Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sắc nắng lung linh

10/04/201311:47(Xem: 4196)
Sắc nắng lung linh

1canhdep

Sắc nắng lung linh

Lam Khê

Em không làm sao quên được cái buổi chiều hôm ấy. Một buổi chiều của định mệnh.

Hoài Thư bắt đầu kể cho tôi nghe, giọng cô bé trầm đặc lại như tắt nghẹn. Có lẽ vì cô đang cố kiềm chế bao nỗi xúc động trong lòng. Vẫn vóc dáng mảnh mai gầy gầy mà tôi đã gặp mấy năm về trước. Nhưng Hoài Thư bây giờ không còn cái vẻ hoảng loạn thất thấn của người vừa trải qua cơn chấn động tinh thần. Đôi mắt ngây dại nay đã long lanh, dù vẫn còn phãng phất một chút buồn, một chút tư lự, thầm lặng và chịu đựng.

Cái buổi chiều mà Hoài Thư nói là định mệnh đó cách đây đã năm năm rồi. Hôm ấy, nhà Trường tan học sớm hơn mọi lần. Lúc trưa vào lớp nghe tin có bão, Thầy Hiệu trưởng đã cho tất cả học sinh ra về. Hoài thư cũng tất tả chạy về lo phụ mẹ đem những tấm lưới phơi trước sân vào nhà. Chẳng mấy chốc bầu trời đổ sập một màu xám xịt. Mọi người lo lắng nhìn ra ngoài biển. Gió mỗi lúc một thổi mạnh lên, cuốn theo các đám mây đen dày đặc nhanh chóng phủ kín khắp mặt đất. Trên biển, những đợt sóng ngầm dường như chỉ chờ có thế là bắt đầu thổi tung bọt nước trắng xóa lên cao, quật mạnh vào bờ một cách giận dữ. Tiếng gió rít hoà lẫn với tiếng sóng vỗ, tạo nên một thứ âm thanh chan chát lạnh lùng đến ghê rợn. Rồi mưa trút xuống...nặng hạt và cũng dữ dội không kém.

******

Dõi tầm mắt nhìn ra xa, Hoài thư còn trông thấy thấp thoáng mấy con tàu nghiêng ngửa đang cố chống chọi trước cơn phong ba của biển trời. Những cánh buồm siêu vẹo chao nghiêng đang nỗ lực tiến vào bờ. Nhưng dường như chẳng còn kịp nữa rồi. Cơn gió cấp mười thổi với tốc độ ghê hồn đã đánh vào những thân tàu mong manh, khi chỉ còn cách bờ vài trăm mét làm vỡ tung hết mọi miền hy vọng sống còn của hàng trăm sinh mạng. Tất cả bị cuốn trôi theo triều sóng. Những cái đầu người nhấp nhô dật dừ trong giây lát rồi cũng bị nhận chìm mất hút. Trên bờ... bỗng chốc đầy kín dòng người chạy đến. Mặc cho trời mưa gió bão táp, họ cùng la khóc gào thét trong nỗi tuyệt vọng. Những tiếng la đã trở nên quá lạc lõng trước bao âm thanh hổn loạn của đất trời.

Chuyện mà Hoài thư kể cho tôi nghe cũng giống như bao câu chuyện thương tâm khác đã xãy ra nơi đây khi cơn bão số năm đi qua. Những con tàu ra khơi đã không kịp quay về khi nghe tin có bão. Một vài chiếc trở về, chưa kịp cập bờ cũng bị sóng đánh tan tác. Lòng đại dương sâu thẳm đã là nơi an nghỉ vĩnh viễn cho những con người quanh năm lăn lộn cùng mây biển. Trong số đó có cả người cha thân yêu của Hoài Thư.

Tận mắt chứng kiến tấn thảm kịch bi thương hôm ấy, tâm lý cô gái nhỏ đã bị kích dộng mạch. Hàng trăm xác chết được vớt lên.. hàng trăm gia đình mất người thân kêu khóc vang xa cả một gốc trời côn đảo. Hoài Thư cũng khóc đến ngất lịm khi người ta đem xác ba em về. Sau đó cô bé không còn biết gì nữa. Suốt ngày cô la khóc một cách điên dại. Có khi chạy khắp các bờ biển để kiếm tìm, cười nói một cách ngây ngô. Người mẹ sau nỗi đau khóc chồng, lại phải lo chạy chữa cho con. Trái tim rắn rỏi của người phụ nữ miền biển đã giúp bà vượt qua bao cơn sóng gió.

__ Hoai Thư chưa kể cho cô nghe vì sao em lại hết bịnh?

Tôi hỏi khi thấy em trầm ngâm nghĩ ngợi.

__ Dạ…... nghe mẹ nói gia đình em lúc ấy rơi vào cảnh túng quẩn. Anh Hai đang học trên thành phố phải bỏ về để lo cáng đáng việc nhà. Đám ba xong thì mẹ đưa em đi chữa trị khắp nơi. Bác sĩ bảo em bị tổn thương tinh thần, cần phải có thời gian tịnh dưỡng mới mong hồi phục. Lúc ấy mẹ thường đến chùa để cầu siêu cho ba, cũng có dắt em theo. Ni sư trụ trì thương cảm mới bảo mẹ để em ở chùa để được yên tỉnh và uống thuốc nam thử xem. Có lẻ nhờ khung cảnh tôn nghiêm thanh tịnh và một phần nhờ sự tận tình của quí sư cô mà bịnh em dần dần thuyên giảm. Hai năm nay thì em hầu như hết hẳn. Hiện giờ em đã về nhà vì chỉ còn mình mẹ. Anh hai cũng nối nghiệp ba đi biển có khi hằng tháng mới về. Rồi cô bé lắc đầu:- Biết làm sao được hả cô? Bởi cuộc sống của người dân nơi đây đã gắn liền với biển từ bao đời nay rồi.

Tôi cũng khẽ thở dài, tỏ vẻ đồng cảm với em. Biết làm sao được, khi biển muôn đời vẫn là nguồn lợi bất tận, để cho mọi sinh vật tồn tại phát triển. Dù rằng trong sự tồn tại ấy, vẫn luôn phủ trùm nhiều nỗi đau thương mất mát đến tê lòng.

Vừa nghe Hoài Thư nói chuyện tôi vừa đi, bỗng chốc đã ra tới bờ biển. Tôi đứng lại, cố hít thật sâu để tận hưởng cái không khí trong lành qua làn sương mằn mặn bốc lên từ biển nước. Buổi sáng biển thường trong xanh và dìu dịu vài con sóng nhỏ nhoi đằm thắm. Chắc hẳn biển đã thấm mệt sau một đêm tung hoành gào thét, hay vì nó không nỡ khuấy động cái khung cảnh im ắng nầy. Từ gốc chân trời phía đông, một ít vầng dương vừa lố dạng. Mặt trời ở biển thường ra sớm và lặn cũng sớm. Vài tia nắng đầu tiên chiếu thẳng xuống mặt nước tạo nên một mầu sắc lung linh sóng động, đẹp một cách mờ ảo mênh mông.

Đang miên man suy nghĩ...Tôi quay lại thì không còn thấy Hoài Thư đâu nữa. Cô bé biến đâu mất rồi nhỉ? Tôi nhìn quanh quất và nghe tiếng gọi từ phía bên kia đụn cát. Hoài Thư tươi cười bước tới, trên tay cô bé cầm chiếc vỏ sò khá to.

- Hôm nay cô trở về thành phố rồi. Hoài Thư muốn tặng cô chiếc vỏ sò xinh xắn nầy đem về làm kỷ niệm.

Tôi cầm vỏ ốc lên ngắm nghiá rồi khẽ nói:_Cô cũng định mua cái gì để tặng cho Hoài Thư. Em thích gì nào?

Hoài Thư lắc đầu:_ Thôi cô đừng mua nữa. Ở đây quà biển không thiếu đâu. Cô về thành phố thỉnh thoảng ra đây thăm biển là đủ rồi.

Có tiếng chuông chùa vọng lại, ánh mắt Hoài Thư liền quay về thực tại. Cô bé nói nhanh:_Thôi em chào cô. Chúc cô đi đường bình an. Sáng nay trên chùa có khoá lễ, em phải lên đó bây giờ, chắc là không thể đưa tiễn cô được.

Tôi nhìn theo dáng Hoài Thư đi khuất sau cánh cổng chùa mà lòng cứ miên man nghĩ ngợi về một phép mầu nào đó, đã mang lại sự sống cho cô gái nầy. Phép mầu ấy bắt nguồn từ một niềm tin sâu xa và bất diệt hay từ trong cuộc sống đời thường, khi mà con người luôn phải vật lộn giữa cái sống và cái chết, giữa niềm hạnh phúc đam mê cùng nỗi đau vô tận. Dù gì thì hôm nay bầu trời cũng đã nắng ráo và trong sáng hơn như để báo hiệu một ngày bình yên nơi biển cả. Mọi sức sống vẫn tiềm tàng. Ngoài kia biển đang reo vui……..dưới những sắc nắng lung linh dịu dàng mà thâm thiết..

---o0o---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 5594)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6936)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3296)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6100)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14519)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13724)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17228)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11026)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4180)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
21/09/2012(Xem: 12253)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]