Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hữu thân hữu khổ

10/04/201313:00(Xem: 4339)
Hữu thân hữu khổ

Hữu Thân Hữu Khổ
Võ Hồng




Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm thân trâu cho cực dường này. Ruộng sâu, ruộng sình, ruộng lùm, ruộng lún… kéo cho bật được lưỡi cày, tưởng đứt cái cổ, tưởng đứt hơi luôn. Tưởng gãy lìa cái chân, tưởng ngã gục xuống bùn. Vậy mà thằng chủ cứ giáng thẳng roi mây… khích lệ. Đỉa bám hút máu, ruồi châm hút máu, mưa xối thên lưng, nắng đốt da mông. Đền bù lại là một bó cỏ khô, quanh năm chỉ những cỏ khô!

Nhìn thấy con chó mực đang nằm khoanh ngủ, vừa ngủ vừa ngáy, Trâu huơ chân huých cho một cái. Chó mở mắt, ngáp dài, hỏi:

- Cái gì?

- Mày sướng hơn tao.

Chó ngơ ngác không hiểu. Nhìn bộ mặt mgốc ngếch của Chó, Trâu cười sằng sặc.

- Tao đang suy nghĩ về cảnh khổ của tao, cả ngày kéo cày. Còn mày thì nằm khoanh mà ngủ.

- Lầm to. Lầm to. Chó cười khẩy. Ngủ ngày là vì phải thức suốt đêm coi nhà. Sục sạo đầu dưới, rược sủa đầu trên.. mà đâu phải chỉ coi nhà, còn coi cả khu vườn rộng cho chủ. Bữa ăn hả? Chỉ toàn xương, xương nhá hết nổi, họ mới ném cho. Con của chủ nhà nghịch ngợm, kéo đuôi, cưỡi lưng, mình gừ một tiếng phản đối thì chủ nhà nạt nộ, đánh đá. Tội thân mình, nói năng đâu có được, trời ban cho chỉ độc có tiếng "gừ". Ngoài thiếng sủa.

- Ừ, coi bộ mày cũng khổ. Trâu chép miệng.

- Chỉ cái việc sủa, sủa sao cho đúng cũng không dễ. Gặp người mà chủ nhà khinh thì sủa ít cũng không được. Gặp người mà chủ nhà trọng thì sủa nhiều không cho. Trong việc bảo tồn nòi giống của mình cũng có cái khổ. Loài người thậm chí ích kỷ, xin chó con để nuôi thì toàn xin chó đực, chó cái không ai chịu rước. Mà không có chó cái thì ai đẻ ra chó đực cho chúng nó xin nữa không biết.

- Thôi được, tao thấy mày khổ rồi. Khỏi cần nói nữa.

Nhưng chó như được khơi lòng tâm sự, không chịu ngừng.

- Thêm cái nạn "mộc tồn". Nuôi thấy mập mập là rủ nhau năm bảy tên bợm nhậu, góp riềng góp sả mà "hạ cờ tây".

- Thôi đủ. Thôi đủ. – Trâu la to – Để hỏi coi thằng Ngựa kia. Ngó bộ nó phong lưu mã thượng.

Sau khi nghe Trâu trình bày lý do, Ngựa nhìn Trâu, khẽ lắc đầu, vẻ thương hại : - Hồi nãy mình nghe cụ Trâu dùng danh từ "mã thượng" . Chà, chữ nho gì mà thông thái vậy cụ ? Thằng k� sĩ nó mới phong lưu mã thượng chớ mình thì thượng chỗ nào . Nó ngồi trên lưng mình, thúc gót giày vào hông mình, giật cương cứa hàm mình bắt mình chạy hụt hơi, chạy sùi bọt mép. Vậy không khổ hả ? Vậy là sướng hả ?

Trâu lý nhí : - Mình thấy cậu đẹp mã, có nệm thêu hoa trải trên lưng, có yên da bóng loáng khuy đồng, có lục lạc reo rủng rẻng.

- Thế cậu có thấy những hồi mình phải kéo xe, mình phải thồ lúa, mình phải chở gỗ không ? Nhẹ nhàng lắm chắc ? Hễ hở việc này, con người nó bắt qua việc khác, có bao giờ để yên ? Cái máy bằng sắt thép còn chịu không thấu, nó bắt chạy suốt hăm bốn trên hăm bốn.

- Bù lại cậu được tạc thành tượng, tượng đồng uy nghi, tượng đá lẫm liệt, tượng những vị anh hùng ngồi trên lưng ngựa.

- Đừng thấy mà ham. Xông lên đột phá, con người tranh đoạt quyền lợi với nhau chớ Ngựa có dính líu gì vào đó ? Vậy mà Ngựa phải trải qua biết bao gian lao nhọc nhằn, biết bao nguy hiểm, phơi xác sa trường. So lại thử đi, Ngựa khổ hay Trâu khổ, hay Chó khổ ?

- Chà… chà… Trâu lý nhí.

Chó thì lanh miệng hơn, biết bắt chước người, biết nói nịnh : - Dạ em thấy anh khổ hơn em.

Giã từ Ngựa và Chó, Trâu bước lững thững

vừa ngẫm nghĩ. Hỏi hai đứ�a thì cả hai đều than khổ. Mình nữa là ba. Tại sao vậy cà ? Tại… ? Tại… ?

Đang trầm ngâm suy nghĩ, chợt có một con Chìa vôi vụt hót lên sát tai làm Trâu giật mình. Con chim đang đậu ở một cành mù-u mọc chìa ra đường. Nhìn con Chìa vôi, trí thông minh của Trâu chợt lóe.

- Này chị Chìa vôi, như Chó, Ngựa, và tôi đều khổ là do chúng tôi có tới bốn chân và chân đi giậm đất. Chị có hai cánh bay thì chắc là chị không khổ.

Chìa vôi liến thoắng trả lời liền : - Ờ mình không có khổ. Mình có hai vạch trắng dọc theo cái đuôi đây này. Đẹp không ? Ủ�a, mà "khổ" là cái gì vậy ?

Trâu bật cười không giữ được.

- Khổ nghĩa là… mình đói, mình khát, mình kéo cày nặng nhọc… mình bị chủ đánh, mình nằm chuồng dột…

Chìa vôi gật gật đầu : - À, vậy là hiểu rồi. Mình có đói. Mấy bữa trời mưa dầm, mưa thúi đất, mưa suốt ngày đêm, mình nằm trong ổ đói phờ râu, đói mờ con mắt, đói muốn mửa mật xanh mật vàng. Mình không có nằm chuồng dột, chỉ cái ổ của mình mưa to nước xối vô như thác đổ, ướt lóp ngóp lạnh run. Cha lũ nhỏ chết năm ngoái cũng vì bị mưa ướt, sưng phổi cấp tính, điều trị không kịp.

Trâu gật gật đầu, nói chậm rải : - Vậy là cũng có… khổ…

Chìa vôi vội cướp lời liền : - Khổ rõ ràng đi chớ. Đang đứng cất tiếng hát cho vui, thằng Người ta lén núp trong bụi, gài một hòn đá vào cái ná cao su, gài một mũi tên lên giây cung, nhắm nhía, rồi thả tay, vậy là mình ngã nhào chết không kịp kêu. Khổ rõ ràng đi chớ, khổ nhất trần gian. Bà má mình năm xưa chết cũng vì mũi tên hòn đạn.

Đồng ý là Chìa vôi nó cũng khổ, nhưng Trâu không tin hết những điều nó nói xoen xoét. Cái gì mà chết nước, gia đình nó cũng có góp phần, mà chết đạn cũng có.

Trên đường về, Trâu tạt lại cái mương con uống nước. Trí óc suy nghĩ đâu đâu. Trâu hụt chân đánh "ùm" một tiếng, nước văng tung tóe. May không lộn nhào, hú hồn. Một con cá rô suýt bị giậm, thoát chết, miệng the thé : - Đi cái kiểu gì ? Con mắt để đâu ? Chút xíu nữa. Đương rình con Nhện nước, sửa soạn búng tới chụp thì gặp trúng đồ cô hồn. Mình đói mấy bữa bay đây. Đồ đui.

- Xin chị bỏ lỗi. Con mắt tôi bị vảy cá…

Chết chết ! – Trâu thầm nghĩ – Lại kêu nhằm tên tộc của nó : Cá ! Nó thưởng mình muốn nói xỏ xiên.

- … Dạ, xin chị bỏ lỗi. Mà sao chị bị bỏ đói vậy ?

- Thằng Người ta nó chận mương, đắp bờ, tát nước để bắt tụi tao, không thấy sao ? Bà con họ hàng tao chết vô số kể. May tao nhỏ người núp trong bụi lác, tu6I nó không thấy. Thoát chết. Ba ngày cứ núp trong bụi lác, đâu có dám mò ra kiếm mồi.

- Ổ, khổ thân cho chị.

- Lũ nó đang kho, đang nướng, đang chiên, đang um, đang nấu canh chua bà con tao.

- Ờ, cả họ hàng chị đang khổ, còn lũ Người thì đang sướng.

- Tụi tao khổ đủ cách. Chúng nó móc mồi ngồi câu, chúng nó câu cắm khỏi mất công ngồi, chúng nó đánh lưới, chúng nó thả lờ, chúng nó ụp nơm, chúng nó đứng nhá, chúng nó thả chà, chúng nó thuốc bằng nhựa cây độc, chúng nó ném thuốc nổ, chúng nó đâm bằng cây lao… ôi chao, kể sao cho hết.

Trâu chép miệng : - Đích thực là khổ. Khổ còn cãi vào đâu được. Khổ nhất trần gian.

Buồn bã, Trâu không còn muốn hỏi ai nữa. Cái gì mà bốn chân đạp đất cũng khổ, hai cánh bay trên trời cũng khổ, mà có vây lội dưới nước cũng khổ. Rốt cuộc, chỉ có lũ Người là sướng. Loài nào cũng bị nó ăn hiếp. Trâu lặng lẽ về chuồng nằm. Bầy muỗi vo ve ào tới đốt, nó cũng không buồn lấy đuôi xua nữa. Đèn ở nhà trên tắt đã từ lâu. Đêm tối om. Ô�ng chủ bà chủ chắc đã ngủ say. Những người sung sướng thường dễ ngủ. Tiếng con Mực "khổ" sủa đổng một nơi bờ rào. Rồi im lặng. Đêm lặng thinh.

Chợt từ nhà trên tiếng ông chủ vang xuống, nghe rõ mồn một : - Bà làm khổ tôi vừa vừa chớ. Hồi tôi cưới bà, nhà còn nghèo, bà bắt tôi làm lụng đầu tắt mặt tối. Khi khá lên, bà mè nheo bắt tôi chạy kiếm cho được cái chức cái tước. Chức nhỏ, bà bắt chạy cho được chức to. Chữ nghĩa tôi không mấy hột thì ai chịu giao chức to cho ? Vậy là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia bà cứ chê bai, dằn vặt tôi. Họ xa nhà tôi có thằng buôn lậu ở tù, bà cũng đem tôi ra sỉ vả. Họ mẹ tôi có con nhỏ chửa hoang, bà cũng xách tôi ra mà dạy luân lý, đạo đức. Bỏ cái này, chụp cái khác, cả ngày làm việc quần quật, vậy mà có đêm nào bà cho tôi ngủ được yên đâu ? Con trâu, con ngựa, kéo cày kéo xe ban ngày, nhưng ban đêm chúng nó được nằm nghỉ ( nghe nhắc đến tên mình, Trâu giật mình ). Tôi thì không. Bà hành hạ tôi mỗi giờ. Nói thiệt với bà, con trâu con ngựa, thậm chí con chó còn sướng hơn tôi.

Nghe ông chủ phân bì với mình, Trâu bỗng bật cười không giữ được. Cười ngả nghiêng, bò lê ra đất mà cười. Miệng đang nhai rơm mà cười quá mạnh, một cọng rơm chạy ra lỗ mũi.

( Trích "Chúng tôi có mặt")



- o0o -


Vi tính : Hải Hạnh Ngọc Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3691)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13151)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4307)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5043)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10442)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4781)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6139)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7562)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 32102)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5462)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com