Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giọt lệ của Phật

10/04/201313:05(Xem: 4713)
Giọt lệ của Phật

giotnuocmat_botatquanam

Giọt lệ của Phật

Nhất Thanh Thích Nguyên Hiền

----o0o---

Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa?

- Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của thế gian, không còn buồn vui, giận hờn, thương ghét nữa, làm gì có chuyện Phật khóc?

- Bạn quên rồi đấy! Trong Kinh Báo Hiếu có câu: "Thế Tôn bèn vội đến nơi, lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng", chả phải là Phật khóc đó sao?

- Vì sao Phật lại khóc?

- À, trong Kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Đức Phật cùng đoàn đệ tử đi về phương Nam, thấy núi xương khô lâu đời chồng chất, Đức Phật đảnh lễ đống xương rồi rơi nước mắt. Ngài A-nan không hiểu bèn thưa hỏi, Phật dạy: "Trong đống xương ấy, biết bao cốt hài nhiều đời nhiều kiếp, có ông bà, cha mẹ, kẻ sanh ta hoặc chính thân ta, luân hồi sanh tử trong nhiều kiếp số..."

"Ta lễ bái những người tiền bối

Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa..."

Từ nhỏ theo mẹ đến chùa lễ Phật, tôi vẫn thích ngồi bên mẹ tụng Kinh Báo Hiếu vào những dịp Vu Lan. Có lẽ do kinh được Hòa thượng Huệ Đăng dịch theo thể văn vần (song thất lục bát), dễ đọc, dễ tụng, nên tôi thuộc làu kinh này mà không cần học. Thuở ấy, đối với tôi, Phật cũng là một nhà đạo đức, dạy bổn phận làm con phải có hiếu với cha mẹ. Chuyện thế gian ấy mà! Khổng giáo còn dạy hiếu nghĩa nhiều hơn, Nhị Thập Tứ Hiếu mà thầy cô giảng ở trường đôi lúc còn thiết thực và cao siêu hơn cả Mục Liên Tôn giả – tôi nghĩ vậy. Còn nói Mục Kiền Liên là Đại hiếu, ừ thì đại hiếu; kẻ đại, người tiểu cũng hiếu tất, miễn là làm cho cha mẹ vui lòng, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, khuyên cha mẹ lánh dữ làm lành, quy y Tam bảo.

Bây giờ, mỗi lần đọc Kinh Vu Lan Báo Hiếu, toàn thân tôi rúng động, tâm thức bàng hoàng. Thường thì cùng tụng với đại chúng, tụng được vài câu thì tôi không còn tụng nữa, hồn lạc vào một thế giới khác.

Vì sao Phật lại khóc? Đó là câu hỏi lớn nhất, câu hỏi ấy đã cùng tôi đi suốt bao năm trời học hỏi kinh điển.

Hơn một ngàn năm trước, thi sĩ Trần Tử Ngang có lần lên chơi trên đài Ô Châu, nghĩ đến cái man mác vô cùng của thời gian, tự dưng để cho hai hàng lệ lăn dài xuống má:

"Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc thương nhiên nhi lệ hạ".

Tạm dịch:

(Bao người kim cổ nay đâu

Ngàn xưa cho đến ngàn sau bẽ bàng

Mênh mang trời đất mênh mang

Một mình bất chợt hai hàng lệ sa).

Hơn một ngàn năm sau, nhà thơ Huy Cận, cũng một lần một mình rong chơi vào cõi mênh mang vô tận của thời gian, bất giác rùng mình khi nhác thấy con người nhỏ bé quá giữa vũ trụ đại ngàn, giữa không thời gian vô tận. Thi sĩ viết:

"Một mảnh linh hồn nhỏ

Mênh mang thiên cổ sầu".

Một mảnh hồn Đường, một mảnh hồn Việt, cũng như muôn vạn tâm hồn phù du cõi mộng sẽ phải bật khóc khi cảm thấy buốt lạnh tồn sinh một chút thân bèo bọt, sẽ phải rờn lạnh kiếp người giữa cùng thẳm hư vô. Ta hoa đốm giữa thái hư ngát lạnh. Ta bọt bèo trên đại dương chơi vơi. Ta làm gì? Ta là gì? Tuệ Trung Thượng Sĩ đã có lần viết:

"Trường không túng sử song phi cốc

Cự hải hà phân nhất biển âu".

Trường không giả sử đôi vành chuyển, thì xá gì một điểm trắng giữa trùng khơi bát ngát. Ta ở đâu? Ta có hay không? Nhìn phía trước chẳng thấy người xưa, nhìn phía sau thì chưa ai đến. Có phải người trước là ta bây giờ? Hay là cha ta, mẹ ta, anh em, bầu bạn của ta? Ai giải đáp được câu hỏi này? Có ai không? Có ai không?

"Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt

Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân".

Người xưa không thấy được mặt trăng ngày nay, nhưng trăng ngày nay đã từng chiếu đến người xưa đấy. Ta hụp lặn trong vòng sanh tử luân hồi, bao nhiêu kiếp số rồi? Hằng hà sa số ư? Ổ! Ít quá!

Đức Phật dạy: "Không có một tất đất nào trên thế gian này mà không có thân ta đã từng bỏ mạng ở đó. Không có một người nào, một loài vật nào ta gặp trên thế gian này mà chưa từng là cha mẹ, anh em, vợ chồng, bầu bạn của ta".

Mất cha mẹ, ta khóc; mất người yêu, ta khóc... "Nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước bốn biển". Nhưng ta chỉ biết khóc trước nỗi mất mát hiện tại, nước mắt của ta là nước mắt của thất tình lục dục. Còn Đức Phật – người đã chứng được Lậu tận minh, Ngài thấy hết nghiệp thức của chúng sanh trong suốt quá khứ, hiện tại, vị lai rõ ràng như thấy kẻ chỉ ở bàn tay. Thế thì trước đống xương khô lâu đời, Ngài trực nhận ra tất cả cha mẹ, anh em, vợ chồng, bầu bạn, lục thân quyến thuộc và chính thân xác của mình bao lần để lại trên đống xương này, rõ ràng như chỉ mới hôm qua. Nói như cách nói của Vũ Hoàng Chương: "Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương", làm sao không cảm động? Thương nghĩ về sự luân hồi sanh tử của tất cả muôn loài, tìm phương hóa độ, đó mới là Đại hiếu.

Đọc một câu kinh, nếu biết tư duy thì một chữ trong kinh Phật cũng hàm chứa tất cả ba ngàn đại thiên thế giới. Trần Tử Ngang rơi lệ khi nhác thấy cái vô tận của thời gian, nhưng thời gian của nhà thơ nghĩ đến vẫn là hữu hạn, cái hạn định ở điểm cuối cùng của dòng tâm thức. Còn cái thấy của Phật thì vượt ra khỏi tình thức, tuyệt đối đãi, siêu nhị biên. Giọt lệ ấy mới là giọt lệ của bậc đại trí, giọt lệ chứa đựng tất cả lòng chân từ bình đẳng, kết quả của sự quán tưởng triệt để chân tướng của các pháp. VU LAN BỔN KINH TÂN SỚ của ngài Trí Húc đời Minh trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (trang 573, quyển 16 ) có đoạn viết: "Từ hiếu có ba thứ:, một là Sanh duyên từ, hai là Pháp duyên từ, ba là Vô duyên từ".

Sanh duyên từ tức là nghĩ đến tất cả chúng sanh như là cha mẹ, ta đời đời không có kiếp nào là không thọ sanh từ cha mẹ. Khi quán tưởng như thế, tất cả kẻ oán người thân đều bình đẳnh, lấy đó để điều phục sự sân hận, san tham và tật đố, cho đến chứng đắc Từ Tâm Tam-muội. Phàm người nào có duyên với ta, ta đều đem niềm vui đến cho họ, vớt cái khổ não của họ. Cha mẹ đối với ta thâm ân trời biển nên ta phải báo đáp trước.

Pháp duyên từ tức quán tưởng tất cả các pháp đều là duyên sanh, cho nên Kinh Phạm Võng nói tất cả đất, nước đều là thân ta, tất cả gió, lửa đều là thân ta. Tất cả chúng sanh đều do Tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, cho nên không có sự khác nhau giữa ta và người, không có sự khác nhau giữa thọ mạng và kiếp số. Tứ đại đã không hai, cho nên từ tâm duyên đến tất cả cũng bất nhị. Khi quán tưởng như thế thì chứng đắc được Từ Tâm Tam-muội, năng lực cứu khổ còn thù thắng hơn Sanh duyên từ nhiều lần nữa.

Vô duyên từ tức là biết rõ Tâm, Phật và Chúng sanh, cả ba chẳng có gì sai khác. Cả pháp giới là nhất tướng, chân thật bình đẳng, không trụ ở tướng của các pháp và tướng của chúng sanh, quán Bồ-đề tức là phiền não, Niết-bàn tức là sanh tử, khởi thệ nguyện vô tác, cứu bạt hết cái gốc của khổ. Quán phiền não tức Bồ-đề, sanh tử tức Niết-bàn, khởi thệ nguyện vô tác, ban cho tất cả niềm an lạc. Từ ở đây chính là Bi, Bi ở đây chính là Từ, thuận theo tính chất của pháp tánh mà tu tất cả pháp... Đó chính là Đại Từ Đại Bi.

Giọt lệ của Phật chính là giọt lệ Đại Từ Bi.

Mùa Vu Lan lại đến trong lòng mỗi người con Phật. Ta đọc tụng kinh điển Đại thừa, ta có đủ sức tin những điều Phật dạy không? Nếu tin được lời Phật thì ta không bao giờ rắp tâm làm hại một ai cả. Ngay cả Nho giáo còn dạy: "Vô cố nhi thương nhất côn trùng, phi hiếu dã; Vô cố nhi tổn nhất thảo mộc, phi hiếu dã" (Vô cớ mà làm thương tổn một loài sâu kiến thì không phải là người có hiếu; vô cớ mà làm tổn hại đến một loài cây cỏ cũng không phải là người có hiếu). Huống hồ mưu hại một ai. Nếu hiểu và tin lời Phật dạy thì tự nhiên mọi người sẽ yêu thương nhau, thế gian này sẽ bình yên và hạnh phúc biết mấy.

Dòng sông Ái vẫn chảy trôi mãi hoài không dứt, ta lang thang, vất vưởng nẻo luân hồi bao kiếp số. Ta yêu, ta ghét, ta hận thù, ta chém giết... Tất cả bởi vô minh, tất cả do mê mờ không biết. Duyên khởi trùng trùng đã may mắn cho chúng ta một lần được ngồi đọc tụng kinh Phật, nghiền ngẫm một câu kinh là chiêm nghiệm một chân lý, là thắp sáng hiện hữu nhiệm mầu lung linh qua một giọt lệ của Đấng Đại Từ Bi. Xin đảnh lễ A-nan Tôn giả cho con lời kinh vàng ngọc, xin đảnh lễ Mục Liên Tôn giả cho con niềm tin hiếu hạnh, xin đảnh lễ nụ cười, giọt lệ, hạnh phúc và khổ đau, cho con một lần biết yêu thương thắm thiết trần gian điên dại này.

----o0o---
Nguồn: www.vnthuquan.net

Trình bày: Nhị Tường


----o0o---

Trình bày: Vĩnh Thái - Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4646)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43773)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4379)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4325)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4227)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6345)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4612)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4026)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24929)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 23998)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]