì mà nói, cũng chẳng văn hay chữ tốt, thuở xa kia tôi chỉ lo chuyện làm xì dầu !"

Khi nghe đến lời Thầy như thế thì chúng con như nghe tiếng sấm tiếng sét đang hét vào tai : « Đã nhận ra bậc Thầy chân chính chưa ? Hay quì xuống và lạy Thầy đi !"

Chúng con xin muôn đời ghi nhớ bài học vĩ đại mà Thầy đã nói tuy rằng chẳng nói một lời !

Bởi vì chính nơi cách sống của Thầy mà chúng con nhận ra những bài học, những bài Pháp quí giá.

Nơi Thầy, chúng con đã học được Hạnh Bố Thí. Không một ai đến chùa gặp Thầy, là đứa bé hay người già cả, mà ra về tay không. Lúc nào cũng có một trái cây, một gói bánh, một cuốn kinh, hay bất cứ gì mà Thầy có thể làm quà được.

Nơi chùa ai cũng biết Thầy khiêm nhường, nhẫn nhịn mọi điều, ai thương, ai ghét, ai nói nặng, ai nói nhẹ, ai kính, ai bất kính, ai phê bình, ai chỉ trích, Thầy đều im lặng nhận hết. Đây, Thầy đã dạy cho chúng con bài học về Hạnh Nhẫn Nhục.

Đối với mọi người, Thầy không có lòng bỉ thử. Ai có ghét Thầy, Thầy cũng không hề ghét lại. Ai đau khổ, Thầy tận tình lắng nghe, an ủi, khuyên lơn, chỉ bảo. Đây, chúng con lại học được Hạnh Từ Bi của Thầy. Đúng như lời Phật dạy trong kinh Từ Bi « Không bỏ sót một hữu tình nào, cầu cho tất cả đều an lạc »

Trong một khóa tu mà Thầy đã hướng dẫn chúng con, Thầy nhắc nhở đừng quên nguyện cầu Bồ Tát Quán Âm, lúc nào đang gặp khổ, gặp nạn, cứ nhất tâm đặt lòng tin vào Ngài thì chắc chắn sẽ thoát khổ thoát nạn. Và Thầy cũng khuyến tu theo hạnh Từ Bi và Lắng Nghe của vị Đại Bồ Tát này. Hạnh Lắng Nghe này rất thâm sâu mà chúng con cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để hiểu cho hết, cho thấu đáo tấm lòng bao dung, hiền lành, chân thật cùng với các hạnh nguyện ứng thân cứu độ và ban cho sự không sợ hãi của Ngài.

 

Thầy từ bi nhưng Thầy cũng rất mực nghiêm khắc, làm việc với Thầy không thể dễ duôi, không thể làm cho có, cho xong, cẩu thả, không cẩn thận, không suy tính. Cho dù có mệt, có bệnh, Thầy cũng không than không rên, cho dù trời nắng trời mưa, cho dù nóng nực hay giá rét, Thầy vẫn không ngừng công việc, cho dù là chăm sóc vườn tược, hay những thời công phu, nghi lễ phải thực hành, Thầy không hề ngừng nghỉ. Thầy đã làm gương cho chúng con như thế, điều này bắt buộc chúng con phải biết cố gắng và siêng năng. Đây, Thầy đã dạy cho chúng con Hạnh Tinh Tấn.

 

Thầy ăn uống giản dị, đạm bạc, không tìm cầu món ngon của lạ. Nơi Thầy yên giấc, một chiếc giường cỏn con, một chiếc nệm mỏng manh. Bàn ghế, tủ, kệ, vật dụng Thầy dùng cũng rất đơn sơ, giản dị, bình thường không phải loại quí giá, đắt tiền, kiểu này kiểu nọ. Đây, Thầy đã dạy cho chúng con bài học của sự Trì Giới. Điều phục các giác quan, xa lánh dục lạc ở đời.

Thầy rất xem trọng việc Qui Y Tam Bảo, không phải chỉ Qui Y một lần là xong, là quên, là bỏ đó. Thầy thường nhắc nhở chúng con nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, sự nương tựa nơi Tam Bảo là từng giây từng phút, là từng giờ từng khắc. Dính chặt và in sâu vào tâm thức. Như vậy, đời đời kiếp kiếp không lo sợ sai đường lạc lối. Cũng thế, Thầy vẫn thường nhắc nhở chúng con giữ gìn Năm giới, để không còn phải sợ đọa vào ba đường ác.

 

Thầy còn có một trí nhớ vược bực. Thầy không hề quên ai, dù đã gặp rất lâu xa về trước và không có dịp gặp lại nhưng Thầy vẫn nhớ mặt, không quên tên và cả những chi tiết, những câu chuyện Thầy đều có thể nhắc lại không hề sai sót. Phải chăng Định Lực của Thầy quả là thâm hậu ? Và Trí Tuệ của Thầy chúng con cũng không thể nào lường được cho dù Thầy luôn luôn khiêm tốn, không văn chương, không khoe khoang chữ nghĩa hay tài ăn nói, giỏi biện luận.

Pháp Phật đã hiển hiện và thể hiện nơi Thầy. Qua bóng dáng hiền hòa của Thầy. Nhớ đến bóng dáng Thầy là chúng con dốc lòng nhớ đến Pháp mà Thầy đã dùng Thân Giáo để giáo hóa chúng con.

Hôm nay, tuy rằng từ đây vắng bóng Thầy nơi ngôi chùa thân yêu nhưng Thầy đã để lại những bài học quí giá về Phật Pháp mà chúng con nguyện từ đây tu học và noi theo. Đó chính là nhớ Thầy là nhớ, là nghĩ đến Pháp. Nơi Thầy đã có Pháp và nơi Pháp vẫn luôn có bóng dáng của Thầy.

 

 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

 

Trúc Lâm Thiền Viện, Paris ngày 19  tháng 7 năm 2017

Lễ Tưởng Niệm Giác Linh Hoà Thượng Thích Phước Đường

Trụ trì chùa Trúc Lâm Paris.

 

ht phuoc duong


Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp_Lê Khắc Thanh Hoài-1
*
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp_Lê Khắc Thanh Hoài-2
*
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp_Lê Khắc Thanh Hoài-3
*
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp_Lê Khắc Thanh Hoài-4
*









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3955)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2759)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3066)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10307)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6922)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9876)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 60033)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7229)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3607)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]