Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Nhân Quả: Người Xiên Cá, Cá Móc Người

30/01/201610:08(Xem: 6074)
Câu Chuyện Nhân Quả: Người Xiên Cá, Cá Móc Người
cau ca
 

Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.

Một ngày chủ nhật nọ, bệnh nhân cần khám đều đã khám xong, nên chiều nay các bác sĩ tương đối rảnh một chút. Bỗng một y tá cuống quýt hướng viện trưởng báo cáo, có người bị mắc xương cá ngay yết hầu, đang chờ cấp cứu gấp, xin viện trưởng đến ngay.

Đó là một thanh niên hơn 20 tuổi, hô hấp đã ngừng, thân thể vẫn còn ấm, sắc mặt tái nhợt hiện vẻ đau đớn và sợ hãi tột độ. Theo lời người nhà và than hữu người bệnh kể lại, thì lúc đưa vào viện anh mới tắt hơi.

Mặc dù người bệnh đã chết, nhưng chiếu theo quy định của bệnh viện, cần phải phẫu thuật để làm rõ nguyên nhân tử vong và tiện cấp giấy chứng tử. Sau đó, bác sĩ lắng nghe người nhà kể lại quá trình xảy ra cái chết trí mạng.

Thanh niên bị mắc xương cá chết tên là Thịnh. Sáng sớm hôm nay cùng với mấy người bạn nam ra đồng bắt cá. Do đêm qua mưa lớn, đồng ruộng ao mương gì cũng ngập nước, cá tôm có đầy, nên ai cũng bắt được rất nhiều.
Thịnh bắt được một con cá diếc núi, lại nhìn thấy trước mặt có một con cá chép to.
Trong lòng anh ta mừng quá bèn bước vội tới để bắt cá chép, lúc này trong tay anh vẫn còn đang cầm cá diếc, không biết thả đâu cho ổn. Trong giây phút vội vàng ấy, anh quyết định đưa con cá diếc lên miệng ngậm, không may con cá nhỏ chui tọt vào cổ, và “cắm dùi” luôn nơi cổ họng anh. Thịnh thấy đau cổ họng quá, liền dùng tay móc nó ra, nhưng đã quá muộn, cả mình con cá đều nằm nơi yết hầu, kéo không ra được.

Loài cá diếc núi này nhỏ nhắn và có rất nhiều ở đồng ruộng Thái Lan, thân mập, dài khoảng 2-3 thốn, vảy nó màu hoàng kim, sáng lấp lánh nhưng rất cứng và sắc. Nếu vuốt theo chiều thuận thì mình nó trơn, kéo ngược lại thì vảy sẽ thành những móc câu ghim chặt.
Vì vậy khi Thịnh càng lôi con cá ra, tức là càng lúc càng bị các “móc câu này phát huy tác dụng mạnh khiến anh càng đau chí tử. Loại cá này đặc biệt sống rất khỏe và dai. Nó có thể rời nước bò lên tuốt đỉnh núi, vì vậy mới gọi nó là cá diếc núi.
Chưa đầy mấy phút, Thịnh bắt đầu hô hấp khó khăn, con cá cứng đầu trụ ngay yết hầu, nuốt không được, nhổ không ra, muốn hét to lên cũng không được. Thịnh đành kêu cứu bằng cách dùng tay chỉ vào miệng, hai mắt trợn trắng.

Mấy người bạn thấy vậy hoảng kinh, vội vạch miệng Thịnh để đem cá ra, nhưng không làm được. Họ đành giương mắt nhìn Thịnh thống khổ co giật. Một người bạn vội kêu taxi tới chở anh vào bệnh viện cấp cứ, nhưng đi gần đến bệnh viện thì đã tắt thở.

Lúc này bệnh viện đang phẫu thuật cho Thịnh. Bác sĩ rạch cổ Thịnh lấy ra con cá diếc núi. Ôi, nó vẫn chưa chết! Y tá đem nó thả xuống cái ao trước bệnh viện, còn hóm hỉnh bảo:
– Nếu như cảnh sát tra án thì sẽ truy bắt hung thủ, người hãy xuống ao nước lánh đi nhé!
Còn thi thể của Thịnh thì người nhà lãnh về.
Thịnh bị mắc con cá sống mà chết đi, gia đình làm tang lễ cho anh. Theo phong tục Thái Lan, người chết 7 ngày thì đem hỏa táng.
Thịnh chết trẻ bất ngờ khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng sáng hôm đó, ngay lúc cử hành hỏa táng, lại nghe tin có người bị cá diếc núi làm chết nữa, thật sự quá bất ngờ. Và càng bất ngờ hơn, khi người chết là là ông Thông – ba của Thịnh cũng bị cá diếc núi mắc kẹt nơi cổ y như vậy. Và do nuốt, nhổ cũng không xong, không thể hô hấp được nên dẫn đến tử vong, giống y chang kiểu chết của Thịnh, con trai mình.

Đây quả là chuyện cực kỳ lạ lùng trong ngày đó, đã gây chấn động toàn huyện, toàn tỉnh.Do hôm đó gần tối mới làm lễ hỏa thiêu, thân hữu đều đến dự. Ông Thông, ba của Thịnh muốn chuẩn bị tiệc đãi khách. Tờ mờ sáng, ông đã ra mương bắt cá. Để tiện bắt cá tôm, trước tiên phải tát bớt nước trong mương đi, lúc đó cá lớn cá nhỏ bị dồn ép, chen nhau quẫy đạp không ngừng, cứ dùng rọ mà bắt nó. Ông vừa bắt cá, vừa lớn tiếng kêu vợ cầm thùng ra đựng cá.

Kể ra thì chậm, nhưng lúc đó diễn tiến rất nhanh. Ngay trong lúc ông Thông cúi xuống gần mặt nước xúc cá và há to miệng gọi vợ đến thì tự nhiêu dưới mương có một con cá diếc núi nhảy lên cao, không nghiêng không lệch rơi đúng ngay vào miệng ông. Ông Thông bị nạn bất ngờ, hoảng kinh, vội vận dụng toàn lực khạc nhổ cá ra và đưa tay móc họng…..nhưng con cá diếc núi có sức sống mạnh mẽ dẻo dai đã chui tọt vào trong yết hầu ông lập tức, trụ lại đó không đi tiếp nữa.

Ông Thông được người bồng lên bờ mương. Lúc này hai mắt ông cũng đã trợn trắng và cũng chết ngay trên đường đưa đến bệnh viện. Đây thật là chuyện lạ lùng có một không hai nên được đồn vang khắp toàn thôn, toàn huyện rồi toàn tỉnh. Bệnh viện trong một tuần ngắn ngủi đã phải xử lý tình huống tử vong của hai cha con ông Thông.

Việc này phải nói là chấn động và khó hiểu. Do đó mà Viện trưởng y viện đã đến nhà tang quyến chia buồn và cất công tìm hiểu vì sao cả hai cha con trong vòng 7 ngày đều bị cá sống hại chết?
Cuối cùng thì mới rõ được lý do là gia đình ông Thông, tổ tiên mấy đời đều cư ngụ ở đây. Hễ rảnh vụ mùa thì bắt cá, nuôi cá làm nghề phụ. Nếp nhà nhờ đây mà giàu có. Ông Thông bắt cá phơi khô đem bán, nghĩ là khi bắt cá còn đang sống, ông dùng que tre đâm từ miệng cá đến cổ họng nó. Mỗi que đâm từ 5-10 con, sau đó dùng lửa sấy hoặc đem phơi nắng. Mỗi xâu cá được treo nơi khung tre rồi chờ tiêu thụ. Từ tổ phụ đến Thịnh là bốn đời, chuyên làm như vậy.

Dân làng thấy ông Thông dùng tre nhọn đâm yết hầu con cá sống khiến nó giẫy dụa đau đớn, thủ đoạn tàn nhẫn đến chẳng nỡ nhìn. Ngàn vạn lần cũng không thể tưởng được là hai cha con họ lại bị chính cá sống hại chết y chang nhau theo kiểu này.
Nếu ngay đây mà đối chiếu cảnh: “Người móc cá, cá móc người” thì đây chính là diễn biến lạ lùng của báo ứng. Đúng như có câu nói: “Nhân Quả báo ứng không hề xử oan người”, hay có thể nói: “Nhân Quả xoay chuyển rất công bằng”. Xin mọi người hãy cảnh giác, ngàn vạn lần chớ nên gieo nhân ác.

Quả Khanh – Dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)

Lời Bình: Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”. Quả báo không phải không đến mà là chưa đủ nhân duyên để trổ quả, lúc này bạn còn có cơ hội sám hối sửa đổi, chứ một khi quả ác đã trổ rồi thì trở tay không còn kịp nữa.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3039)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2857)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2709)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3104)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2515)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4089)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3118)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3249)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 2861)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]