Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện xứ người: một người Mẹ

08/09/201507:49(Xem: 4595)
Chuyện xứ người: một người Mẹ
CHUYỆN XỨ NGƯỜI : MỘT NGƯỜI MẸ.
 
Vi Tâm

 MereVG

 (tranh của Van Gogh, lấy trên mạng)

 

Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau !

 

Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean.

Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu.

Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.

Jean mới xong cử nhân, vào cao học, hi vọng sau sẽ được soạn luận án tiến sỹ. Bố Jean là lính thợ, sau giải ngũ lưu lạc đến một làng nhỏ bên Pháp, rồi ở lại, lập gia đình với con gái một nông dân ở đó. Lúc sanh ra, Jean mụ mẫm xinh đẹp, nhưng đến khi được tiêm thuốc phòng bệnh trẻ em thì bị hậu quả tai ác : chân tay bỗng co quặp và Jean biến thành một đứa bé khuyết tật.

 

Ông Paul nói : « - Này anh Santy, khảo cứu anh rất tốt. Vừa xong luận án, anh đã được nhận ngay làm giảng sư đại học. Trường hợp này rất hiếm. Đây là Jean, như tôi đã nói với anh trong điện thoại ». Là vì trước đó mấy ngày, ông Paul đã gọi giây nói riêng cho Santy: « - Tôi có một đứa học trò vừa xong cử nhân, đang vào năm đầu cao học. Nó bị khuyết tật. Tôi quá nhiều việc, không thể trông nom nó được, nên muốn anh kiếm việc phụ trợ cho nó và săn sóc nó. Anh suy nghĩ đi. Dĩ nhiên anh không bắt buộc phải nhận, nhưng nếu anh nhận thì cho tôi biết ». Santy không biết ất giáp gì, nhưng cũng hiểu là khó từ chối, trả lời « - Tôi không cần suy nghĩ gì cả. Tôi xin nhận. Ông hãy yên lòng ». Thế là có cuộc gặp gỡ giữa ba người hôm đó.

 

Nghe ông Paul giới thiệu, Santy đưa tay về phía Jean, nhưng vội rụt lại, vì thấy Jean không bắt tay được. Ba người nói chuyện xã giao chừng mười lăm phút. Rồi ông Paul đứng lên.

 

Khi đứng lên theo, Santy thấy Jean khoèo tay có thể nắm được cái cặp của mình, và có thể đi không cần nạng, tuy chân khòng và đầu gối xụm xuống. Chắc chỉ đi được chừng năm chục mét.

 

Xuống thang máy, Santy thấy một người đàn bà ngồi khúm núm trong một cái xe thật lớn đỗ phạm luật trên hè. Thấy anh, bà hối hả ra xe, lễ phép cúi chào. Đó là mẹ của Jean. Bà mở cửa, giúp Jean lên ngồi chỗ lái. Rồi cầm cặp của con, lặng lẽ xuống ngồi phía sau. Jean đưa tay lòng khòng trên chiếc bánh lái với những bộ phận đã được sửa lại cho thích hợp với người tàn tật. Bà mẹ quay lại chào Santy, còn Jean lái xe hai tay lều khều, không ngoẹo cổ lại được để chào anh.

 

Sau buổi gặp gỡ đó ít lâu thì ông Paul qua đời. Ung thư gan. Ông biết trước giờ đi đã điểm, nên trao Jean cho Santy. Thế là cuộc đời của Santy và Jean dính vào nhau. Cho đến khi Jean lìa đời....

 

Santy hết lòng bênh vực Jean. Anh xin được cho Jean một số giờ phụ dậy sinh viên năm đầu đại học. Anh mua sách, rất nhiều dụng cụ, máy phóng hình bài giảng lên màn hình để Jean dạy học một cách thoải mái. Cố gắng để Jean có những buồng giảng dạy ở dưới nhà không phải lên tầng lầu. Bỏ tiền mua bàn, ghế, tủ sách đặc biệt cho người khuyết tật. Anh bênh vực Jean trong mọi buổi họp hội đồng giáo sư. Nhờ có anh, Jean được sống yên hàn. Vấn đề là Jean học đến cử nhân là hết sức. Không ngồi lâu được trong thư viện, không làm thí nghiệm, không dùng máy vi tính được, ít bạn bè, không đi hội nghị, không thăm thú trao đổi thực tập với các đại học khác. Chỉ biết dạy học, không làm khảo cứu, Jean không tiến được. Anh được vào ngạch trợ giáo (assistant) thì ngưng, trong khi đồng nghiệp tiến tới ào ào.

 

Cha mẹ Jean mua một ngôi nhà nhỏ, có vườn trồng rau quả, xa đại học chừng mười cây số.  Bố Jean không làm gì, cả ngày chỉ lang thang quanh quẩn. Khi Jean làm trợ giáo thì anh nuôi cả gia đình. Mọi người sống thoải mái. Ở vùng quê, nhu cầu không nhiều.

 

Mẹ Jean người bé nhỏ, mặt xạm đen, lưng hơi gù, có lẽ vì quá chịu đựng. Lúc nào bà cũng mặc một bộ quần áo màu nâu. Từ ngày con bị nạn, hình như bà không nói nữa, suốt ngày đi lại lụm khụm như một bóng ma.

Một ngày của bà thì chỉ có như thế này : Sáng dậy lo cho bố con ăn sáng. Làm cơm trưa để ở nhà cho bố. Sửa soạn một gói thức ăn cho mình. Rồi cắp cặp ngồi phía sau, trông cho con lái xe ra đại học. Đến trường, mở cửa xe, giúp con xuống. Khi con dạy học hay đi họp, thì ngồi chờ trong xe. Khi nào trời nóng quá, hay lạnh quá, thì vào trú trong hành lang trường. Buổi trưa Jean ăn trong đại học, bà mở gói thức ăn đã làm sẵn ra, ngồi ăn một mình trong xe. Nhiều khi ngồi thiếp ngủ trong đó. Khi cần, thì vào đại học hay ra tiệm ăn, xin vào nhà sau làm vệ sinh.

Jean ngoài giờ dạy học không bắt buộc phải có mặt thường xuyên. Gần đến giờ con ra, là mẹ ngong ngóng. Chợt thấy con lệnh khệnh đi tới là bà vội vàng chui ra, mở cửa, đẩy con lên chỗ lái, rồi ra ngồi phía sau. Con lái xe về nhà, bà tắm rửa cho nó. Sau làm cơm tối, dọn dẹp, lau chùi. Coi tivi một chút chờ con đi ngủ rồi cũng đi ngủ. Sáng hôm sau lại làm như vậy. Ngày nghỉ thì quanh quẩn dọn dẹp trong nhà, giặt rũ quần áo, chăm nom vườn tược rau quả.

 

Nếu viết lại tất cả những điều bà làm mỗi ngày thì chỉ được chừng nửa trang giấy. Nửa trang giấy đó bà đã viết đi viết lại, y như thế, qua ngày, qua tuần, qua tháng, qua bốn mùa, hết năm này đến năm khác.

Thỉnh thoảng gặp Santy, từ xa bà đã cúi đầu, gập lưng, chào như lạy. Mặt im lặng, mắt biết ơn. Santy chắp tay cúi đầu trả lễ bà, rồi bỏ đi. Sau bao nhiêu năm biết nhau mà hai người chưa nói với nhau một lời.

 

Santy công việc tiến tới, được mời về một trung tâm lớn. Về khảo cứu, anh đã vượt quá xa, Jean không theo được.

Không có Santy bảo quản, Jean sống rất gian nan. Tình hình đại học càng ngày càng khó khăn. Con người trở nên ác độc. Chung quanh xẩy ra nhiều đố kỵ, ghen ghét. Không làm khảo cứu, Jean phải dạy thêm giờ. Giờ dạy lại bị phân phối lung tung, Jean phải đi về vất vả.

 

Người mẹ vất vả theo, nhưng không hề một lời than thở. Sau bao nhiêu năm trời tận tụy nuôi con, bà càng ngày càng gầy yếu, sanh ra bệnh tật. Rồi một ngày kia bà kiệt lực mà chết.

 

Bà ra đi, Jean và bố sống rất khó khăn. Họ không biết nấu nướng. Thân thuộc không có ai, hàng xóm vắng vẻ, người nào cũng bận rộn,  nên chỉ giúp đỡ được phần nào. Bố Jean không thể tắm rửa cho con, không thể đưa con ra đại học và ngồi trong xe chờ đợi. Chỉ vài tháng sau, Santy được tin báo Jean đã bỏ thế giới này đi theo mẹ.

 

Santy từ xa không đủ can đảm về đưa đám tang Jean và người cha. Ngày đám tang, anh đóng kín cửa văn phòng, ngồi một mình, mắt đỏ hoe. Tuy biết mình đã hết lòng với Jean, nhưng anh cho rằng mình đã không trọn lời hứa với ông Paul. Suốt mấy tháng trời anh ra vào âm thầm, dồn hết thời giờ vào giảng dạy và khảo cứu, không làm gì khác được nữa. Tim anh đã mang một vết hằn không bao giờ xóa nổi.

Ở nước nào cũng vậy, có những người mẹ cả đời chỉ biết sống về con...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 938)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 465)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2306)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2881)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2369)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 9149)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2973)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3465)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 2098)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3450)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]