Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận sau khi xem phim Đức Phật 54 tập

04/07/201707:22(Xem: 8670)
Cảm nhận sau khi xem phim Đức Phật 54 tập

Phim An Do Duc PhatDVD label_Film Duc Phat_FA-1
CẢM NHẬN SAU KHI COI PHIM BUDDHA 54 TẬP 


Tiểu Huyền




Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong  tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube  từ  năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi  mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.

Từ đó, cuốn phim có đủ yếu tố hấp dẫn khiến tôi phải coi lại toàn bộ, song song với việc đọc lại cuốn truyện Đường Xưa Mây Trắng (Lá Bốixuất bản lần đầu 1988), kể về cuộc đời và giáo pháp của đức Bổn Sư Buddha Sakyamuni.  

Cuốn phim Buddha do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, có thể nói đã bắt nguồn từ việc ông được đọc cuốn truyện Đường Xưa Mây trắng (ĐXMT) của Thiền sư Nhất Hạnh, vào đầu thiên kỷ 2000. Sau khi biết tác giả Thích Nhất Hạnh vẫn còn tại thế, ông Modi đã liên lạcvới nhà xuất bản Paralax lấy địa chỉ và gửi một luật sư tới Làng Mai (miền Tây Nam nước Pháp) để thương thuyết về bản quyền. Thiền sư Nhất Hạnh từ chối không thảo luật những con số từ nửa triệu mỹ kim được đưa ra, nhưng tỏ ý muốn gặp người làm phim. Vì vậy ông Modi đã đến gặp ông thầy trong ba ngày, từ 27 tới 29 tháng 3, năm 2006. Sau cuộc gặp gỡ, Thiền sư Nhất Hạnh tỏ ý muốn cúng dườngchư Phật, không lấy tác quyền, chỉ đề nghị ông tặng một phần tiền thu lợi (1%) giúp cho các trẻ em đói khổ của xứ Ấn. Hiểu và cảm thông sâu xa được tâm nguyện này ông Modi rất cảm động, nên đã xin được góp thêm 1% nữa vào quỹ từ thiện cho trẻ em Việt Nam và các nước khác.

Phóng viên Tiểu Ký đã viết trong nhật báo Người Việt:

“ Thiền sư Nhất Hạnh ký hợp đồng phim “Đường Xưa Mây Trắng” mà không lấy tiền bản quyền!

“Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy báo chí loan tin về đại hội điện ảnh Cannes (Pháp quốc), ngày 23 tháng 5, 2006 có đăng hình thiền sư Nhất Hạnh và các vị đệ tử đứng tươi cười, chụp hình cùng ông Modi và phụ tá của ông. Tăng đoàn đã được mời tới Cannes trong buổi công bố việc ký kết hợp đồng cho phép làm phim về cuộc đời đức Phật dựa trên cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn phim sẽ do một nhà tư bản Ấn Độ, ông Bhupendra Kumar Modi bỏ vốn. Nhưng chưa có báo nào nói về hợp đồng lạ lùng giữa Thiền sư Nhất Hạnh và nhà đầu tư B.K Modi, vì tác giả không lấy tiền bản quyền.

Đây là một hợp đồng rất đặc biệt vì không những tác giả Nhất Hạnh không nhận tiền bản quyền như thông lệ, vị thầy tu già 81 tuổi chỉ đòi hỏi một điều kiện – có lẽ duy nhất trong lịch sử phim ảnh thế giới. Đó là: Từ người bỏ vốn (ông B. IK. Modi), đến giám đốc sản xuất, người viết phim, phân cảnh, cho tới các tài tử, tất cả phải dự một khóa tu tập cùng thiền sư và tăng đoàn Làng Mai (tại làng hay tại một tu viện của Làng Mai, ở Pháp, hoặc ở Hoa Kỳ (California, Vermont) hay ở Việt Nam, nếu tình cờ Thiền sưcó mặt ở xứ nào đúng thời gian mà nhóm làm phim đã chọn xong ngườimuốn tới thực tập.

Riêng ông giám đốc sản xuất Michel Shane (từ Holywood) và người viết phân cảnh (scriptwriter) từ cuốn Đường Xưa Mây Trắng sẽ phải tới Làng Mai ở hai tuần lễ để biên soạn và đưa tác giả duyệt lại chuyện phim,  ngõ hầu diễn tả đúng với của ý của người viết cuốn sách. Michel Shane cho báo chí biết ông muốn làm cuốn phim thành thành một thiên “anh hùng ca vĩ đai.” Thiền Sư Nhất Hạnh đề nghị nhóm người thực hiện cuốn phim sẽ sinh hoạt với tăng đoàn Làng Mai như một gia đình lớn, tập hạnh lắng nghe và dùng ái ngữ để thông đạt những ý kiến bất đồng nếu có. “Khi có thể hiểu nhau, thương nhau và chung sức làm phim, chúng ta mới có thể cống hiến cho thế hệ tương lai những tuệ giác của Bụt, Buddha.”

Modi rất đồng ý với Thiền sư Nhất Hạnh. Ông cũng có ý làm một phim về cuộc đời đức Phật để nhân loại nhìn vào tấm gương Từ bi Trí tuệ của ngài mà giảm được các khổ đau, bớt chiến tranh, khủng bố.   

Ông Modi tuyên bố với báo chí trong đại hội điện ảnh Cannes vừa qua: sau gần hai mươi năm chờ đợi tìm cốt chuyện hay về đức Phật, nay ông mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tuy theo Ấn Độ giáo nhưng ông Modi rất phục Bụt Thích Ca, là nhân vật có thật trong lịch sử, một đại sư vô cùng tôn kính của xứ Ấn. Ông đã từng được nhiều nhà Phật học danh tiếng đề nghị các văn bản viết về đời đức Phật theo truyền thống Nam tông có, Bắc tông có, nhưng cho tới nay, ông mới tìm được cuốn sách hay nhất, đó là cuốn Đường Xưa Mây Trắng. Ông Modi cho biết là công việc làm phim về cả cuộc đời đức Phật, tóm gọn trong 2 giờ đồng hồ, là chuyện vô cùng khó khăn. Nhưng ông có quyết tâm muốn làm nên hy vọng sẽ ra phim mắt tại đại hội điện ảnh Cannes năm 2008!”.

Vì không đầy đủ nhân duyên và có thể vì không đáp ứng được yêu cầu “tu tập” của thiền sư Nhất Hạnh, nên cuốn phim DXMT không được thực hiện như ông MoDi dự tính. Trong 54 tập phim mới sản xuất đây, ông Modi không làm phim theo câu chuyện Đường Xưa Mây Trắng nữa, mà ông đã kể chuyện cuộc đời Buddha theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra tới lúc nhập diệtĐồng thời ông đã đưa vào phim nhiểu cảnh bạo động (như thái tử Tất Đạt Đa đánh nhau với Đề Bà Đạt Đa, các cảnh đâm chém trong chiến tranh, cùng nhiều cảnh  trong các âm  mưu của người em họ muốn ám hại Thái tử)…

Ông Modi đã dùng rất nhiều chi tiết trong cuốn sách cho vào phim, nhất cà các chương sách tả diễn tảgiấc mơ kỳ lạ và tâm tư của Thái tử Tất Đạt Đa, khi ngắm nhìn chiếc lá mà Giác Ngộ về toàn thể vũ trụ… chi tiết các trẻ em xin gọi Thái tử là Bụt (Bud – Buddha)  khi chúng gặp được con người mới Giác Ngộ đạo Tỉnh thức, ngay trong buổi sáng ngài đắc đạo v.v….

Chi tiết đức Phật sau ngày thành đạo, đã dạy chú bé chăn trâu và cô gái tặng sữa cho ngài về cách Ăn Quýt trong Chánh Niệm, là một chi tiết độc đáo của cuốn Đường Xưa Mây Trắng, do thiền sư Nhất Hạnh sáng tạo. Bài dạy Ăn Quít một cách có ý thức đã được thiền sư viết trong cuốn Phép Lá của Sự Tỉnh Thức (Lá Bối 1975), hiện nay lan truyền trong hầu hết các sách Tâm Lýhọc của Âu Mỹ, khi họ nói tới chuyện Sống Tỉnh Thức để chữa bệnh.  Một số tác giả Tây phươngbiến đổi bài học Ăn Quít này thành ra bài học ăn trái nho khô, hay ăn cam, ăn táo v.v…

Chỉ tiếc cho ông Modi, nay làm bộ phim 54 tập cho TV Ấn Độ, ông đã không một lần nhắc tới cuốn sách ĐXMT hay tác giả Nhất Hạnh, khi nói về công trình do ông sản xuất. Cố tình quên đi nguồn cảm hứngban đầu và vẫn dùng rất nhiều chi tiết trong sách DXMT, ông Modi có lẽ sẽ “mang một món nợ” đối với tác giả. Nhưng chúng tôi nghĩ, thiền sư Nhất Hạnh khi biết chuyện này, cũng sẽ mỉm cười khuyên học trò, như khi xưa, họ “mách” thầy về những cuốn sách in lậu, không xin phép của nhiều nhà xuất bản vôdanh, trong hai thập niên 1980 và 1990 “Đừng bận tâm những chuyện đó con à, giáo pháp của Bụt được loan truyền rộng rãi là điều đáng vui mừng rồi.”  

Để đọc giả biết thêm về câu chuyện DXMT và chuyện ông Modi dự tính làm phim Buddha, chúng tôi xin đăng lại một đoạn mà  báo chí quốc tế  nói về ông năm 2006 như sau:

“Ông đã tổ chức nhiều hội luận khắp thế giới về Hòa Bình, Chân LýTừ Bi và Bất Hại. Modi được đức Đạt Lai Lạt Ma coi là một người bạn tốt của ngài. Dự án cuốn phim về đời đức Phật, theo cuốn Đường Xưa Mây Trắng đã được ngài ban phép lành, và ngài sẽ có mặt tại Hollywood vào ngày 11 tháng 9 năm nay (2006), khi cuốn phim về Đường Xưa Mây Trắng chính thức được khởi công.

Ông Modi tuyên bố với báo Hollywood Reporter: “Sau nhiều năm nuôi ý làm cuốn phim về Buddha, nay tôi mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm qua, cuốn sách này đã thay đổi đời tôi và nay tôi nghĩ, phải chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với cả thế giới.” Được biết cuốn phim này sẽ nhắm vào lớp khán giả 15 đến 25 tuổi. Đây là lần đầu tiên ông bỏ vốn làm phim và ông đã sang ở Hollywood, lập một công ty, Buddha Films.

Thiền sư Nhất Hạnh nói với báo chí: “Bụt có thể không vui vì đã bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.”

Đường Xưa Mây Trắng là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất giatrở thành một vị đệ tử của Phật. Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Đạt Đa tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Nhiều độc giả Việt Nam cho rằng Đường Xưa Mây Trắng kể chuyện đời đức Phật mà hấp dẫn không thua gì truyện chưởng! Các độc giả quốc tế coi đó là cuốn sách rất hấp dẫn và có phẩm chất tâm linh khiến người ta phải đọc liền, trang này sang trang khác và thấy lòng chuyển hóa.

Xuất bản lần đầu tiên bằng Việt Ngữ năm 1988, sách Đường Xưa Mây Trắng tiếp tục thuộc vào loại sách bán chạy nhất tại Bắc Mỹ và các xứ Âu, Á khác, đã dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau. Tại Trung Quốc, nhà nước Cộng Sản đã cho phép in và tái bản nhiều lần cuốn sách này bằng Hoa ngữ, từ khi họ chính thức thỉnh mời thiền sư Nhất Hạnh qua giảng dạy cho các tăng ni từ năm 1997 và nhiều lần các năm sau đó, cho tới năm 2007, sau khi thiền sư lên tiếng bênh vực đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi tiếp xúc với báo giới tại Rome (nước Ý) .

Tờ báo chuyên điểm sách Library Journal viết: “Đó là cuốn sách tác giả viết bằng trái tim của mình, dùng các nguồn tài liệu quan trọng (bằng tiếng Phạn và tiếng Hán) về cuộc đời đức Phật. Văn phong mới mẻ, đầy chất thơ của ông có thể làm say mê các độc giả sơ cơ cũng như các Phật tử thuần thành…”


***

Modi_Id_418669_Buddha


BEHIND B.K. MODI’S ‘BUDDHA’

 

On Saturday morning I got a call and was invited to spend the evening watching ‘Buddha’ on Zee TV with the maverick billionaire Mr. B.K. Modi – writes Manish Tiwari, our CEO.

I was curious to know what prompted Singapore’s 27th richest person (Forbes) to venture away from his business norm into something which obviously is his passion. Mr. Modi, a United Nations (UN) Coordinator for the Indian subcontinent and the author of books such as ‘One God’ and ‘Hinduism – The Universal Truth,’ decided to take his vision into his own hands by financing and leading the project himself.

Buddha has been a towering figure in world iconography and has gained popularity in the Western world surpassing most religious/spiritual leaders. To my delight, BK Modi’s ‘Buddha’ was not the saccharine television soap version of religious story telling which we we’re so used to after the epic Ramayana and Mahabharata got beamed in India but is rather a well produced, technically adept and well researched story telling. It was a well-blended, crossover between the West and East retaining the essence of Buddha; the layers of the story, empire, politics embodied in the background.

Buddhism has a renaissance like no other religion of yore; possibly the fastest growing religion in the Western as well as the Eastern world owing to its scientific outlook and deep compassion. Mr. Modi who has an eccentric core running through him with his divergent visions and ideas has created a new UN-like organisation called the ‘Global Citizen Forum’ which aims to use technology to promote the concept of ‘Global Consciousness’ to the remotest part of the world with a focus on achieving environmental balance, ensuring food security and an education that is not only aimed at gaining material knowledge but also focussed on evolving beyond self interest.

Mr. Modi’s technology focussed mind combined with his eastern philosophy clearly marks him as a new age thinker and entrepreneur very well abreast and possibly ahead of his time.


***
Kính mời vào xem 55 tập phim Đức Phật trên Trang nhà Quảng Đức

Ý kiến bạn đọc
24/01/201819:26
Khách
Cong duc cua cac ngai noi sao cho het . Nam Mo A Di Da Phat >
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 4890)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 18719)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 5718)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 2250)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
26/07/2021(Xem: 3357)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
24/07/2021(Xem: 2654)
Vừa trút xong gánh nặng với 94 đứa học trò trong học kỳ mùa Xuân, tôi viết đôi dòng tản mạn ngày 30/4 của 46 năm trước khi buổi sáng ngày này tướng DVM tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài-Gòn. Má tôi là Liên Gia Trưởng nên nhà được phát cây Carbine M2 và sau đó có thêm cây Shotgun. Thỉnh thoảng tôi vẫn đem hai cây súng ra lau chùi bôi nhớt cho không bị rỉ sét. Mỗi lần như vậy Má tôi vẫn nhắc chừng: - “Cẩn thận, súng đạn vô tình nghe con!”. Tôi trả lời cho Má tôi yên tâm: - “Má đừng lo, con làm quen rồi!”. Năm 72, cao điểm của chiến tranh Việt Nam qua mùa Hè Đỏ Lửa ở Cổ thành Quảng-Trị. Không biết các trường trung học ở Đô thành Sài Gòn thế nào, nhưng ở trường Trung-Thu của chúng tôi, từ lớp 10 trở lên đều được huấn luyện quân sự học đường. Có đi tập bắn ở xạ trường Phú Lâm, và tôi có trong toán biểu diễn bịt mắt tháo ráp vũ khí trong vòng 1 phút. Buổi lễ có lập khán đài rất trịnh trọng và nhiều quan chức lớn bên Bộ Tư Lệnh CSQG đến dự. Nếu tôi không lầm, có ông Chuẩ
23/07/2021(Xem: 4951)
Mục đích ra đời của đức Phật là để cứu khổ độ sanh. Nghĩa là để hóa độ mọi loài bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh hầu đưa họ từ mê tới ngộ, từ khổ đến vui. Gần 2000 năm, từ ngày đạo Phật truyền vào Việt Nam, chưa bao giờ có một số đông đảo Phật Giáo đồ phải xa lìa quê hương yêu dấu, bỏ nước ra đi như sau ngày 30-41975! Từ đó đến nay đã 24 năm dài, do đó, những trẻ em cùng tị nạn một lượt với cha mẹ hoặc sinh trưởng trên đất khách quê người đa số đều không thể nói, đọc, và viết tiếng Việt Nam một cách đúng đắn, trôi chảy. “Mười năm trồng cây, 100 năm trồng người,” tuội trẻ là tương lai của đất nước, rường cột của quốc gia, chúng ta không thể nào không lo xa, không vun bồi. Vì thế, chúng tôi không quản tài hèn trí cạn mạnh dạn viết và ấn hành bộ Phật Giáo của Nhi Đồng để bồi bổ vào chỗ thiếu thốn do thời thế tạo nên trên đây.
20/07/2021(Xem: 20795)
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư: 1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
22/06/2021(Xem: 2749)
Sáng nay tham dự buổi livestream tiếng chuông khuya do TT Thích Nguyên Tạng thỉnh chuông . Nhìn dung mạo trang nghiêm của Thầy con chợt liên tưởng đến Ngài ...Phương Trượng chùa Viên Giác HT Thích Như Điển , một danh tăng đức độ cao vời được Thầy Nguyên Tạng rất kính quý và đã cùng Thầy đồng hành trong những chuyến hoằng pháp Âu, Mỹ Châu nhiều năm qua , gần đây nhất vào tháng 6/ 2019 khoá tu học tại Bắc Âu mà con được hân hạnh tường thuật lại qua hình ảnh Thầy gửi về và được may mắn kính mừng sinh nhật Ngài vào 28/6 năm ấy . Năm tháng trôi qua theo vòng quay trái đất liên tục và đây có lẽ là lần thứ ba con được vinh hạnh viết lên những lời tán dương này đến Ngài để cúng dường và kính mừng sinh nhật lần thứ 72 dù chưa được hân hạnh diện kiến . Tuy đã được Ngài hứa rằng ...” sẽ có cơ hội “ khi nào lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức vào tháng 10/2020 được tổ chức . Nhưng than ôi ....đại dịch Covid 19 kinh hoàng đã xuất hiện và thời gian để tổ chức không
12/06/2021(Xem: 9046)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567