Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qua mùa mưa bão

10/04/201311:48(Xem: 4563)
Qua mùa mưa bão

mua_rain1

Qua mùa mưa bão

Lam Khê

Trong cuộc sống có những sự việc xảy ra cứ bắt người ta luôn nhắc nhở đến với tất lòng trân trọng kính ngưỡng. Cái nhớ đôi khi chỉ từ một lẽ rất thường tình, một thoáng hương xa chợt đến chợt đi trong cõi vô thường, mà khắc đậm nên cho đời bao ý hướng thanh cao ngời ngợi.

Năm đó Tôi về quê nhằm vào mùa mưa bão. Về thăm Quê mùa này thì chẳng có gì thú vị. Nhưng là vì giỗ đầu của người bác dâu, với lại lâu lắm không có dịp về quê, Tôi những muốn tận hưởng cái rét buốt nơi quê nhà để được ngâm mình trong mớ áo khoát dày cộm ít khi được dùng đến.

….Bà Thượng lui cui dọn dẹp giuờng chiếu trong căn chói lá của mình. Cái chòi rộng chưa đầy mười mét vuông nằm trên mảnh đất của ông anh họ con người O (Cô) ruột của Tôi, và cũng là cháu gọi bà bằng cô. Gia sản trong nhà chỉ có chiếc giường tre, chiếc bàn con, cái bếp lò bé bé sứt mẻ và vài vật dụng chẳng giá trị gì. cũng không có được ngọn đèn điện như phần đông các gia đình khác trong xóm. Bà lấy mùng mền gối vớ ra cho Tôi và bảo:_ Cô nằm đây nghỉ cho yên tịnh, chứ bên đó đám sám ồn ào, tụi nhỏ lại ăn nhậu ca hát suốt đêm không ngủ được đâu. Mùng mền Mệ giặt sạch cất kỹ chỉ để cho khách. Mấy người trên phố lâu lâu về cũng thích nghỉ ở đây.

Thấy bà như muốn đi đâu Tôi vội hỏi:_ Giờ này mà mệ còn đi đâu à?_ Lần đầu tiên về quê, Tôi gọi mấy Mệ bằng tiếng Bà như trong miền Nam liền bị quở ngay.

_ À! Cô cứ ngủ đi! Mệ phải đi xuống xóm chơi với tụi nhỏ một chút, khoảng chín mười giờ mới về ngủ được, quen rồi.

Một mệ già gần tám mươi thích chơi với đám con nít trong xóm chài này, Tôi có nghe mấy Ông anh họ kể lại. Hồi chiều thấy Tôi một mình thơ thẩn trước sân nhà Bác, bà qua chơi nói chuyện rồi rủ Tôi sang liều tranh của bà ngủ lại. Rồi bà kể chuyện cuộc đời mình cho Tôi nghe, có lẽ thấy Tôi là nhà tu hành, bà tỏ ra thật ân cần thân mật:_ Thằng con của mệ nếu còn tu, năm nay cũng lên tới Thượng Toạ chi rồi.

Chuyện đời của bà là một trang tiểu thuyết buồn, như hầu hết những phụ nữ nhà quê khác ở vào giữa thế kỷ trước. Chồng bà đi kháng chiến rồi tập kết ra bắc, bà một nách nuôi hai con thơ và một bà mẹ chồng đau yêú. Thời khó khăn, bà làm đủ công việc từ làm nông trồng vườn, đan lát, đón ghe mua cá tôm đem lên phố bán để nuôi mẹ chồng nuôi con. Nhưng rồi đứa con gái bị bịnh mất sau đó mấy năm, còn Hoàng- con trai lớn của bà học hết cấp hai, bèn nằng nặc xin mẹ đi tu :_ Lúc ấy nó thường lên ngôi chùa ở xóm trên làm công quả, Sư Ông trụ trì rất thương nó. Lâu ngày thấm tương thấm chao, rồi đòi xuất gia luôn. Tôi vì cảnh một mẹ một không nở cách xa. Thấy con quyết tâm, hơn nữa mình cũng hiểu đạo. Con đi tu cũng là điều phước lộc cho cha mẹ. Nghiệp duyên nó ở chùa, mình đâu ngăn cản được. Hồi đó cả mấy xóm chài này chỉ có mỗi ngôi chùa đó mà cũng đã xưa cũ hư nát, nhưng bổn đạo rất thuần thành, xem việc chùa như việc nhà mình vậy.

_ Đi tu rồi Hoàng vẫn đi học văn hóa_ Hồi đó phải đi đò lên phố học. Về chùa Sư Ông dạy thêm kinh chữ Hán. Cậu nhỏ siêng năng và học rất khá. Tôi lúc ấy ngoài chuyện đồng áng ở nhà, mỗi ngày cũng lên xuống chùa phụ làm công quả, mà cũng là để lo cho con mình.

Mệ chợt ngừng lại, ánh mắt nhìn xa xăm như đang hồi tưởng lại bao chuyện đời đã qua.

_ Chuyện cậu Hoàng đi tu rồi thế nào hả Mệ? Tôi vội cất tiếng hỏi tiếp khi thấy bà yên lặng hơi lâu.

_À! Khi nó học xong Trung Học được đâu ít năm thì Sư Ông mất. Chùa chỉ có hai thầy trò, thế nên Hoàng được kế nghiệp trụ trì. Nó có học lại lanh lợi giỏi giang nên việc chùa cũng không có gì đáng nói. Lúc ấy thời sự bất ổn, cuộc sống dân cư miền biển rất khó khăn, nhưng cảnh chùa quê vẫn yên ổn, thâm tình thầy trò bổn đạo vẫn tới lui sâu đậm. Rồi thì đất nước thanh bình, cái buổi giao thời ấy có biết bao điều éo le thay đổi….

Bà lại im lặng. Cái im lặng để cố nhớ lại từng chi tiết và cũng là để che dấu bao xúc động trong lòng. Chuyện đã lâu lắm rồi. Cũng bởi người già thường sống với kỷ niệm nên mọi việc đối với bà dường như mới xảy ra. Đoạn tiếp theo Tôi đã được nghe mấy Ông anh họ nói qua. Tuy vậy tôi vẫn thích được nghe bà kể lại. Lúc mới gặp bà, Tôi có thiện cảm ngay. Một đời người sống trong nghèo khó, mang nặng nỗi buồn riêng tư, vậy mà nhìn bà vẫn toát lên một phong thái tự tại an nhàn, không khắc khổ như nhiều mệ già nhà quê khác. Bà lại có lối nói chuyện dễ thu hút người nghe. Giọng Huế miền biển mà sao vẫn nhẹ nhàng êm ái, vậy nên đám con nít rất yêu mến thích gần gũi bà.

Giải phóng về, điều bà chờ đợi đoàn tụ với người chồng xa cách suốt hai mươi năm đã không thể trọn vẹn. Ông ấy về quê mang theo một bà vợ và đàn con nheo nhóc khác. Thì thôi, thời chiến loạn và sự xa cách đằng đẳng như vậy cũng đâu thể trách ai được. Nhưng sự tình đâu chỉ có thế…

_ Tôi cực khổ một đời nuôi con, lại lo cho mẹ chồng khi bà đau yếu bịnh hoạn cho đến lúc mất đều chu toàn bổn phận dâu con mà không hề than thở nửa lời. Vậy mà…ngày Ông trở về chẳng có lấy một lời an ủi hỏi han, tôi cũng chẳng buồn lòng. Duyên nợ vợ chồng chỉ bấy nhiêu, tình không còn thì nghĩa có là gì đâu. Đằng này, Ông còn lấy quyền làm cha và quyền một cán bộ lãnh đạo, hăm doạ bắt buộc con Tôi hoàn tục…

_ Và Cậu Hoàng phải nghe lời hở Mệ?

_ Lúc đó, mấy thầy mấy cô còn trẻ bị giao động lắm. Thằng con Tôi cũng vậy. Ba nó cứ dụ dỗ thôi thúc, lại hứa hẹn đủ thứ. Thế là nó xiêu lòng. Nó hoàn tục rồi theo Ông vào Đà Nẵng mà chẳng thiết đến nỗi buồn đau của Tôi lúc ấy.

_ Bây giờ Cậu vẫn ở Đà Nẵng ?

_ Không! Thời gian đầu Ông cũng lo lắng kiếm cho nó công việc. Đâu vài năm nó lấy vợ. Hai cha con lại nãy sinh bất đồng, việc làm lại không phù hợp. Thế là nó bỏ vào Đồng Nai. Đến bây giờ vẫn làm rẫy làm nương vất vả lắm, con lại đông.

_ Thỉnh thoảng Cậu có về thăm Mệ chứ?

_ Ôi! Mười mấy năm rồi, nó không về lấy một lần. Lại cũng không thư từ thăm hỏi. Chúng nó chẳng hề nghĩ là mình còn bà mẹ phải sống lầm lũi nơi quê nhà, nương dựa vào bà con chòm xóm. Mà có lẽ vì không khấm khá gì, đâu còn mặt mũi trở về gặp ai.

Bà lặng lẽ nhìn ra cảnh trời đang sập tối. Hình như có cơn mưa bão từ ngoài biển khơi sắp đổ bộ vào đất liền. Dông bão cuộc đời và dông bão trong lòng người mẹ này có khi nào lặng yên. Bà khẻ thở hắt ra nói: _ Cái số Tôi nó vậy cô ơi! Cứ xem như mình không chồng không con để thoải mái sống với tháng ngày còn lại. Tôi bây giờ cũng chẳng lo buồn gì nữa. Sống nhờ bà con xóm làng, chết rồi cũng nhẹ nhàng ra đi. Ngày ngày lên chùa làm công quả, vui với đám con nít mà lòng già thanh thản an lạc. Hôm nay gặp cô là người tu hành, Tôi chạnh nhớ lại chuyện xưa nên nói lại chút đó thôi.

…Nửa đêm cả làng thức giấc giữa tiếng gió rít ghê hồn từ ngoài khơi vọng lại. Tiếp theo là mưa. Mưa như trút nước. Mưa tuôn tất cả mọi sức mạnh của đất trời xuống ngay vùng đá sỏi trơ gan này. Cơn bão đã đổ vào đất liền. Bà Thượng cũng trở dậy, thấp thỏm đi lại trong căn chòi. Nơi bà ở nằm trên cao, những năm lụt lớn nước chỉ mấp mé ngoài sân, căn chòi cũng trải qua bao mùa gió bão mà chẳng hề hấn gì. Nhưng nào bà có quan tâm cho sự sống còn của mình đâu. Bà đang lo lắng cho mấy đứa trẻ ở trên chùa. Ngôi chùa mà thằng con bà ngày trước từng làm trụ trì, có một thời gian bị bỏ hoang, làng xã phải cử người lên trông nôm hương khói. Mười mấy năm nay có thầy từ trên phố về trụ trì, sự sinh hoạt của bổn đạo mới có sinh khí nề nếp trở lại. Thầy có mở lớp học tình thương, để trẻ em nghèo được đến lớp. Lại có cả lớp nội trú, dành cho bọn trẻ nơi miền biển xa xôi ở luôn tại chùa để tiện việc học hành. Hằng ngày bà vẫn lên chùa làm công quả, phụ với mấy cô Bảo mẫu nấu ăn và chăm sóc bọn trẻ. Lúc rảnh, bà thường bày trò chơi và kể chuyện cho chúng nghe. Bà vốn có duyên nói chuyện mà. Tuổi già của bà không cô độc trong nỗi quạnh hiu, mà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười nói. Bà vui với thôn xóm, với trẻ thơ. Cuộc sống của bà gắn liền trong niềm tin yêu của mọi người.

Từ sáng sớm, cư dân các vùng ven biển gồng gánh đưa nhau lên chùa tránh bão. Bà Thượng tất bật lo cơm nước cho dòng người tỵ nạn. Thầy trụ trì thì vận động đám trai tráng trong thôn ra ngăn đập và giúp đỡ những gia đình còn kẹt trong mưa lũ. Người lớn thì đủ thứ chuyện để lo lắng, còn bọn trẻ thì vô tư chạy giởn. Bà lại phải lo trông coi chúng, nhưng bận rộn quá bà không thể chơi hay kể chuyện, nhiều đứa nghịch ngợm cứ thích nhào ra ngoài mưa tắm, chẳng biết gì đến nguy hiểm. Cha mẹ chúng an tâm khi gởi con lên chùa. Chùa nằm trên đồi cao, mới xây cất lại rất chắc chắn. Mưa bão mùa này không lớn lắm, nhưng không phải là không có những mối đe doạ rình rập.

Trưa hôm đó…mưa đã tạnh, gió cũng bớt hoành hành. Nước ở các vùng thấp đã rút nhanh theo dòng chảy xiết ra sông biển. Bầu trời vẫn u ám như mọi ngày. Tôi ủ mình trong tấm chăn bông dày mà cái lạnh như từ ruột gan toả ra. Đang nghĩ tới chuyến trở về nhà ngày maiø, tôi chợt nghe tiếng xôn xao bên ngoài:_ Bà Thượng mất rồi, ở trên chùa ấy.

Sao lại như thế nhỉ? Tôi vùng ngồi dậy, theo mấy ông anh họ lên chùa.

Khi người ta đem được bà lên thì thân thể đã lạnh cứng, nhưng bà vẫn chưa chết. Đôi mắt đờ đẩn nhìn quanh, miệng khẻ thì thào:_Mấy đứa nhỏ. Cứu mấy đứa nhỏ.

Ai đó ghé vào tai bà nói:_ Mấy đứa nhỏ đã được cứu lên bình yên rồi. Để tụi con hô hấp cho bà…

_ Thôi khỏi… như vậy là được rồi….

Thế là bà ra đi… nhẹ nhàng không chút vướng bận. Nơi bờ ao sau chùa, tụi nhỏ chạy ra chơi đùa sau nhiều ngày bị bó gối trong nhà, rồi nhảy xuống tắm và bị hụt chân. Bà đi ra nhìn thấy, không chần chờ liền nhào xuống cứu. Tuổi già sức yếu, khi kéo được hai đứa lên thì bà chới với, nhưng còn mấy đứa nữa. Bà lướt đi trong dòng nước lạnh cóng và chảy xiết, cố đến nơi có những bàn tay đưa lên. Lúc này mọi người chạy ra…..

Cơn mưa bão suốt một tuần lễ rồi cũng dứt. Tôi chuẩn bị xuôi chuyến tàu trở về Nam mang theo ít nhiều nỗi niềm hoài hương cố quận. Lúc này làng xóm quê nhà mang một sắc buồn ảm đạm. Trận bão đã tàn phá nhiều nhà cửa ruộng vườn, làm hư nát nhiều đoạn đường nối qua các thôn xóm. Nhưng không khí thê lương đọng lại trong lòng mọi người ít nhiều chính là đám ma của bà Thượng, người duy nhất bị thiệt mạng sau cơn bão. Ngôi nhà lá xiêu vẹo, mái tranh gió đánh phần phật suốt ngày đêm vẫn còn đó, mà bà thì vĩnh viễn không quay về nữa. Bác Tôi bảo đám tang bà buồn và lớn nhất trong thôn từ nhiều năm nay. Không kèn trống tưng bừng, đứa con trai phương xa cũng không quay về kịp_ Có lẽ mưa bão đã làm trễ nãi đường xá thư tín. Người của mấy thôn đều tập trung đến để đưa tiển bà. Cả mấy lớp học tình thương cũng để tang cho Bà. Người ta buồn vì từ nay vắng đi tiếng nói nụ cười của bà, vắng đi sự ân cần vồn vả lúc nào cũng sẵn lòng vì mọi người. Tiếng tụng kinh ngân rền trong buổi chiều lặng sóng để đưa một người trở về nơi chốn thiên thu. Ai rồi cũng phải ra đi. Nhưng hình bóng của bà dường như vẫn còn đâu đó trong âm vang lòng người ở lại.

Mưa bão đã qua rồi. Mọi việc rồi cũng trôi nhanh theo lẽ tuần hoàn của năm tháng. Cánh hoa dù tàn, vẫn toả sắc hương. Đời người một khi trở về cát bụi vẫn để lại chút hương tình cho nhân thế. Những ngày lưu lại nơi miền quê hương đầy mưa giông gió bão này, Tôi đã cảm nhận ra được một lẽ sống tiềm tàng bất diệt, ngay giữa dòng đời sanh diệt bể dâu.

---o0o---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 5594)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6936)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3296)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6100)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14523)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13725)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17230)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11027)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4180)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
21/09/2012(Xem: 12253)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]