Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Festival Huế và hơn thế nữa

05/05/201615:37(Xem: 5148)
Festival Huế và hơn thế nữa

Cat Tuong Quan Ta Thi Ngoc Thao
FESTIVAL HUẾ VÀ HƠN THẾ NỮA

Tạ Thị Ngọc Thảo

Festival Huế lần 9 đã chiêu đãi khách quý và bà con mình một bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc, ẩm thực, gồm: Lễ hội chính 13 chương trình; Hoạt động hưởng ứng 28 chương trình; Âm nhạc 27 chương trình; Nghệ thuật truyền thống 9 chương trình; Múa 9 chương trình; Triển lãm, trưng bày, sắp đặt 19 chương trình; Nghệ thuật 14 chương trình. Để thực hiện một Festival hoành tráng, kỳ công, đa dạng, đậm chất Huế như vậy, ai cũng biết là không hề đơn giản. Nó thấm đẫm trí tuệ, mồ hôi, tâm huyết của chủ (Bộ máy nhà nước và bà con Thừa Thiên Huế) và khách (các đoàn quốc tế và du khách).

Thế mà, trước giờ khai mạc một tiếng, trời đổ mưa!

1/ Ấm trái tim

Mưa không nặng hạt nhưng cũng đủ nhạt phấn son trên gương mặt các cô gái độ xuân thì. Mưa giúp các chàng thanh niên được dịp thổ lộ tình cảm bằng cách tìm dù, tìm quạt che cho nàng khỏi ướt. Mưa dù chỉ bay bay nhưng cũng làm các vị khách quý phải khoác lên mình chiếc áo mưa, rồi nhìn nhau, cười. Tiếc nhất là quý khách nữ thành viên trong Diễn đàn FEALAC. Quý bà đã tranh thủ giờ nghỉ tìm về phố Tây của Huế đặt may áo lụa Hà Đông để diện đêm khai mạc. Thế mà trời đành lòng mưa! Có phải do vậy mà, quý bà chỉ choàng áo mưa chứ không mặc vào. Phải chăng vì muốn khoe chiếc áo lụa tim tím mới may?

Mưa. Người ngồi trên khán đài thương Ban tổ chức (BTC) và thương Huế quá trời vì tưởng rằng lễ khai mạc sẽ vắng người tham dự. Ngờ đâu, khi ngoái đầu qua trái, qua phải, phía sau, không còn một ghế trống. Đó là chưa kể số khách phải đứng. Khi chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) tuyên bố khai mạc lễ hội, một rừng người bạt ngàn tham dự Festival 9, trật tự, kỷ luật, im phăng phắc. Văn hóa ứng xử này không tự dưng mà có, đó là sự đúc kết từ 710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân bây giờ trở thành nét đẹp “chẳng nơi nào có được” của người Huế. Vùng đất cố đô và kinh đô Phật giáo.

Mưa. BTC liền điều động đội nhóm hỗ trợ lên lau sàn sân khấu. Tuy vậy, khi các đoàn biểu diễn màn tung hứng vẫn có chút trơn trợt, diễn không được như ý. Thay vì xì xào, chê trách, toàn thể khán đài vỗ tay ủng hộ. Vì vậy, diễn viên cười mà khách cũng cười.

Mưa không làm nản lòng một “loại khách kỳ lạ”, đứng dọc theo từng khán đài, thà chịu ướt chớ không mặc áo mưa. Họ, đa số là những thanh niên mặt mày sáng sủa, áo bỏ vào quần, ăn nói lịch thiệp, cử chỉ hòa nhã. Thay vì nhìn lên sân khấu thưởng thức các tiết mục, tầm mắt của họ lại hướng xuống khán đài, quan sát khán giả rất kỹ và rất rất sâu. Khách biết, họ đã và đang âm thầm góp một phần lớn giúp buổi diễn được thành công tốt đẹp!

2/ Đã con mắt

Một điểm nhấn quan trọng trong số các hoạt động diễn ra trước khai mạc Festival là buổi tiệc đứng (buffet) do UBND thành phố Huế chiêu đãi khách về dự Phiên họp đầu tiên của Dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa của Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh FEALAC” tổ chức tại Nhà Bảo tàng Văn hóa Huế lúc 18h30 ngày 28/4/2016. FEALAC là một cơ chế hợp tác gồm 36 quốc gia từ khu vực Đông Á - Mỹ Latinh với mục đích xây dựng một kênh đối thoại chính thức và thường xuyên giữa hai khu vực. Thông qua FEALAC, Festival Huế phát triển thêm các lĩnh vực giáo dục, xã hội, kinh tế. Buổi chiêu đãi diễn ra với nghi thức tinh gọn, không khí giao lưu nhẹ nhàng, thực đơn chủ yếu là món địa phương được bày trí đẹp mắt. Còn khách tham dự thì, chủ cũng xinh mà khách cũng xinh.

Có thể nói, chỉ có ở Festival Huế, du khách mới được tận mắt chứng kiến các hoạt động phục dựng nghi thức, văn hóa, ẩm thực, thời trang v..v... thời triều Nguyễn (1802 - 1945) trong chương trình Đêm Hoàng Cung tổ chức tại Đại Nội Huế. Ngày xưa chỉ có Hoàng gia và Hoàng phái mới được mục sở thị các sinh hoạt cung đình. Hòa cùng ánh sáng huyền ảo, trang phục cung đình lộng lẫy, cỏ cây lung linh sắc màu, các ông Hoàng bà Chúa thời nay thể hiện thăng hoa, khiến du khách quên mất mình đang xem phục hiện.

Lễ hội “Đèn Quảng Chiếu” được tổ chức lần đầu tiên tại Festival 9 bởi Giáo Hội Phật Giáo tỉnh TTH. Chương trình này đã thu hút người tham dự chật công viên Thương Bạc. Đèn Quảng Chiếu - ánh sáng từ bi và trí tuệ giải thoát của Đức Phật - đã có từ thời vua Lý - Trần, nay được tái hiện trong Festival 9. Nghi lễ Quảng Chiếu được diễn ra trong một buổi tối mưa thuận gió hòa, bên cạnh dòng sông Hương êm đềm hòa cùng ánh sáng Quảng Chiếu huyền diệu. Xuyên suốt trong buổi lễ hội có tiếng kinh do ban nghi lễ tụng làm nền, có sương khói mờ ảo trợ tha lực cho vũ điệu Lục Cúng Hoa Đăng của quý Tăng trẻ, khiến người xem cảm thụ được sự linh thiêng, vi diệu.

3/ No cái bụng

Có thể nói, khi Festival 9 khép lại là BTC đã chuẩn bị cho Festival 10. Nói vậy để thấu hiểu công sức và tiền bạc của “chủ” và “khách” đầu tư cho mỗi kỳ Festival rất lớn. Dù Festival Huế đã cống hiến cho xã hội “Ấm trái tim”, “Đã con mắt” nhưng, Việt Nam mình còn trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, vì vậy chúng ta đành phải đặt thêm một kỳ vọng cho Festival Huế là giúp người dân TTH “No cái bụng”.

Vậy, làm sao để “No cái bụng”? Nên chăng, từ Festival 10, chúng ta đặt thêm mục tiêu trong chương trình Festival là “thu hút khách du lịch và mời gọi các nhà đầu tư về Huế”? Để làm được như vậy, chúng ta xác định chính chủ các hãng du lịch lớn của thế giới và các nhà đầu tư uy tín là đối tác chiến lược trong mỗi kỳ Festival. Chương trình Văn hóa - Nghệ thuật Festival diễn ra trước mắt các chủ hãng du lịch lớn và các nhà đầu tư là một cách giới thiệu trực tiếp sản phẩm du lịch và tiếp thị địa phương của TTH. Ngoài ra, không thể thiếu những Hội thảo có chủ đề liên quan đến Du lịch và Hội nghị xúc tiến đầu tư.

Để tạo dấu ấn sâu hơn cho Festival Huế, BTC nên tạo sân cho bà con mình và du khách chơi thỏa thích. Ví dụ, bên cạnh người mẫu biểu diễn áo dài nên có chương trình cho phụ nữ trung niên địa phương trình diễn áo dài. Thử tưởng tượng, gia đình và nội ngoại hai bên sẽ rủ rê nhau dự để cổ vũ cho người phụ nữ của mình lên tinh thần thi thố tài năng. Hoặc, không chỉ triển lãm bánh mứt cung đình, nghệ nhân nên có thêm tiết mục hướng dẫn du khách thực hiện vài món bánh mứt. Và, không chỉ triển lãm bonsai, BTC còn mời nghệ nhân Nhật Bản về tọa đàm rồi hướng dẫn bà con mình cách cắt tỉa bonsai. Riêng quý Tăng Ni, ngoài những hoạt động truyền thống giới thiệu nghi thức Phật giáo, triển lãm, có thể tham gia hướng dẫn du khách thực hành trà Thiền, thi cắm hoa, thực hành nấu vài món chay và hướng dẫn cách trưng bày bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, bàn thờ ngày tết v..v...

Chính sự tương tác giữa “chủ” và “khách” làm phong phú thêm hoạt động Festival Huế.

Một khi Festival Huế là của bà con, của khách quý, của đối tác, của những chủ hãng du lịch có tâm huyết, của các nhà đầu tư chân chính thì, hiệu ứng lan tỏa sẽ rộng, sâu và bền vững./.

 

(Bài đã đăng báo Thừa Thiên Huế cuối tuần từ ngày 5 đến 8/5/2016)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2014(Xem: 43744)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4357)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4289)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4203)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6325)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4599)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4012)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24868)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 23964)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 21119)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]