Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi

08/04/201608:20(Xem: 3281)
Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi


Thich Tu Luc tham Au Chau 12

  VẠN LÝ CÔ THÂN, MÌNH LẠI RONG CHƠI

 

Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơn là bước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.

Chuyến đi qua ba nước Pháp, Đức và Hòa Lan trong vòng 2 tuần lễ không thiếu điều thú vị và vui vẻ của một cuộc viễn du mà còn đậm đà tình Đạo khắng khít bên nhau và tình Thân sưởi ấm trong lòng. Chuyến đi làm mở rộng tầm mắt, làm gần thêm con người, làm khai mở ý thức về sự cần thiết phát triển hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Thực sự, những chuyến rong chơi như thế chẳng thừa thãi chút nào.

Đặt chân đến trạm xe lửa ở Đức, ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ, mình thật cảm phục tinh thần văn minh, trọng kỷ luật của người địa phương. Nhưng, vấn đề thời sự còn như bóng mây nặng chĩu trên nền trời và trong lòng một số người. Họ nghĩ rằng thái độ cởi mở hiếm có và hành động nhân bản dành cho người tỵ nạn cần phải được đáp ứng bằng nỗ lực hội nhập của những di dân. Thầy Pháp Ấn, trong tâm trạng đồng cảm của người từng đồng cảnh ngộ, cũng tấm tắc về sự khôn khéo, thực tế trong cái nhìn và hành động của một xứ văn minh giữa bao khó khăn và bất trắc.

Buổi sáng ngồi ăn cơm ở phòng ăn chùa Viên Giác, mình “mê” miếng đất bên cạnh, thì hôm sau, nghe Thầy Hạnh Giới cho biết Chùa sẽ xây cất Trung tâm Sinh hoạt cho việc Tu học của Tứ chúng và nuôi dưỡng tuổi trẻ. Té ra mình làm thầy bói 31 năm trước về ngôi chùa này, giờ kiểm điểm lại thấy mức độ đúng cũng không tệ! Ôn Phương Trượng quả có cái nhìn xa, với tâm nguyện sâu xa muốn đem lợi lạc cho muôn loài.

Ở Âu châu, các ngôi chùa Khánh Anh (Pháp), Viên Giác và Viện Phật học Ứng dụng Âu châu (Đức) là những ngôi phạm vũ, xứng đáng làm nơi nương tựa tinh thần cho Tứ chúng người Việt và ngoại quốc. Những người Tăng sĩ có trách nhiệm ở đây, không ít thì nhiều, mặc nhiên trở thành người giữ mối giềng đời sống tinh thần và tâm linh không chỉ trong phạm vi một cộng đồng, trước những đòi hỏi ngày thêm phức tạp trong một xã hội phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt.

Thực ra, lần này đi chơi mình cũng có một vài điểm muốn tìm đến. Đến Pháp, sẽ đi thăm mộ văn hào Victor Hugo. Ở Đức thì tìm đến quê nhà và nơi sáng tác của nhà văn Hermann Hesse, tác giả quyển sách nổi tiếng “Siddhartha", được Ni Sư Trí Hải dịch ra tiếng Việt với nhan đề, “Câu Chuyện Dòng Sông”. Đến Hòa Lan thì cố tìm cơ hội nhìn tận mắt những tảng màu nghệ thuật của họa sĩ trứ danh Van Gogh. Tiếc rằng mình không có trọn cơ duyên nên chỉ được vào ngôi đền Panthéon, đến trước ngôi mộ tác giả “Những Kẻ Khốn Cùng” ( Les Misérables), dâng nén tâm hương bày tỏ lòng biết ơn và kính phục một cây bút thiên tài giàu lòng trắc ẩn.

Khi đến xứ Hòa Lan, bất giác mình tìm được cái đẹp phối hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên với nghệ thuật xây dựng của con người. Xứ này, nổi tiếng về đập ngăn nước biển, và hệ thống “dẫn thủy nhập điền” tốt nhất thế giới. Thầy Minh Hạnh làm người hướng đạo cho chuyến đi thăm thủ đô trên mặt nước Amsterdam. Hàng trăm dòng sông nhỏ chảy lững lờ, quanh co trong thành phố, với hàng trăm cây cầu bắc ngang qua. Sinh thời, thi sĩ Huyền Không tức Ôn Hội chủ Mãn Giác nhân dịp ghé thăm thành phố này đã không ngừng tấm tắc: Tuyệt vời quá, đây chính là những cây cầu Cảm Thông rất đẹp và đặc sắc của xứ Hòa Lan.

Tại xứ Hòa Lan này, ngôi chùa Vạn Hạnh xinh xắn, dễ thương cũng để lại bao chuyện đáng ghi, những điều sở đắc rút ra từ kinh nghiệm trong đời sống mà khoa học ngày một tỏ ra ảnh hưởng đến mức chế ngự con người. Một đạo hữu đưa mình ra phi trường trở về Paris, có lúc vui miệng góp tiếng: Từ ngày có GPS trên xe, vợ chồng con bớt rầy rà nhau, Thầy ơi! Mình lấy làm lạ, và sau hơn nửa tiếng đồng hồ, mới hiểu. Thì ra, khi chưa có GPS trong xe, mỗi khi người chồng cầm lái nhưng người vợ mới thật sự là người điều động, chỉ huy. Lắm lúc, anh chồng muốn đi một đường mà chị vợ lại lên tiếng chỉ lối khác. Đến khi có máy GPS rồi, thì chị ngồi yên, mỉm cười thôi. Nên anh, người tài xế thân yêu, cứ theo máy chỉ dẫn mà bẻ tay lái. Vui vẻ cả nhà!

Tổ tiên từng dạy, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tôi có may mắn đi chơi xa trong hai tuần nên kinh nghiệm gặt hái, kiến văn thu lượm hẳn không ít. Xin cảm tạ mọi thân tình, yêu mến nhận được trong chuyến đi xa tháng 3 vừa rồi nơi trời Âu. Thời tiết đầu năm còn lưu luyến cái lạnh cuối mùa nhưng trong lòng, hứa hẹn trong tin yêu, mùa Xuân nồng nàn, ấm áp.

 

 

Thích Từ Lực




Một vài hình ảnh ghi nhận trong chuyến viếng thăm Châu Âu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 2199)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 2368)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 1971)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 2605)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 1822)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2158)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 7889)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 5799)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 8050)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567