Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên

16/08/201407:55(Xem: 4420)
Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên
Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên
Bùi Yên/Pháp luật Việt Nam

Đất đai phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên. Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên.

Truyền thuyết nhà tu hành hiến thân
Chùa Tổ Đỉa được khởi tạo vào năm 1768. Chùa có tổng diện tích hơn 12.000 m2. Ngôi chùa không chỉ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển 300 năm TP Thủ Dầu Một mà trong tâm thức người dân, chùa Tổ đỉa còn mang giá trị tâm linh. Sự hình thành cổ tự này gắn với giai thoại nhà sư Thiện Hiếu đã hiến mình cho con đỉa để nhân dân yên ổn sinh sống.

Theo sử lưu, sư thầy Thiện Hiếu vốn xuất gia tu hành tại một ngôi chùa ở quận Thủ Đức, sau đó đi hành đạo khắp nơi. Ngài đến khai lập chùa Linh Sơn ở núi Điện Bà (Tây Ninh) vào năm 1763. Từ Linh Sơn tự, nhà tu hành xuôi về vùng đất Thới Hòa (huyện Bến Cát). Thấy cảnh vật thanh tịnh, đồng ruộng thoáng mát nên ông dừng chân nghỉ mát dưới gốc cây trâm ở ven đường.
 
Trụ trì đời thứ 9 chùa Tổ Đỉa, Hòa thượng Thích Hồng Long (SN 1952) kể: “Thiền sư Thiện Hiếu thuộc bậc chân tu có công vun đắp cho nền Phật giáo miền Nam. Khi đó ngài ngồi thiền trong am nhỏ dưới gốc Trâm. Trước am là vùng đầm lầy (tiếng địa phương gọi là đìa nước) mênh mông, đất đai phì nhiêu nhưng người dân không dám đến khai phá vì đỉa nơi đây rất nhiều. Cứ mỗi khi ngài đến, dân làng lại cầu xin ngài dùng phép nhiệm mầu nhà Phật cứu giúp, ngài trả lời không có phép mầu như nhiều người vẫn thường ảo tưởng. Nhưng ngài hứa sẽ dùng thân xác mình hóa kiếp cho loài đỉa, để chúng không còn quấy phá con người nữa”.

Thấy dân chúng khổ cực, nghèo đói chỉ vì con đỉa, trâu bò còn không dám xuống ruộng ăn cỏ cũng vì sợ đỉa cắn, nhà tu hành thành tâm nguyện đức Như Lai được hiến thân cho bầy đỉa hút máu giúp dân chúng được yên ổn. Sau lời phát nguyện, vị sư chắp tay ngồi bất động giữa đồng nước hiến thân xác cho bầy đỉa tự do bu bám.

“Theo sử chùa ghi chép, có hàng ngàn con đỉa bâu đến cắn nhưng ngài vẫn ngồi im. Trong bầy đỉa xuất hiện một con rất to, toàn thân màu trắng (đỉa chúa) không chịu cắn phía dưới mà bò lên tận đầu ngài để hút máu. Ngài vẫn thiền định, chỉ tụng niệm thần chú”, Hòa thượng Hồng Long kể.

Trong chốc lát, con đỉa trắng bỗng dưng lăn ra chết, những con khác cũng chết theo, sau đó vị sư viên tịch. Điều kì lạ rằng, từ sau ngày hôm đó, vùng đồng ruộng nơi đây không còn bất kì con đỉa nào nữa. Từ đây, người dân yên ổn khai phá vùng đất màu mỡ cho đến bây giờ. Để tỏ lòng nhớ ơn vị thiền sư, dân làng quyên góp lập ra chùa thờ tự ông với tên gọi Long Hưng cổ tự. Chùa còn có tên Tổ đỉa, ý nói ngày trước vùng đất cổ tự toạ lạc là tổ đỉa khổng lồ.

Nhắc lại bậc tiền bối, Hòa thượng Hồng Long cho biết cố tổ sư thuộc cao tăng đời thứ 38 phái Thiền Lâm Tế. Danh tiếng thiền sư Thiện Hiếu vang khắp nơi, Phật tử từ các tỉnh tụ họp về chùa Tổ đỉa khấn nguyện tỏ lòng kính phục nhiều vô kể. Nhưng không hiểu tại sao, ngài không thu nạp đệ tử nào.

Sự linh thiêng ở chùa Tổ đỉa được người dân khu vực Tân Định kể lại với lòng tự hào, dù đó là những câu chuyện thực hư chưa thể kiểm chứng. Hiện nay, ngôi chùa không to lớn như các ngôi chùa khác nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, cổ kính. Đến năm 2001, chùa Tổ đỉa được đại trùng tu và được tỉnh Bình Dương công nhận là di tích cấp tỉnh.

Cũng bởi tỏ lòng tôn kính với vị thiền sư hiến thân đổi lấy bình yên cho xóm làng, người dân cúng dường không ít các bảo vật quý hiếm. Một trong những bảo vật độc đáo được Phật tử dâng lên là ụ mối có hình Quan âm an toạ trên tòa sen. Sư trụ trì Hồng Long xác nhận: “Ụ mối này tự nhiên đụn lên trong nhà của Phật tử, không lý giải được hiện tượng lạ, họ đến nhờ nhà chùa xem giúp. Sau đó gia đình nọ có ý dâng Phật, nguyện làm việc thiện”. Cùng với ụ mối mang hình Quan thế âm, gia đình Phật tử này sau khi dời nhà đã mang đến hiến tặng nhà chùa hai bức tượng, một tượng Võ Tòng đả hổ và tượng Hai Bà Trưng cưỡi voi.

Mỗi ngày chùa Tổ đỉa thu hút rất nhiều khách thập phương đến lễ bái, khấn nguyện. Du khách đến chùa được hòa mình vào không khí trong lành với khuôn viên đầy cây xanh và rộng lớn, không gian tĩnh lặng, yên bình lạ thường.

Theo Bùi Yên/Pháp luật Việt Nam

Chùa Tổ Đỉa

Chùa Tổ Đỉa

Hòa thượng Thích Hồng Long kể lại truyền thuyết chùa Tổ đỉa

Hòa thượng Thích Hồng Long kể 

lại truyền thuyết chùa Tổ Đỉa

Bảng ghi lịch sử di tích ở chùa Tổ đỉa

Bảng ghi lịch sử di tích ở chùa 

Tổ đỉa

Ụ mối hình quan âm ngồi tòa sen người dân cúng dường

Ụ mối hình Quan âm ngồi tòa 

sen người dân cúng dường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2018(Xem: 62081)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
14/06/2018(Xem: 10747)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
03/06/2018(Xem: 5904)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
17/05/2018(Xem: 5326)
Tù binh bị đồng đội căm hận và báo thù đến chết, 60 năm sau, phát hiện từ một gốc cây gây chấn động nước Anh! Đi qua những tình tiết bất ngờ, câu chuyện về người tù binh chiến tranh dưới đây đã khiến người đọc thực sự hồi hộp. Mất 60 năm để mọi người biết sự thật, quãng thời gian thật dài!
12/05/2018(Xem: 3705)
Đường Lên Trại 6 Trần Thị Nhật Hưng Khi nhận lá thư của Hữu từ trại cải tạo miền Bắc, tôi chết sững như nhận tin tử trận của chàng. "Hoàng Liên Sơn, ngày …tháng… năm… Em yêu, Anh đã ra Bắc từ 3 tháng nay. Hiện nơi đây trời đã chuyển sang đông, khá lạnh. Nhưng em yên tâm, anh đủ ấm nhờ người bạn ở trại Suối Máu, Biên Hòa, đã cho anh một chiếc mền cũ, một áo len dày trước khi đi. Trại mới, chưa có lệnh thăm nuôi, khi nào có phiếu gửi quà, gửi cho anh ít mứt gừng thật cay và hủ mắm ruốc xào sả ớt là đủ. Ngoài ra còn tùy khả năng của gia đình gửi thêm các thứ khác… Nơi xa, anh chỉ mong mỏi một điều là em hãy cố gắng chờ anh, chu toàn mọi trách nhiệm và bổn phận trong gia đình, săn sóc Bố thay anh. Đó là thể hiện tình em yêu anh vậy.
09/05/2018(Xem: 12498)
Ở Ba La Nại thuở xưa Vua và hoàng hậu rất ư vui mừng Vừa sinh hoàng tử đầu lòng Đã bao ngày tháng cầu mong chuyện này. Thế rồi sau một ít ngày Vua mời thầy tướng đến ngay cung vàng Năm trăm vị đều giỏi giang Cùng nhau xem tướng cho hoàng tử con Xem tương lai khi lớn khôn Có thường tốt đẹp, có luôn an bình.
30/04/2018(Xem: 10625)
(Vần thơ đưa tiễn Phật tử Nguyễn Hướng Dương về cảnh giới an lành) Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương Chợt nghe tin tức thật bi thương Một người giã biệt, đi theo Tổ Thôi, đã thôi rồi, Nguyễn Hướng Dương! Tôi nhớ khi xưa, em đến đây Trong một Khóa Tu để giải bày Kinh nghiệm trải qua bao sóng gió Gương sáng đời em, mấy ai tày?
29/04/2018(Xem: 9613)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi Một thân goá bụa đơn côi Không người che chở, chẳng ai nương nhờ. Đúng theo phép thời bấy giờ Vì bà dòng dõi là Bà La Môn Nên khi cuộc sống u buồn Không như ý nguyện, lại luôn não phiền
21/04/2018(Xem: 6596)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 10063)
Ngày xưa có một nhà buôn Dẫn đoàn xe nọ lên đường đi xa Đem theo hàng hóa bán ra Lời nhiều muốn kiếm phải qua nước ngoài, Hành trình gian khổ kéo dài Một ngày đoàn tới ven nơi hiểm nghèo Bãi sa mạc nóng như thiêu Ban ngày cát mịn nóng nhiều như nung Đi ngang qua khó vô cùng Xe bò kéo nặng càng không dễ dàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]