Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi tượng Phật.

10/04/201311:41(Xem: 3333)
Đôi tượng Phật.

Đôi tượng Phật

Chiều dần buông, khách vãn chùa lần lượt ra về, chùa Bảo Quang trở lại ninh tịnh, yên ắng. Pháp sư Trí Thông bảo đám đệ tử hồi phòng ngơi nghỉ, còn tự mình quét dọn nhà chùa, phủi sạch bụi bặm trần ai, xua tan mọi huyên náo nóng nực của cả một ngày.

Khi đến bên tượng đồng Phật Tổ tọa ở hậu điện, làn chổi của Trí Thông khẽ chạm vào thân hình một người đang nằm co ro trên nền chùa và do đó khiến anh ta tỉnh giấc.

“Lạ thật, đến giờ này mà vị khách còn chưa chịu về?”. Trí Thông suy ngẫm, nghi hoặc. Người khách vội vàng đứng dậy, lễ phép thưa trình: “Tượng Phật đây vô cùng hiền từ sinh động, thần thái siêu phàm, thoạt trông đã không nén nổi cảm xúc nên vội vàng ghi lại đôi ba nét quý giá này. Đang khi lim dim suy nghĩ và thể hội hết vẻ đẹp diệu kỳ của pho tượng thì lạc vào cõi mộng lúc nào không hay và làm sư thầy bận tâm, thật có lỗi, dám xin sư thầy xá tội”.

Trí Thông đảo mắt nhìn người khách ăn bận giản dị, thân hình gầy gò với cặp kính trắng che đôi mắt long lanh, trên tay còn cả tập ký họa, nhà sư mỉm cười:“Con có thể cho ta xem những họa phẩm kia không?”.

“Dạ không dám, mong sư thầy đừng cười”, nói đoạn, người khách đưa cho Trí Thông tập ký họa. Quả nhiên trên trang giấy mỏng manh, những đường nét sinh động, hiền từ và cả thần thái siêu phàm của pho tượng Phật Tổ được khắc họa. Xem xong, ánh mắt Trí Thông ôn hòa trở lại, nhà sư hỏi: “Tượng Phật trong chùa có đến cả trăm, cớ sao con chỉ thích vẽ mỗi pho tượng này?”.

Người khách tươi cười: “Có thể con còn ngu dại, mong sư thầy bỏ qua, con mới dám nói… Theo con, các tượng khác đều là phàm tục, chỉ mỗi pho tượng này còn mang được đôi phần tiên khí.

Đầu óc Trí Thông bừng nóng, nhà sư nắm tay người khách, “Đi theo ta”, dẫn về phòng riêng của mình.

Trí Thông mời khách ngồi, dâng trà và nói: “Con thật có kiến giải, ta xem như thượng khách. Con thấy đấy, trong chùa này ngoài pho tượng đồng Phật Tổ, còn lại đều là giả!”.

“Đều là giả?”, người khách vặn hỏi.

“Những tượng Phật mà người trụ trì trước ta để lại, mười mấy năm nay đã hư hỏng, phải dựng mới. Nhưng thợ bây giờ khác trước xa, hồi ấy, tâm trung hữu Phật, thành tâm điêu khắc, bàn tay và tấm lòng là một, tạo nên tượng phẩm. Còn ngày nay, tâm trung vô Phật, chỉ nặn được hình hài mà không mang được thần sắc, âu cũng để lừa dối kẻ tục nhân. Những hoành phi, thư pháp treo ở đây cũng thế, toàn là bản sao, chính bản đã đưa về bảo tàng di tích (!) và đến cả hòa thượng cũng giả… con ạ (!)”.

“Sao? Hòa thượng cũng giả”.

“Ăn chay, mặc thiền mà lòng không quy Phật thì làm sao gọi là hòa thượng được? Ta có vài chục đệ tử nhưng chân tâm hướng Phật thì đã dễ mấy ai. Thân kề bên Phật mà lòng mong trần tục, cho nên họ cũng xem những Phật kia là giả, đều do đất đắp dựng và không cung kính”.

Người khách gật đầu lia lịa: “Sư thầy có lý, song những thứ giả ấy cũng không ngăn được tấm lòng thành của khách hành hương, mấy năm trở lại đây, nhà chùa vẫn đông vui, hương khói vẫn ấm áp kia mà?”.

“Cho nên ta không thể nhẫn tâm dùng cái giả để đánh lừa cái thật của mọi người. Nhưng trong những đoàn người hành hương vãn chùa đã mấy ai phân biệt được thật, giả?”. Nói đến đây Trí Thông đột nhiên đứng dậy: “Hiếm ai như con, có đôi mắt tinh tường, ta sẽ đưa con xem một cái thật nữa”.

Lát sau Trí Thông từ phòng trong bước ra, tay ôm hộp cẩm. Nhà sư mở hộp, lần giở lớp lụa mỏng thì hiện ra tượng Phật bằng ngọc, tư thế nằm nghiêng, đầu gối trên tay, kích thước cỡ bằng cuốn sách nhưng nom như hài nhi sơ sinh, sáng long lanh và vô cùng diễm lệ.

Người khách kinh ngạc, vội vàng đứng lên, mắt đắm vào ngọc Phật, hai tay giơ ra mà không dám chạm vào vật quý.

“Sao con?”.

“Tuyệt phẩm, vừa thoát khỏi trần tục, vượt lên thần khí, lại quy phục tự nhiên, con ngỡ Người sẽ nói điều gì, không dám chạm vào, sợ làm Người đau”.

Lòng Trí Thông xốn xang như lửa cháy, hận một điều là kẻ tu hành nên không tỏ bày tâm đắc cùng bạn tri âm kia.

“Con biết không? Ngọc phật bao giờ cũng thành đôi, pho kia còn tuyệt mỹ hơn pho này nữa”.

“Cầm bằng sư thầy cho xem ngọc Phật cả đôi thì dù cho từ hôm nay mắt con có vì thế mà mù lòa, không còn thấy gì nữa, con cũng cam lòng”.

Trí Thông vui mừng khôn tả, nhà sư lướt đi như bay, ôm ra hộp thứ hai…

… Khói trà vẫn nghi ngút tỏa lan, nhưng “kẻ tri âm” và ngọc Phật thì không còn nữa, vỏ hộp cẩm rơi xuống nền chùa.

Màn đêm buông xuống, chùa Bảo Quang ninh tịnh như bao năm xưa không dấu chân người.

Trí Thông mặt tràn lệ chảy, quỳ trước tượng Phật, mong tìm được một lời đáp từ trong khóe mắt và nụ cười hiền từ của Ngài, vì sao trên thế gian trần tục này, người ta xem cái giả là chân thật mà thờ phụng, chiêm ngưỡng, ngược lại cái thật lại cho là giả dối mà vứt bỏ, chối từ.

PHAN PHONG (Theo Tuyển tập Truyện ngắn Trung Quốc)

----o0o---

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/9/119990/
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2012(Xem: 7993)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
14/09/2012(Xem: 4901)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….
21/08/2012(Xem: 3256)
Kính mời quý vị, quý bạn, quý Phật tử thưởng thức một truyện ngắn thực pha lẫn hoang đường, vừa có tính huyền bí vừa có tính cách triết lý, để thấy cuộc đời này tưởng như thực nhưng không có gì thực cả. Tất cả do tâm thức biến hiện. Thần linh chỉ là trò che mắt chúng sinh.
20/07/2012(Xem: 15887)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
03/07/2012(Xem: 3031)
Ni sư Ryonensinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.
14/06/2012(Xem: 25921)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
23/05/2012(Xem: 3747)
Cách chùa khoảng một trăm mét, xéo về phía tây, dòng sông chảy hiền hòa uốn quanh thôn làng, bao bọc gần hết chu vi ba mặt của xóm nhỏ, chừa mặt tây trông ra ngọn núi hình dáng như người nằm ngủ nghiêng mà ở khúc đuôi của nó như một bàn chân đang chỉa năm ngón lên trời. Ba người ngồi trên bãi cát hẹp của bờ sông. Phía trên đầu, gió chiều đang luồn qua lùm tre tạo ra những âm thanh xào xạc dễ chịu.
23/05/2012(Xem: 5134)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
10/05/2012(Xem: 6657)
Tập sách bạn đang cầm trên tay là bản dịch Việt ngữ của cuốn ‘The Snow Lion`s Turquoise Mane’. Cuốn này do Surya Das tập hợp các mẩu chuyện do các vị Lạt-ma Tây Tạng kể lại, được xuất bản năm 1992 tại Mỹ. Các mẩu chuyện ngắn này nhắc nhở đến những chuyện liên quan đến các vị đạo sư, từ đức Thích-ca cho đến các vị hiện nay còn sống như Đạt-lai Lạt-ma. Phần lớn các mẩu chuyện này toát ra nhiều đạo vị, nhất là gián tiếp chỉ cho người đọc thấy triết lý của toàn bộ đạo Phật, đó là nhận chân ra rằng mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ của tâm vật chẳng qua đều là biến hiện của tự tính trong tâm thức mọi loài. Đó là tự tính vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, lại không hề rời xa con người, nhưng trực nhận ra điều đó là một quá trình tu học gian nan mà các mẩu chuyện này cũng có nhắc đến.
09/05/2012(Xem: 3545)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động. Tuy là đang bị bệnh ung thư trầm trọng, bác sĩ Trân vẫn ráng chịu đau và dùng Tín, Nguyện niệm Phật vô cùng kiên cố của mình để lên giảng đài thuyết pháp. Khi tuyên bố bị bệnh bà nói: “Bây giờ vừa đúng lúc để tôi nhất tâm niệm Phật và chuẩn bị vãng sinh”. (Sau lần nói chuyện này bác sĩ Trân từ chức và lên núi xuất gia).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]