Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Ma “Nửa đời chuông mõ“

14/08/201406:53(Xem: 4440)
Con Ma “Nửa đời chuông mõ“

co gai hoa sen

Vâng, tôi là một con Ma, các bạn đừng vội sợ hãi tôi không làm gì đâu! Tôi cũng giống như các bạn, chỉ khác một điều là tôi nhìn thấy được bạn nhưng bạn không có khả năng nhìn thấy được tôi. Để tiện việc xưng hô, cứ gọi tôi là Con Ma “Nửa đời chuông mõ“, cái tên cũng thánh thiện đấy chứ! Đã hết sợ tôi chưa? Nhân đọc bài “Bóng anh hùng“ của nhà văn Doãn Dũng, chuyên gia chuyển âm tư tưởng của người chết cho người sống cảm thông. Vì tôi lúc sinh thời là độc giả trung thành của tờ báo đạo Viên Giác, nên muốn tìm cô Bút Nữ Nhật Hưng để nhờ vả. Nhưng khi biết cô rất sợ ma, chỉ cần sự xuất hiện của tôi là cô đã hồn siêu phách lạc mất rồi. Do đó không còn sự lựa chọn nào khác hơn là tìm cô Hoa Lan để “chọn mặt gửi lời“, cái người dám tuyên bố câu “không sợ ma chỉ sợ người“.

Chủ đích của tôi hôm nay là muốn luận đàm với các bạn về đề tài “Nếu được lựa chọn tôi có muốn trở lại thân Nữ hay không?“ Tôi không còn nhiều thời gian để suy nghĩ nữa, 49 ngày cũng sắp trôi qua. Bưng bát cháo Lú trên tay là xem như đã xuôi theo nghiệp lực để ra đi. Tuy được mệnh danh là “Nửa đời chuông mõ“ nhưng tôi vẫn chưa chắc chắn sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn. Cũng chẳng sao, thua kiếp này ta bày kiếp khác, trở lại cõi Ta Bà tu tiếp làm kiếp đàn bà rồi phấn đấu vươn lên. Nói như thế có nghĩa là lập trường của Ma tôi đã kiên cố, nhất quyết sẽ trở lại thân nữ không thèm đòi thân nam. Các bạn thấy Ma Nữ này kinh chưa? Không sợ khổ đau hay tủi nhục của thân phận đàn bà. Nếu lỡ sanh ra kiếp má hồng như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du thì ít ra cũng được một lần làm anh hùng Từ Hải chết đứng. Thời đại này hồng nhan không còn bạc mệnh mà là bạc tỷ cũng nên.

Trước khi đi sâu vào chi tiết dẫn chứng cho các bạn thấy những cái cao đẹp thật tuyệt vời, chỉ có người Nữ mới làm được còn người Nam chỉ đứng lắc đầu chịu thôi. Tôi xin sơ qua vài dòng về một tiểu kiếp làm thân Nữ của tôi, để rút tỉa kinh nghiệm làm hành trang cho những tiểu kiếp về sau. Nếu kể lể dài dòng văn tự “Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều, trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng chỉ còn mối tình mang theo“ như ông nhạc sĩ Vũ Thành An thuở nào đó đã diễn tả, xem như đời người đẹp này đã trở thành Đời Cô Lựu mất rồi. Còn không may mắn hơn lấy được người mình thương, tâm đầu ý hợp chỉ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian đổ chứng cờ bạc, rượu chè, thế là thiên đường sụp đổ. Thế nhưng người Nữ đa số hay bị chồng phản bội chạy theo những bóng hồng nào khác, để mình phải vò võ nuôi con. Hoặc lấy phải người chồng xem đồng tiền to hơn bánh xe bò, cầm đồng tiền phải xoay đủ bảy vòng mới dám tiêu. Trong 4 trường hợp tiêu biểu trên, các bạn cứ chọn một hay gán luôn cả 4 trọng tội cho số kiếp của Ma tôi cũng chẳng sao. Vì càng đau thương thì lực đẩy đến bến bờ giải thoát lại càng mau. Nhớ ngày nào đang còn là cô The của Nửa đời hương phấn, bỗng biến thành Nam Mô “Nửa đời chuông mõ“ lúc nào không hay! Thôi được chúng ta hãy tạm tin cuộc đời cô Ma này đã an lạc nhờ dựa vào Chánh Pháp và hạ thủ công phu tu tập. Nhưng tại sao cô nàng lại chết và chết như thế nào? Đây mới là mấu chốt của vấn đề.

Con người ai mà chẳng chết, không chết trước thì cũng chết sau cho đúng với câu “Thành, trụ, hoại, diệt“. Lúc bước chân vào đời khi mới biết yêu, mê thơ Xuân Diệu đã gặp ngay chữ Chết trong thơ: Yêu là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà đã được yêu. Rồi dòng đời đưa đẩy không biết Ma tôi đã chết đến bao nhiêu lần, đấy chỉ là chết trong lòng thôi, chứ chưa chết thật! Cho đến một hôm, Ma tôi được tặng một đĩa CD của Thầy Thông Triệt với đề tài “Chết là một phép Tu“ đem về nghiền ngẫm. Rồi tham dự không biết bao nhiêu khóa Huân Tu Tịnh Độ, Niệm Phật ngày đêm. Người nào cũng hồ hởi phấn khởi tin rằng lúc lâm chung sẽ được đức từ phụ A Di Đà đưa tay tiếp dẫn. Được nghe biết bao nhiêu trường hợp của những người may mắn được cả ban hộ niệm ngày đêm túc trực tụng kinh. Rồi hết tin cụ bà nọ được vãng sanh, cụ ông kia với Thân Trung Ấm nóng rực trên đỉnh đầu. Ma tôi không biết bao giờ được chết và chết theo kiểu gì? Thế rồi một hôm Ma tôi được toại nguyện, đang ngủ trên giường bỗng thấy nặng bụng bèn lồm cồm bò dậy thì choáng váng mặt mày, ngã lăn xuống đất đi luôn không kịp niệm đến nửa câu. Bác sĩ chuẩn bệnh ghi trong hồ sơ khai tử là đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim gì đó. Thuộc loại chết bất đắc kỳ tử rất tốt cho mọi người, đỡ biết bao đau đớn và thuốc men; chỉ tội chết mau quá không có ai đến hộ niệm và không kịp niệm Hồng danh A Di Đà Phật.

Thế nhưng Ma tôi vẫn phấn đấu vươn lên vì lúc nào cũng tự lực cánh sinh, khi còn sống dựa câu “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi“, đến lúc lâm chung đã dùng “Nửa đời chuông mõ“ để sửa soạn hành trang ra đi nên không bị loạng quạng, nói theo danh từ nhà Phật là Tư lương mang theo về Tịnh Độ. Sáng ra trong vòng 8 tiếng không ai được đụng vào thân, thế mà Lão Chồng không hiểu chuyện, chắc hối hận hay sao mà cứ khư khư ôm tay vợ khóc lóc ỉ ôi, Ma tôi đứng trên cao nhìn xuống chỉ cười thầm chẳng xúc động mảy may. À! Tại sao không chịu cười lớn nhỉ! Lão ta làm sao dám giở trò Chồng chúa vợ tôi nữa đâu mà sợ. Đời chỉ bị dụ dỗ một lần, không ai ngu dại đến lần thứ hai. Phải chi lão ta đem cuốn kinh Địa Tạng để sẵn trên bàn thờ ra đọc cho người vợ dấu yêu vài Phẩm có phải lợi lạc cho cả hai không, nhưng thật ra lão được hưởng đến 6 phần còn Ma tôi chỉ vỏn vẹn có 1 phần mà thôi.

Còn cái đám con cháu nữa, không hiểu Đạo gì cả khóc lóc om xòm. Lúc Mẹ còn sống không chịu thăm hỏi săn sóc, bây giờ trông đứa nào khóc to nhất, vật vã nhiều nhất là đứa bất hiếu nhất, hối hận ấy mà! Ma tôi nghĩ lại thấy kiếp này mình thuộc diện chỉ đi nuôi trai mà thôi, mới lớn lên đã bị trai sỏ mũi dắt về nhà. Đi làm quần quật để nuôi thêm 4 thằng “tứ quý“, rồi khi gối mỏi còng lưng lại dấm dúi đem tiền mua bánh kẹo dụ dỗ mấy thằng cháu nội dễ thương. Hạnh phúc đấy! Cứu cánh của cuộc đời là thế đấy! Ma tôi đã làm tròn bổn phận đầy đủ rồi, không còn gì để chê trách cả. Thế nhé! Các bạn đã hài lòng chưa? Bây giờ chúng ta có thể cùng nhau phiếm luận vài hàng về thân người Nữ.

Từ thuở Đức Phật còn tại thế, một Đại đệ tử của Người trong số 10 vị Đại đệ tử, ông A Na Luật nhờ chứng Nhãn Thông nên nhìn suốt được tất cả thế giới. Khi nhìn xuống địa ngục thấy toàn phụ nữ phải chịu cực hình, sinh lòng thương cảm bèn thưa cùng Ngài:

- Bạch Đức Thế Tôn, người Nữ đã làm những tội lỗi gì mà phải bị đọa đày như thế!

Đức Phật giải thích rõ ràng:

- Này A Na Luật! Người Nữ có 3 tâm lớn hơn nam giới, mỗi buổi sáng thức giấc, tâm sân tham mong tất cả tài bảo trên thế gian đều vào mình, ban trưa tâm tật đố tăng lớn mạnh nên cho toàn thể nhân loại đều làm chướng ngại mình, xế chiều tâm dâm dục lẫy lừng lúc nào cũng mong có người dựa kề bên mình. Từ những tâm như thế dễ chiêu cảm sự phạm tội mà đọa địa ngục (*).

Đại biểu cho người Nữ có 3 tâm lớn hơn nam giới ấy là bà Eva, đã dụ dỗ chồng là ông Adam cùng ăn trái táo cấm để bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Có lẽ người Nữ cũng biết thân biết phận nên đã cố gắng tu hành, cứ nhìn các tín nữ lễ bái sinh hoạt trong chùa vượt hẳn tỷ lệ của thiện nam. Đấy là chưa kể những trường hợp phải làm thân đàn bà tại các xứ Hồi Giáo, nhất là các xứ cực đoan như Taliban ở A Phú Hãn, xem như cả đời bị chiếc áo Burka nhốt tù. Ma tôi nếu có trở lại làm thân Nữ cũng phải lựa chọn kỹ càng nơi nào có Chánh Pháp mà đến, không thì uổng cả một đời vì được làm thân người rất khó.

Thật ra nếu được làm thân nam rồi đi Tu như các vị Cao Tăng trong chùa, ấy chẳng phải là nỗi niềm mơ ước to lớn của Ma tôi. Nhưng thực tế chỉ thấy các chàng tối ngày làm bạn với Lưu Linh uống như hũ chìm, ham mê cá độ hay ong bướm dập dìu. Nếu chàng nào tốt số hơn được thuộc diện khoa bảng bằng cấp đầy người, lại chui vào cái bát nạn thứ 7 là “Thế trí biện thông“, lúc nào cũng xem mình là nhất là cái rốn của vũ trụ. Nhưng chàng ơi, trí thức không phải là trí tuệ. Làm thân nam kiểu này hưởng hết phước báu rồi cũng rụng rơi, Ma tôi không thèm đâu! Thôi, chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề chính đi, phải kể những gì chỉ người nữ làm được mà người nam chỉ đứng nhìn rồi giở mũ nghiêng mình. Ấy là thiên chức làm mẹ! Trong đấy chứa đựng sự nhẫn nhục và lòng từ vô biên với đứa con thân yêu của họ. Thượng đế cũng cho người nữ sức chịu đựng để vượt cạn một mình và nuôi con dạy dỗ đến khi thành tài.

Trong kinh Nikaya có kể lại một câu chuyện: Khi Vua Ba Tư Nặc, (ông vua bụng bự thích ăn cơm cà-ri và hay ngủ gục trong giờ Đức Thế Tôn thuyết Pháp), tới thăm Đức Thế Tôn và đang hàn huyên… thì có các quan hầu cận tới trình lên là Hoàng Hậu vừa hạ sanh một Công Chúa… làm Đức Vua sa sầm nét mặt. Đức Thế Tôn hỏi vì sao Vua không vui? Và cho một bài Pháp nhỏ, tuy là thân gái nhưng nếu là người con gái đức hạnh khi lấy chồng sẽ sanh ra những đứa con trai, nuôi dậy nên người và những đứa con ấy sẽ trở thành vua hay những người đạo đức thì quý hóa hơn là sanh con trai…

Cũng vì tinh thần trọng nam khinh nữ của Á Đông, khẩu hiệu mỗi gia đình chỉ có một con, khiến cho một số nước như Trung Hoa hay Ấn Độ, lâm vào tình trạng nan giải như hiện nay. Số đàn ông “gào hét tìm vợ“ ở Trung Hoa ít nhất cũng lên đến con số 40 triệu người, họ tìm cách kiếm vợ ở các nước láng giềng như Việt Nam hay bò sang tận cả Phi Châu. Thật đáng tiếc cho họ không được lấy những người đẹp Tô Châu, dáng vẻ yêu kiều, còn đâu những Tứ Đại Mỹ Nhân lừng danh kim cổ.

Tuy nhiên, trong tinh thần ấy cũng có những điều hay như phát sinh ra nhà thơ Hồ Dzếnh, bố người Tàu sang Việt Nam lập nghiệp rồi lấy vợ Việt để thi sĩ Cảm Xúc ra bài thơ tặng riêng cho hai người đàn bà mà ông trân quý nhất, đấy là hình ảnh của Mẹ và Chị:

Cô gái Việt Nam ơi!

Nếu chữ Hy Sinh có ở đời,

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực.

Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

Ngày nay người phụ nữ rất thành công trong mọi lãnh vực, kể sao cho hết những bà tổng thống hay thủ tướng lừng danh. Một Mẹ Théresa hay Sư Bà Chứng Nghiêm của Đài Loan với những công trình từ thiện vĩ đại. Một dẫn chứng thật tối thượng và tuyệt vời là hình ảnh Mẹ Quán Thế Âm, dĩ nhiên Ngài là thân nam nhưng mang hình ảnh dịu dàng và xinh đẹp của người mẹ hiền để dễ tiếp cận với đàn con dại nhiều khổ đau.

Các bạn biết đấy! Làm thân Ma mà đi nhờ vả một người không cùng chung tần số với mình, nhờ họ tải dùm tư tưởng cho mình thật không dễ dàng chút nào. Mới viết có vài trang cô nàng thợ viết đã làm eo, quẳng luôn bài của Ma tôi vào xó cửa trong máy vi tính để viết bài tường thuật về các khóa tu lợi lạc hơn. Rồi cái đám bạn bè viết lách của Ả lại lời ra tiếng vào không cho viết về đề tài Chết, sợ nó vận vào người, bắt viết các đề tài trong sáng “thanh lương“ hơn. Suýt tí nữa là đứa con tinh thần của Ma tôi cũng đi đời nhà ma luôn. May sao không biết một phép lạ nào xảy ra khiến cô nàng lôi “cố nhân“ ra hì hục viết trối chết, làm Ma tôi không kịp bàn giao tư tưởng. Nhưng thôi kệ, dở hay gì cũng không đặt nặng, miễn sao Ma tôi truyền thông được những gì mình suy nghĩ từ lúc sống đến khi ra đi cởi chiếc áo cũ quẳng lại cho đời. Hành trang mang theo rất nhẹ, chỉ hai chữ Phước và Nghiệp mà thôi.



Hoa Lan.

Mùa xuân 2013.

(*) Thập Đại đệ tử - T. Tinh Vân - Dịch giả: Như Đức

co gai hoa sen

Cô gái và Hoa Sen - Hương Cau

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2011(Xem: 4082)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18341)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 18972)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7266)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3809)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2824)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2847)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2833)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2692)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
16/09/2011(Xem: 11438)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]