Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Xa Hội An

14/04/201409:11(Xem: 8453)
17. Xa Hội An
blank


XVII.- Xa Hội An

Mùa hè năm 1969, tôi thực sự muốn xa ngôi chùa Viên Giác tại Hội An, nhưng lúc đó Thứ và Nhơn vẫn còn hăng say gạo bài ở Trần Quý Cáp. Đây cũng là vận mạng của tôi, nếu tôi không vào ở chùa Hưng Long tại Sài gòn, không đi học đệ nhị tại trường Trung Học Cộng Hòa, ở Vườn Chuối và học đệ nhất tại trường Trung Học Văn Học, blankthì tôi không có cơ hội du học tại Nhật. Lý do đơn giản là dẫu cho có tốt nghiệp tú tài một và hai ở Quảng Nam, sau đó vào Sài gòn để ghi tên học Văn Khoa hay chứng chỉ SPCN hoặc Đại Học Vạn Hạnh là cùng; làm sao có thì giờ để lo chuyện đi du học được. Cũng nhờ ở Sài Gòn từ 1969 đến 1971, tôi vừa học vừa dọ dẫm hỏi đường đi nước bước để làm sao có thể đi du học được.




Hình 27 : Chụp tại chùa Hưng Long Sài Gòn năm 1969, lúc còn thọ Sa Di

Thuở ấy, thật ra, tôi muốn đi du học ở Đức, nhưng tuổi 22 sau khi đậu tú tài không phải là tuổi lý tưởng để chọn đi du học ở Đức, mà muốn đi Đức thuở ấy tuổi lý tưởng là tuổi 18, 19 và phải đỗ bình, ưu hay tối ưu mới được đi du học ở Đức. Trong khi đó tôi chỉ đỗ hạng thường, tú tài hai và vì tuổi lớn nên không thể qua ngã Nha Du Học được. Tôi có bạo gan viết một lá thư bằng tiếng Pháp gửi đến chùa Phật Giáo tại Frohanau ở Berlin. Họ cũng rất lịch sự trả lời lại bằng tiếng Pháp và ngầm ý nói rằng tại chùa ngân quỹ rất giới hạn, nên không thể lo cho tôi ở đó để đi học được. Thế là phải đổi chiều. Nghĩa là hướng về hướng khác.

Tôi có thưa với Hòa Thượng Bảo Lạc điều nầy và Thầy ấy bảo rằng sẽ giới thiệu Thầy Như Tạng đang du học tại Nhật từ năm 1968 và hiện ở Tokyo. Hai thầy ấy là bạn thân với nhau khi còn học ở Phật Học Viện Huệ Nghiêm và từ đó mọi giấy tờ thủ tục xuất ngoại du học, tôi đã tiến hành một cách thông suốt. Bên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ có ông Ngô Khắc Tĩnh là Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục rất cởi mở và khuyến khích cho con em đi du học khắp nơi. Ngoài ra, có ông Hoàng Đức Nhã là cố vấn cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người vừa du học Mỹ về cũng khuyến khích và hỗ trợ việc ấy; nên tôi là một trong nhiều ngàn sinh viên may mắn thuở bấy giờ.

Lúc đó tôi thọ giới Sa Di tại giới đàn ở Đà Nẵng vào năm 1967 cũng đã có trên mình chiếc y Sa Di màu vàng, như thế cũng đã đủ hãnh diện lắm rồi. Thuở ấy việc khảo hạch tại chùa Phổ Đà, Đà Nẵng và tôi có lẽ là một trong những Sa Di cồ lúc bấy giờ, vì tướng tá cao ráo trắng trẻo nên cứ bị hỏi bài liên hồi, nhưng cũng được cái may là kinh, luật luận cái nào cũng trót lọt, nên đã đậu và thọ giới Sa Di vào năm 1967. Ôn Vu Lan lúc ấy làm Đàn Đầu Hòa Thượng và Ôn Trí Hữu làm Tuyên Luật Sư. Cả bọn trẻ chúng tôi, ai cũng sợ khảo hạch. Mặc dù bài vở trơn tru chẳng có gì đáng lo cả, nhưng khi vào đối diện với quý Ôn ngồi đó để trả bài thuộc lòng về kinh Lăng Nghiêm, Tỳ Ni, Oai Nghi, là hồn vía đã bay tận lên chín tầng mây rồi. Do đức độ tu hành của các vị Hòa Thượng, chư vị Thượng Tọa, Đại Đức mà tạo nên một bầu không khí đầy đạo đức và trang nghiêm thanh tịnh như thế. Chứ thông thường chúng tôi vẫn trả bài thuộc lòng cho các Thầy, cô giáo tại các trường Trung Học với thái độ bình tĩnh đâu có sợ sệt gì. Nhiều lúc nếu tháng ấy muốn đứng cao thì phải có mẹo mới được Thầy cô gọi. Mẹo ấy như thế nầy, đứng về phương diện tâm lý khi các Thầy cô vào lớp là mở sổ điểm danh, xem xong đâu đó dò bài. Có vị thì dò từ dưới lên, có vị thì dò từ trên xuống, có vị thì dò những trò nghịch ngợm nhất lớp để có cơ hội cho zéro, có Thầy thì nhìn vẻ mặt của học trò mà kêu lên trả bài. Riêng tôi, đa phần việc học thuộc lòng không có khó, thuở ấy và ngay cả bây giờ mỗi một trang vở học trò tôi chỉ cần học từ 3 đến 5 phút là thuộc lòng cả bài học ấy và ba hay bốn chục năm sau cũng không thể quên được. Nếu tôi muốn Thầy hay cô kêu mình trong tháng ấy, mặc dù mình đã được trả bài rồi thì khi Thầy cô hỏi một vấn đề gì đó mình giả đò như là có biết nhưng không chắc chắn lắm. Do vậy mà giơ tay ngập ngừng chứ không giơ thẳng. Khi Thầy cô thấy thế thì chỉ mình liền. Như vậy là trúng tủ rồi và tháng ấy mình sẽ có điểm cao. Đó là ở trường học. Còn đây là chốn “tuyển người làm Phật“ nên chúng tôi không dám có cử chỉ như thế. Nhiều lúc chuẩn bị thật là kỹ mà chỉ được hỏi toàn là chuyện dễ và ngược lại nhiều khi lo học cái nầy chẳng học cái kia thì hay bị hỏi chỗ chưa học, lại chới với. Mà biển học thì vô bờ, biết đâu để học cho hết. Vả lại, cái sở học của quý Thầy quý Ôn thì lai láng như biển cả, còn mình sức học và hiểu ấy như nước cạn dưới đáy hồ, chỉ cần tát vài gàu là hết nước rồi, còn đâu dư để mà “vung tay quá trán“.

Thuở ấy Ni và Tăng thọ giới riêng. Nhưng giờ khai đạo giới tử và giờ thọ Bồ Tát Giới sau khi thọ giới Tỳ Kheo tại Phổ Đà, Tỳ Kheo Ni tại chùa Bảo Quang thì tất cả các giới tử vân tập về chánh điện Phật Học Viện Phổ Đà để thọ giới Bồ Tát chung. Riêng chúng xuất gia thọ giới Sa Di và Sa Di Ni thì khỏi. Phải chờ đến khi thọ giới Tỳ Kheo mới được thọ. Tôi đã thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát tại giới đàn chùa Quảng Đức ở Thủ Đức, nơi Hòa Thượng Thích Quảng Liên trụ trì vào năm 1971 để sau đó sang Nhật năm 1972. Nếu năm 1971, tôi không thọ giới Tỳ Kheo tại giới đàn ở Việt Nam thì khi ra ngoại quốc có lẽ phải chờ đến giới đàn đầu tiên do cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm tổ chức vào năm 1983 tại Los Angeles mới thọ được cũng nên. Cũng may trong giới đàn Thiện Hòa ấy, tôi đã được cung thỉnh làm Tuyên Luật Sư cho giới tử. Lúc ấy, quý Thầy: Thích Minh Tâm, Thích Tín Nghĩa, Thích Thiện Trì, Thích Bảo Lạc, Thích Nguyên Đạt được tấn phong lên hàng Thượng Tọa.

Tháng 9 năm 1969 tôi chính thức y áo vào phòng Thầy xin đi vào Nam để học. Tôi nhớ không lầm là lần ấy Thầy tôi đã không cho gì cả, ngoài cái gật đầu và sau đó tôi ra Đà Nẵng xin máy bay trực thăng Tuyên Úy do Hoà Thượng Thích Hành Đạo cho đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Vì ngày ấy đường giao thông giữa miền Trung và miền Nam hay bị đặt mìn, nên phải đi máy bay là điều bất đắc dĩ. Tôi vẫn chưa có được cái hân hạnh là ngồi trên xe lửa hoặc xe hơi để đi suốt hết một quãng đường dài trên quê hương mình từ Bắc chí Nam và hy vọng sẽ có một ngày như thế, trước khi nhắm mắt lìa đời.

Lần nầy, tôi chẳng buồn chẳng vui mặc dù trong túi lúc ấy chẳng có tiền, mà chỉ biết chắc một điều rằng “trời sanh voi sanh cỏ“ nên đã băng bộ ra đi để vào chốn đèn xanh đèn đỏ của thị thành muôn màu muôn sắc ấy. Tôi ngoảnh mặt lại để nhìn hai cây đa nằm hai bên cổng vào lần cuối và nhìn mái chùa Viên Giác thân thương với rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ... tất cả bây giờ đã ở lại sau lưng mình và đã thành kỷ niệm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3063)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20435)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3938)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8626)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 8256)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9731)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4832)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2985)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4138)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3802)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]