Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi làm giảng sư.

10/04/201312:31(Xem: 4735)
Tôi làm giảng sư.


TÔI LÀM GIẢNG SƯ

Sen Thương

Vợ chồng người em gái tôi ở tận Gành Đỏ, Sông Cầu, điện thoại tha thiết mời tôi đến nhà thăm chơi. Từ ngày hai vợ chồng em đến đó lập nghiệp, tôi chưa đến thăm lần nào. Tôi lưỡng lự chưa muốn đi nhưng em gái tôi quả quyết rằng tôi sẽ rất thích: "Ở đó, chị mặc sức mà nghe biển hát, rừng thùy dương reo vi vu, cồn cát trắng mịn ngập ánh trăng níu giữ đôi chân của chị; nếu chị thích, em sẽ cất cho chị một cái am tranh nhìn ra biển để chị thiền định, sau giờ thiền định chị sẽ vẫy vùng bơi lội dưới biển, bảo đảm hoàn toàn yên tịnh, hơn chùa chị đó!". Nghe hấp dẫn quá, tôi vội khăn gói lên đường. Khi chiếc xe thồ dừng bánh trước một ngôi nhà nhỏ đơn sơ vách ván, vợ chồng người em tôi mừng rỡ đón tiếp tôi ân cần nồng hậu. Sau một hồi chị em hàn huyên tâm sự, em tôi kéo tôi ra nói nhỏ:

- Chị à! Có lẽ chốc nữa các cụ và Phật tử sẽ đến đây đón chị về chùa để tối nay chị thuyết pháp cho họ nghe, bởi vì nơi đây từ ngày thầy tịch, chẳng có bóng dáng Tăng Ni nào đến đây để thuyết pháp cả! Hồi sáng em có nói với Ban hộ tự là bữa nay chị đến nên họ đi chợ và chuẩn bị đón tiếp, họ mừng và muốn được gặp mặt chị, nhất là nghe em nói nhiều về chị, chị biết không? Từ ngày họ biết em có người chị đi xuất gia, họ tốt với em và giúp đỡ em rất nhiều, ở đây dân biển rất sùng đạo và rất tin tưởng, có nhiều người ăn chay trường nữa đấy!

- Phải đấy chị ạ! Chị nên giảng đạo ở đây vài ngày, họ có vẻ khao khát được giảng sư tưới cho vài cây mưa pháp. - Thấy tôi im lặng, em rể tôi lại bồi thêm.

- Trời ơi! Các em sao không nói trước, chị có biết thuyết pháp bao giờ đâu, mà cho dù biết thuyết pháp đi nữa cũng chẳng phải biết trước để chuẩn bị bài giảng nữa, đằng này các em làm chị bất ngờ quá, bây giờ tính sao đây?

Đến lượt các em tôi ngạc nhiên:

- Ủa, vậy mà em cứ tưởng đi tu là phải biết thuyết pháp chứ! Nghe đâu sau thời thuyết pháp họ sẽ tham vấn chị rất nhiều để học hỏi, em lỡ "nổ" về chị nhiều quá rồi, thôi cố gắng đi chị, thuyết đại đi mà!

- Khoảng bao nhiêu Phật tử?

- Thiện nam khoảng 40, tín nữ khoảng 30, vị chi dưới 100 người, bữa nay biết có chị nên họ về đông.

Tôi than thầm, cũng chỉ vì tính lãng mạn mà ra, nghe đâu phong cảnh đẹp là ham, từ hồi giờ chưa từng đứng trước bục giảng, hay trước thính chúng đông đảo để thuyết pháp bài bản bao giờ. Từ ngày làm trụ trì ở chùa quê đến nay, đã gần 20 năm, mỗi lần cúng hội, đông thì khoảng 20, 30 vị Phật tử quen thân, ít thì thưa thớt khoảng dăm bảy người, tôi cứ tự nhiên nói, không cần bài bản gì cả. Phật tử đến với tôi kẻ thì than về chồng con không biết lo, chỉ biết ăn, đánh đập, người thì rầu con bất hiếu, kẻ thì than túng thiếu, con đi học không có tiền đóng tiền trường, người thì than vợ phản bội, hư hèn, mùa màng thất bát, mưa gió bệnh hoạn, bị giật hụt v.v... đủ thứ chuyện trên đời, trong cái khổ đế của con người. Tôi chỉ biết lắng nghe và thật thông cảm trong nỗi khổ của họ, nói dăm ba lời an ủi, và chỉ rõ nguyên nhân vì sao khổ đang hiện hữu với chúng ta. Cuối cùng tôi khuyên họ cố gắng tu trong ba nghiệp thân, khẩu, ý, sám hối, tụng kinh, giữ năm giới, tạo phước bằng cách làm việc thiện, bố thí cúng dường, rồi nghiệp xấu tiêu mòn, phước đức tăng trưởng, sẽ thấy vui và hạnh phúc. Đã gần 20 năm tôi hướng dẫn tu như vậy đó, xuề xòa, dễ chịu, tu sao cũng được; có người lại khen tôi tu bình dân dễ hiểu, nhưng thú thật vì trình độ tôi chỉ có bấy nhiêu thôi, chẳng được học hành trường lớp bài bản thì làm sao có thể đứng trước đông đảo quần chúng thuyết pháp cho được. Bây giờ đây khi đứng trước một sự việc như thế này, rút lui không được mà đến cũng không xong, cũng không thể trách móc người em gái bép xép của tôi vì chính nó cũng nói người tu thì phải biết thuyết pháp, chỉ vì tôi bất tài, dốt nát mới nên ra cớ sự như vậy. Lòng tôi hãi hùng, mồ hôi toát ra như tắm, nếu tối nay mà tôi không xong việc thuyết pháp, bể dĩa thì có mà độn thổ như Tôn Ngộ Không, hoặc xách gói đi mất xứ vì hổ thẹn, đừng nói đến việc về chùa nữa.

Miên man với hàng trăm nỗi lo không tên, chợt vang lên tiếng em gái tôi đầy khích lệ:

- Tối nay em sẽ về chùa nghe chị thuyết pháp.

Tới nước này thì tôi chỉ biết cầu Thầy Tổ nhiều đời nhiều kiếp thương xót gia hộ cho tôi làm tròn bổn phận sứ giả Như Lai.

Sau khi cơm nước, nghỉ ngơi ở nhà ông Trưởng ban hộ tự cùng các bô lão, khoảng 18g30 họ đưa tôi đến chùa. Vừa bước vào sân thì chuông trống Bát nhã nổi lên chào mừng, trái tim bé nhỏ của tôi cũng đánh lô tô theo nhịp trống, thiếu điều muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Tôi nhủ thầm: "Em gái ơi là em gái! Em bày chi cảnh khổ cho chị như vậy, đang ở chùa bình an không muốn, cớ sao lại vào nơi chỗ dầu sôi lửa bỏng như vầy hả trời. Trăm lạy Thầy Tổ, ngàn lạy Thầy Tổ, hãy cứu vớt con tai qua nạn khỏi". Biển hát đâu không thấy, thùy dương reo đâu không thấy, mà giờ đây chỉ thấy trái tim mình đang réo gọi kêu cứu! Trong ánh hoàng hôn nhá nhem, ẩn sau khóm trúc, tượng của Mẹ hiền Quán Thế Âm sừng sững đoan nghiêm, với nụ cười hiền diệu bên hồ sen thoang thoảng hương thơm, tôi dừng lại kính cẩn chắp tay đảnh lễ, cầu Người gia bị. Quả nhiên lòng tôi cảm thấy an tịnh, tràn ngập sự huyền diệu nhiệm mầu của niềm tin vô bờ bến.

Tôi chậm rãi bước vào chánh điện đảnh lễ tôn tượng Đức Bổn Sư uy nghi, giữa hàng trăm con mắt đang đổ dồn về phía mình.

Sau khi đảnh lễ Phật và Thầy Tổ xong, tôi quay xuống nhìn hai hàng tín đồ, cố gắng mỉm nụ cười thật tươi, thật trìu mến, như để lấy lại sự tự tin. Sau khi tất cả hội chúng đã an tọa, tôi bắt đầu tán thán:

- Thật hiếm có, chùa không có thầy trụ trì, mà Phật tử tề tựu đông đủ để tụng kinh, bái sám như thế này thật hiếm có! Ni cô thành thật tán dương, khen ngợi quý đạo hữu.

Những nụ cười sung sướng nở trên gương mặt mọi người, sau đó ông Trưởng ban hộ tự giới thiệu vài lời về tôi. Sau khi mọi người cùng nhau niệm Phật cầu gia bị, tôi thong thả nói:

- Kính thưa chư Phật tử thân mến! Hôm nay Ni cô xin được nói về đề tài tu Lục độ hoặc là sáu pháp Ba la mật, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Ở đây có Phật tử nào đã từng bố thí bao giờ chưa? Bố thí như thế nào? Tại sao gọi là bố thí không cầu danh và cầu danh? Bố thí gồm có tài thí, vô úy thí... công đức của sự bố thí, chia sẻ vì lòng thương vì từ bi, vì thấy thiếu, thấy cần mà chia sớt giúp đỡ, miếng khi đói bằng gói khi no, chứ không phải nghe được phước, được lời mà bố thí...

Thế rồi tôi dẫn chứng, ví dụ, kể những mẩu chuyện đời xưa đời nay, tôi say sưa thao thao bất tuyệt, rồi công đức của pháp thí lớn lao như thế nào, vô úy thí ra sao... Giọng tôi trầm bổng lên xuống, hết phần bố thí đến phần trì giới, công đức của người trì giới, giữ phẩm hạnh, quỷ kinh ma sợ, thánh thần ngưỡng mộ, loài người quý kính, là thành rào ngăn chặn tội lỗi cho mình v.v..., công đức của sự nhẫn nhịn, nhẫn nhục, một điều nhịn chín điều lành, nếu đi chùa tụng kinh bái sám, cúng dường bố thí mà không nhẫn nhịn, sân si ngợp trời thì coi như chưa tu chút nào, mà làm cho thế gian chê cười đạo Phật, và lợi ích thiết thực lớn lao của sự siêng năng tinh tấn, chẳng những giúp cho mình thành tựu trong việc tu hành mà còn sẽ thành công rất nhiều ở đời. Tôi hùng hồn như nhà biện sư, lòng run sợ biến mất tiêu, thỉnh thoảng thấy hai vợ chồng người em tôi gật gù mỉm cười, cử tọa im phăng phắc chăm chú nghe...

Thế là tôi đã làm giảng sư bất đắc dĩ tại một ốc đảo xa xôi ở Gành Đỏ được vài ngày, rồi lại trở về trú xứ quen thuộc. Nhưng mỗi khi nghĩ đến việc đã từng được làm giảng sư dù chỉ vài ngày, trong tôi chan chứa một niềm vui. Ở đó, dù ít dù nhiều, tôi cũng đã gieo xuống mảnh đất cát mặn của biển, của những tấm lòng thôn dân chân chất những hạt giống nhiệm mầu. Thỉnh thoảng, em tôi lại gọi điện ra mời tôi vô thăm "vì Phật tử cứ nhắc chị hoài", nghe thật hạnh phúc!.

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 885)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 452)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2259)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2845)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2357)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 8973)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2854)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3455)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 2088)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3445)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]