Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Hồi Ký

14/04/201408:54(Xem: 8528)
12. Hồi Ký
blank


XII. Hồi Ký

Trần Văn Nhơn lúc nhỏ ở chùa cùng tôi vào khoảng năm 1968. Nhơn không xuất gia, chỉ là một Phật Tử do Thầy tôi nhận nuôi để Nhơn đi học trung học ở Trường Trần Quý Cáp. Có lẽ Nhơn thua tôi chừng 3 tuổi. Thuở ấy anh ta rất rụt rè; nhưng được Thầy tôi thương nhiều, có lẽ vì là con mồ côi và học giỏi. Sau nầy Nhơn vào Đại Học học Vạn Hạnh và Văn Khoa. Còn tôi thì đi Nhựt và qua Đức, đã mấy mươi năm rồi đâu có cơ hội để gặp lại nhau và chừng 10 năm về trước chúng tôi có gặp lại nhau được mấy tiếng đồng hồ ở Boston USA. Kể từ đó chúng tôi có liên lạc đều. Những bài thơ, những đoản văn mang tên Trần Trung Đạo chính là Trần Văn Nhơn nầy. Khi Thầy tôi viên tịch Nhơn có liên lạc và năm nay chỉ tình cờ thôi, tôi và Nhơn lại rủ nhau viết chung một tác phẩm lấy tên là: blank“Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác“ để ra mắt độc giả tại Hoa Kỳ và Âu Úc Châu thì quả là một chuyện “bất khả tư nghì“ không có thể dùng lời nói nào để diễn tả nổi hết sự vui mừng nầy. Một phần đây cũng là cơ hội để tôi viết lại một chút hồi ký của đời mình lang bang mọi chuyện đây đó, từ khi tôi xuất gia, rồi ở chùa Phước Lâm, Viên Giác rồi đi học ở trường Trung Học Diên Hồng, Bồ Đề, Trần Quý Cáp từ năm 1964 đến 1969.

Hình 24 : Bảo tháp cố Hòa Thượng Thích Long Trí nhìn ra từ phía cây đa.


Còn những quãng đời về trước lúc tuổi còn thơ tại Xuyên Mỹ cũng như những ngày ở Sài Gòn từ 1969 đến 1972 và những ngày ở Nhựt từ 1972 đến 1977 tôi sẽ viết sau. Còn những ngày ở Đức hơn 30 năm qua tôi đã viết xong cảm tưởng của mình nơi quyển: “Cảm tạ xứ Đức“ bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Đức rồi. Có lẽ không cần phải nhắc lại nữa.

Hồi ký là những gì thuộc về cá nhân và dĩ nhiên đa phần người ta viết về những cái tốt chứ chẳng ai dám viết về cái xấu bao giờ; nhưng tôi hy vọng với đoản văn trên dưới 160 trang nầy không chia thành chương sẽ trung thực trên 90% theo cái nhìn chủ quan của mình. Còn những phần thiếu hoặc dở xấu chắc chắn không thể tránh khỏi. Với thành phẩm như thế nầy mà chỉ viết tay trong vòng năm ngày trên núi đồi Đa Bảo tại Sydney Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ 3 của tôi và cái tuổi học trò thuở ấy đã cách xa bây giờ cũng đã hơn 40 năm rồi, không thể tài nào nhớ hết nổi. Bây giờ tôi đã ở vào tuổi 57 (2006) và sau 41 năm xuất gia học đạo, có một chút niềm vui và kỷ niệm nào xin viết lại để kẻo sau nầy bị quên hoặc không viết được nữa do tuổi già sức yếu hay do vô thường thì uổng lắm. Cho nên tôi đã cố gắng viết lên những cảm nghĩ của mình; nơi có ngôi chùa xưa, vị Thầy cũ, cây Đa già đã che chở cho tôi suốt cả đoạn đường đời với gió mưa gian khổ mà chúng tôi mới thành tựu được như ngày hôm nay; nên mỗi khi kỷ niệm hiện về là tôi lại nhớ nhớ mong mong về những hình ảnh cũ kỹ xa xưa ấy. Quả thật nó không là chuyện giàu có, cao sang, danh dự gì; nhưng chính từ chỗ bùn lầy nước đọng ấy tôi đã đi và đang đến. Đây chính là chất liệu dưỡng sinh rất vô cùng quý giá cho cuộc đời hành đạo của chính mình tại xứ trời tây nầy.

Kiều sau 15 năm lưu lạc giang hồ, đã gặp lại Kim Trọng và khi Kim Kiều tái ngộ có mấy câu thơ:

"Kể từ sen ngó đào tơ
Mười lăm năm ấy bây giờ còn đâu
Chữ Trinh còn một chút nầy....“

Tôi vào chùa lúc tuổi 15 cũng như ngó sen vừa ló dạng là hình ảnh của một đồng nam thanh tịnh và sau hơn 41 năm xuất gia học đạo vẫn còn trinh nguyên với lý tưởng của mình, không phải bị bầm dập như nàng Kiều của Nguyễn Du để mà nhớ mà thương, mà nuối tiếc kể lể với Kim Trọng. Nếu bây giờ bản thân tôi có kể lể cũng chẳng ai nghe. Vì họ bảo đó là chuyện riêng của mỗi người và tất cả mọi người trong chúng ta đều có những chuyện riêng tư như thế, ai hơi đâu mà ”dư nước mắt để khóc người đời xưa.“ Chữ Trinh mà Kiều dâng cho Kim Trọng là chữ trung trinh chứ không phải chữ Trinh Tiết của thể xác nữa. Còn với tôi một người tu thật sự ra đã chẳng có bị mất mát một điều gì cả; nên không có gì để nuối tiếc quá khứ; nếu có chăng đi nữa thì đó cũng chỉ là những hoài niệm mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 3001)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2711)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5188)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9880)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3981)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2626)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2610)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2761)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7250)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]