Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi

08/04/201608:20(Xem: 4368)
Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi


Thich Tu Luc tham Au Chau 12

  VẠN LÝ CÔ THÂN, MÌNH LẠI RONG CHƠI

 

Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơn là bước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.

Chuyến đi qua ba nước Pháp, Đức và Hòa Lan trong vòng 2 tuần lễ không thiếu điều thú vị và vui vẻ của một cuộc viễn du mà còn đậm đà tình Đạo khắng khít bên nhau và tình Thân sưởi ấm trong lòng. Chuyến đi làm mở rộng tầm mắt, làm gần thêm con người, làm khai mở ý thức về sự cần thiết phát triển hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Thực sự, những chuyến rong chơi như thế chẳng thừa thãi chút nào.

Đặt chân đến trạm xe lửa ở Đức, ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ, mình thật cảm phục tinh thần văn minh, trọng kỷ luật của người địa phương. Nhưng, vấn đề thời sự còn như bóng mây nặng chĩu trên nền trời và trong lòng một số người. Họ nghĩ rằng thái độ cởi mở hiếm có và hành động nhân bản dành cho người tỵ nạn cần phải được đáp ứng bằng nỗ lực hội nhập của những di dân. Thầy Pháp Ấn, trong tâm trạng đồng cảm của người từng đồng cảnh ngộ, cũng tấm tắc về sự khôn khéo, thực tế trong cái nhìn và hành động của một xứ văn minh giữa bao khó khăn và bất trắc.

Buổi sáng ngồi ăn cơm ở phòng ăn chùa Viên Giác, mình “mê” miếng đất bên cạnh, thì hôm sau, nghe Thầy Hạnh Giới cho biết Chùa sẽ xây cất Trung tâm Sinh hoạt cho việc Tu học của Tứ chúng và nuôi dưỡng tuổi trẻ. Té ra mình làm thầy bói 31 năm trước về ngôi chùa này, giờ kiểm điểm lại thấy mức độ đúng cũng không tệ! Ôn Phương Trượng quả có cái nhìn xa, với tâm nguyện sâu xa muốn đem lợi lạc cho muôn loài.

Ở Âu châu, các ngôi chùa Khánh Anh (Pháp), Viên Giác và Viện Phật học Ứng dụng Âu châu (Đức) là những ngôi phạm vũ, xứng đáng làm nơi nương tựa tinh thần cho Tứ chúng người Việt và ngoại quốc. Những người Tăng sĩ có trách nhiệm ở đây, không ít thì nhiều, mặc nhiên trở thành người giữ mối giềng đời sống tinh thần và tâm linh không chỉ trong phạm vi một cộng đồng, trước những đòi hỏi ngày thêm phức tạp trong một xã hội phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt.

Thực ra, lần này đi chơi mình cũng có một vài điểm muốn tìm đến. Đến Pháp, sẽ đi thăm mộ văn hào Victor Hugo. Ở Đức thì tìm đến quê nhà và nơi sáng tác của nhà văn Hermann Hesse, tác giả quyển sách nổi tiếng “Siddhartha", được Ni Sư Trí Hải dịch ra tiếng Việt với nhan đề, “Câu Chuyện Dòng Sông”. Đến Hòa Lan thì cố tìm cơ hội nhìn tận mắt những tảng màu nghệ thuật của họa sĩ trứ danh Van Gogh. Tiếc rằng mình không có trọn cơ duyên nên chỉ được vào ngôi đền Panthéon, đến trước ngôi mộ tác giả “Những Kẻ Khốn Cùng” ( Les Misérables), dâng nén tâm hương bày tỏ lòng biết ơn và kính phục một cây bút thiên tài giàu lòng trắc ẩn.

Khi đến xứ Hòa Lan, bất giác mình tìm được cái đẹp phối hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên với nghệ thuật xây dựng của con người. Xứ này, nổi tiếng về đập ngăn nước biển, và hệ thống “dẫn thủy nhập điền” tốt nhất thế giới. Thầy Minh Hạnh làm người hướng đạo cho chuyến đi thăm thủ đô trên mặt nước Amsterdam. Hàng trăm dòng sông nhỏ chảy lững lờ, quanh co trong thành phố, với hàng trăm cây cầu bắc ngang qua. Sinh thời, thi sĩ Huyền Không tức Ôn Hội chủ Mãn Giác nhân dịp ghé thăm thành phố này đã không ngừng tấm tắc: Tuyệt vời quá, đây chính là những cây cầu Cảm Thông rất đẹp và đặc sắc của xứ Hòa Lan.

Tại xứ Hòa Lan này, ngôi chùa Vạn Hạnh xinh xắn, dễ thương cũng để lại bao chuyện đáng ghi, những điều sở đắc rút ra từ kinh nghiệm trong đời sống mà khoa học ngày một tỏ ra ảnh hưởng đến mức chế ngự con người. Một đạo hữu đưa mình ra phi trường trở về Paris, có lúc vui miệng góp tiếng: Từ ngày có GPS trên xe, vợ chồng con bớt rầy rà nhau, Thầy ơi! Mình lấy làm lạ, và sau hơn nửa tiếng đồng hồ, mới hiểu. Thì ra, khi chưa có GPS trong xe, mỗi khi người chồng cầm lái nhưng người vợ mới thật sự là người điều động, chỉ huy. Lắm lúc, anh chồng muốn đi một đường mà chị vợ lại lên tiếng chỉ lối khác. Đến khi có máy GPS rồi, thì chị ngồi yên, mỉm cười thôi. Nên anh, người tài xế thân yêu, cứ theo máy chỉ dẫn mà bẻ tay lái. Vui vẻ cả nhà!

Tổ tiên từng dạy, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tôi có may mắn đi chơi xa trong hai tuần nên kinh nghiệm gặt hái, kiến văn thu lượm hẳn không ít. Xin cảm tạ mọi thân tình, yêu mến nhận được trong chuyến đi xa tháng 3 vừa rồi nơi trời Âu. Thời tiết đầu năm còn lưu luyến cái lạnh cuối mùa nhưng trong lòng, hứa hẹn trong tin yêu, mùa Xuân nồng nàn, ấm áp.

 

 

Thích Từ Lực




Một vài hình ảnh ghi nhận trong chuyến viếng thăm Châu Âu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 7180)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
28/11/2010(Xem: 2614)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
25/11/2010(Xem: 2709)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
22/11/2010(Xem: 2773)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
22/11/2010(Xem: 3153)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
22/11/2010(Xem: 2969)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
16/11/2010(Xem: 4791)
Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.
16/11/2010(Xem: 2835)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
14/11/2010(Xem: 2737)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
14/11/2010(Xem: 9281)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]