Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Tuổi Thơ

07/04/201612:05(Xem: 4612)
Hoài Niệm Tuổi Thơ

 

chim bo cau

Hoài Niệm Tuổi Thơ


 

Tôi có một ông bác họ, Bác Hương Thạch, thành viên Hội Đồng Hương Chính thời kỳ sau Hiệp Định Geneve năm 1954, tức là một Ủy Viên của Ủy Ban Hành Chánh Xã, lúc đó khoảng gần 60 tuổi mà tôi thì còn con nít mới 9 tuổi.  Ông bác này có một chiếc nhà nhỏ bằng gỗ ván thùng cây để nuôi chim bồ-câu.  Chiếc nhà gỗ nhỏ đó khoảng 50 cm x 50 cm x 40 cm có hai cửa tròn để chim bồ câu ra vào.  Bác sơn chiếc nhà màu xanh da trời rất đẹp rồi đặt lên trên một cây trụ khá cao, có lẽ khoảng 5 đến 6 mét.  Bác nuôi một cặp chim bồ câu gồm một trống và một mái.


Em trai của Bác Hương Thạch là bác Chính.  Bác Chính có một người con trai trưởng là anh Hai Khẩn.  Anh Hai Khẩn đã lập gia đình và có một đứa con trai, nhà của anh Hai Khẩn ở cùng trong làng và cách nhà bác Hương Thạch dưới một cây số.  Bắt chước bác Hương Thạch, anh Hai Khẩn đóng một căn nhà gỗ ba tầng để nuôi chim bồ câu với kích thước tương tự như căn nhà gỗ nhỏ của bác Hương Thạch, nhưng anh Hai Khẩn sơn căn nhà gỗ nhỏ đó ba màu, mỗi tầng một màu gồm xanh da trời, tím, và hồng.  Ban đầu anh Hai Khẩn cũng chỉ nuôi một cặp bồ câu mặc dầu thùng nhà gỗ có đến ba tầng thì đáng lẽ anh ấy nuôi được đến sáu con chim bồ câu.

Ba chén bỏ lúa cho chim ăn thì không khác chiếc chén bên chuồng chim của bác Hương Thạch, nhưng dĩa lớn chứa nước cho chim uống thì chỉ có một cho cả ba tầng.  Anh Hai Khẩn dùng chiếc ống chích thuốc (syringe) để mỗi ngày cho một ít nước trà đường vào dĩa nước giếng cho chim uống; lượng nước trà đường mỗi ngày một nhiều hơn, và nước trà mỗi ngày một đậm hơn.


chim bo cau 1

Sau một thời gian, không biết chim bồ câu ở đâu, chứ trong làng và trong xã lúc đó thì không có ai nuôi chim bồ câu cả, lại tập trung về sống trong chiếc thùng gỗ ba tầng của anh Hai Khẩn có đến những trên hai mươi con; tất nhiên là có cả hai con chim bồ câu của bác Hương Thạch nữa.

Trước nay trong xã ai cũng nhìn bác Hương Thạch là một nhà hào phú nhân đức, một vị nhân sĩ khiêm tốn, luôn luôn giúp đỡ người cùng khó trong làng, nhưng từ khi bác Hương Thạch chửi vợ chồng anh Hai Khẩn đã "ăn cắp" đôi chim bồ câu của bác bằng những lời lẽ thô tục thì mọi người từ từ xa lánh bác.  Mặc dầu chị Hai Khẩn hứa chiều hôm đó khi chim bay về chuồng thì chị sẽ cho bắt hai con bồ câu của bác Hương Thạch nhốt vào lồng tre rồi đem đến nhà để trả lại cho bác mà bác vẫn chửi chị Hai Khẩn là "con đ ... !"  Thật sự chị Hai Khẩn không có lỗi gì vì ngay cả việc đóng thùng gỗ nuôi chim bồ câu cũng là "sáng kiến" riêng của chồng chị chứ chị không can dự vào.


chim bo cau 2

Việc chửi nhau thô bạo giữa người bác và vợ chồng người cháu ruột đã làm cho tôi sửng sờ mà người anh lớn của tôi còn làm cho tôi kinh khiếp hơn.   Anh nói: 

- Tại em đó !

- Tại em ?

- Ai biểu em khen anh Hai Khẩn giỏi, làm thùng chim đẹp, và biết cách dụ chim về ... .

- Em đâu có nói với bác Hương Thạch

- Em nhốt được gió sao ?  Lời em nói đã bay trong gió đến với bác Hương Thạch, em biết không.

- Trời đất !  Em có lỗi với anh Hai Khẩn quá, nhất là với chị Hai Khẩn.

- Do vậy, trước khi em đi Đà Nẵng để học Lớp Nhì và Lớp Nhất thì anh nói với em lời này và em phải ghi nhớ đó nghe.  

Phàm là con người thì ai cũng tự cho mình là nhất, là số một; vậy em đừng bao giờ nói ai là số hai, là đứng nhì trong mọi trường hợp.  

Và anh có một điều nữa muốn nói với em.  Em thấy con trâu, con bò, con heo khi sinh con thì bao lâu con mới sinh của nó đứng lên đi được ?

- Chỉ trong một vài giờ hay nhiều lắm là một buổi vì khi con bò con sinh ra buổi sáng thì buổi chiều nó đã chập chửng theo mẹ nó để đi về chuồng được rồi.

- Thế con người thì trong bao lâu mới tự đi được ?

- Em không biết, nhưng dường như khoảng một năm, phải không anh ?

- Đúng rồi, nhưng tại sao con người thông minh hơn con vật mà yếu quá vậy ?

- Em không biết nữa !

- Và đấy là điều thứ hai anh sẽ dạy cho em biết và em phải nhớ giữ trong lòng nghe.  Đúng là con người thông minh hơn con vật mà cái thông minh đó đặt ở đâu trong thân thể con người ?  Đặt ở trong bộ óc của con người mà bộ óc thì ở trong cái đầu nên cái đầu trước hết là "lớn" hơn cái mình và tay chân.  Vì cái đầu lớn trước và lớn nhanh hơn thân thể nên người mẹ phải sinh con sớm khi con chưa đủ mạnh như con vật; nếu chờ cho con đủ sức khỏe như con vật thì cái đầu đứa bé lớn quá, không thể sinh được.  Em ghi nhớ lấy rồi sau này khi em học về thân thể con người thì em sẽ hiểu.  Việc anh cần em ghi nhớ là bộ óc được đặt vào vị trí cao nhất trong một vỏ bọc với một loại xương cứng chắc nhất.  Trong mọi trường hợp thì em phải bảo vệ cái đầu trước hết, khi cái đầu không thể bảo vệ trọn vẹn thì phải quyết tâm bảo vệ bộ óc vì nếu bộ óc bị tổn thương thì em xem như đã chết.  Để em dễ hiểu thì anh đưa ra một ví dụ.  Ở trường em, khi không có ông hiệu trưởng thì mọi việc đều lộn xộn.  Ông hiệu trưởng ví như bộ óc của trường em vậy.  

 

Trần Việt Long

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2020(Xem: 4179)
Vào ngày 16/10/2020, một nam giáo viên Pháp dạy lịch sử đã cho học trò cả lớp xem những bức hý họa châm biếm Nhà Tiên Tri Mohammad để chứng tỏ quyền tự do ngôn luận đã bị chặt đầu ở một địa điểm gần trường học của ông ở ngoại ô Paris. Hung thủ là người gốc Chechen đối đầu với cảnh sát và bị bắn chết. Trước khi chết thanh niên này hô to, “Thượng Đế Vĩ Đại” bằng tiếng Ả Rập (Allahu Akbar). Mưởi hai người sau đó đã bị bắt trong đó có cả phụ huynh học sinh của trường này.
25/10/2020(Xem: 14934)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật 25/10/2020 (09/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Điểm tâm bánh nướng thật no nê Con cháu đỡ phiền khỏi ủ ê Dâng cúng tâm thành đừng dụng tướng Giáo nhân chí cả phát bồ-đề Đắp y ăn uống bày chân pháp Tiếp khách đãi người rõ bến mê Sáng tỏ bản lai do thấu đáo Việc làm phương tiện vẫn đề huề. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Tín của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
16/10/2020(Xem: 2146)
Sáng nay là ngày sinh nhật Ba, con nhớ Ba thật nhiều, giờ này con đang được nghỉ ăn trưa, con đi dọc theo con đường bên hông hãng nơi con thường đứng đó để gọi điện thoại thăm Ba, con mời Ba về xơi bánh mì và uống cà phê cùng con. Trời bây giờ đã vào thu, gió lành lạnh, con đường thật yên tĩnh thẳng tắp, màu xanh mùa hè của lá đã chuyển vàng, đỏ. Tuổi học trò lại quay về trong con, ngày đó con học lớp đệ tam, con giữ sổ đầu bài, ngồi bàn đầu nên các Thầy thường hay lấy vở con để xem giảng tới bài nào, Ba gọi một học trò nam lên trả bài, cậu đó không thuộc Ba cho ngay con 02 /20 to tướng vào vở con với lời phê "không thuộc bài", lúc Ba trả lại tập, con mở ra mới thấy, ngập ngừng con thưa: "thưa Thầy, đây là tập của con", Ba cười khà khà và kêu con lên bảng trả bài, con thuộc, Ba cho con 18 điểm, Ba thương con lắm thường khen con ngoan nhất lớp và có mái tóc đẹp, mỗi lần tới giờ Ba dạy là tim con hồi hộp cộng thêm vui mừng, câu thành ngữ Ba dạy cho đám học trò để dễ nhớ khi xài
01/10/2020(Xem: 21513)
33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa (HT Thanh Từ biên dịch, TT Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19 năm 2020)
20/09/2020(Xem: 4909)
Theo thống kê cho thấy, những tội phạm tuổi thiếu niên thường có cơ thể khỏe mạnh hơn những thiếu niên biết tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi. Nhưng sau khi họ bước vào tuổi trung niên thì tình hình sức khỏe lại xuống dốc nhanh chóng, nguy cơ nằm viện và bị tàn tật cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Điều này khá dễ hiểu, rất có thể là có quan hệ tới thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý tạo thành.
17/09/2020(Xem: 8052)
Thư viết lần cuối gửi Anh Bốn và Chị Năm Hôm nay là tuần một trăm ngày của Anh Bốn và cũng tiện thể Gia Đình làm lễ cầu siêu tuần 49 ngày cho Chị Năm. Từ xa xôi hơn nữa vòng trái đất Hòa Thượng Bảo Lạc và tôi có mấy lời để tiễn đưa Anh Chị lần cuối
29/08/2020(Xem: 8757)
Trong hơn một tuần qua, theo “tintuc60giay.com” ngày 24/8/2020, đã có hơn 100.000 cư dân được sơ tản và lửa đã đốt cháy hơn 991.000 acres. Đây là trận cháy rừng lớn nhất tại California. Có hơn 13.700 lính cứu hỏa đang đấu tranh để cứu những người dân và nhà của học. Thành phố Vacaville là nơi bị thiệt hại rất nặng! Thật mầu nhiệm! Trung tâm tu học Phổ Trí, một ngôi chùa Việt tọa lạc tại số 7233 Pleasants Valley Road, thành phố Vacaville có diện tích 5 acres, được Thượng tọa Thích Từ Lực sáng lập vào năm 2012 làm nơi tu học cho tăng thân Việt - Mỹ còn nguyên vẹn.
27/08/2020(Xem: 5512)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
25/08/2020(Xem: 4257)
Lời người dịch: Thành phố Melbourne hiện vẫn còn trong thời gian phong tỏa giai đoạn 4 kéo dài đến giữa tháng 9 và cũng thuộc tiểu bang bị nhiễm bệnh cao nhất nước Úc hiện nay. Mỗi ngày thức dậy, người dân Melbourne lại được cập nhật với những tin tức số người bệnh, số người chết mỗi ngày... khiến nhiều người lo lắng, bất an. Những người thân gần xa cũng thăm hỏi, lo lắng cho người Melbourne. Cộng đồng người Việt dù có ý thức cao về việc tuân thủ các luật lệ và phòng ngừa nhưng vẫn nằm trong danh sách những cộng đồng sắc tộc có tỉ lệ mắc bệnh covid-19 cao. Tuần qua, khi đọc Facebook của Bệnh viện Western Heath, QT tìm thấy câu chuyện thú vị và cảm động của một cô gái Việt cũng là bệnh nhân covid-19 đã chia sẻ trên báo Herald Sun. QT hy vọng những tâm tình của Tina sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những trải nghiệm của người bệnh để mình cố gắng tự bảo vệ và đề phòng cho mình và gia đình để không bị mắc phải căn bệnh này. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tá
17/08/2020(Xem: 4534)
Nhớ lại thuở xa xưa khi tôi mới chỉ là cô bé 6,7 tuổi, thỉnh thoảng vào chiều thứ Bảy, Mẹ thường dẫn tôi về thăm ông Ngoại. Gần nhà Ngoại có Chùa Linh Quang và Khuông Tuệ Quang, nên lần nào về thăm Ngoại là tối đó Mẹ cũng dẫn tôi đến Khuông Tuệ Quang để tụng kinh, tôi rất thích mặc dù tôi chưa biết tụng kinh và tụng để làm gì. Tôi chỉ thích nghe âm vang lời kinh tụng hòa chung với tiếng mõ nhịp nhàng, cùng tiếng chuông thỉnh thoảng ngân vang, và thích nhất là được nghe tụng Chú Đại Bi, tuy không nghe ra được chữ gì, nhưng thích cái âm điệu dồn dập lúc trầm, lúc bổng của thời kinh. Không hiểu sao mà tôi rất mê nghe tụng chú Đại Bi, nên mỗi khi gần nhà có đám tang, là tôi luôn tìm cách đến xem lúc có ban hộ niệm cúng, để được nghe tụng Chú Đại Bi, và thầm thán phục, sao mà các bác ấy có thể thuộc làu những lời kinh như vậy!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]