Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Tiễn Chư Trưởng Lão Lần Lượt Ra Đi

19/03/201408:09(Xem: 33217)
32. Tiễn Chư Trưởng Lão Lần Lượt Ra Đi

blank

Tiễn Chư Trưởng Lão Lần Lượt Ra Đi


Sau khi đã “cứu độ” thái hậu Videhi, đức vua Ajātasattu, đặt họ vào miền an ổn, đức Phật và đại chúng tỳ-khưu rời vườn xoài của Jīvaka, xuôi bắc, ghé Trúc Lâm tịnh xá.

Đây là thời gian vào khoảng hạ bốn mươi hai của Thế Tôn. Lúc này, tại Veḷuvana chỉ còn có hai vị trưởng lão là tôn giả Bhaddiya và Anuruddha được xem như thường trú để hướng dẫn đồ chúng. Vài hôm sau thì từ các vùng ngoại ô, chư tỳ-khưu tăng ni tìm đến để đảnh lễ và vấn an sức khỏe đức Phật. Nhìn nhóm hội chúng nào cũng thấy thành phần trung niên và thanh niên do một số cội đại thụ đã thay nhau bật rễ, lìa khỏi rừng tòng mà tịch tịnh Niết-bàn. Hơn mười hôm ở đây, có hai vị sa-môn tướng mạo uy nghiêm, xương kính, ấy là tôn giả Vappa và Assaji, do đã quá già lão, đã hơn trăm tuổi; họ chống chiếc gậy lê, bước đi đã run chân... viếng thăm đức Đạo Sư.

Đức Phật đứng dậy, dìu họ vào ngồi trên nệm cỏ rồi nói:

- Chắc hai vị lại muốn an nghỉ đây mà!

Ngài Vappa nói:

- Xin phép đức Thế Tôn! Đúng vậy! Cái thân tứ đại này nó đã hư mục, không còn dùng được nữa.

Ngài Assaji nói:

- Các hàng hậu học đã như tùng, như bách cả rồi.

- Thôi thì hai vị cứ tùy nghi, tùy thời vậy!

Lát sau, đức Phật không đưa tiễn nhưng họ đã xá chào ngài rồi mất bóng. Họ đã sử dụng thần thông để lên Hymalaya trong chớp mắt.

Ai cũng biết là tôn giả Koṇḍañña nhập diệt đã lâu, gần hồ Mandākinī trên Tuyết sơn, vậy thì trong nhóm năm vị hiền triết ở Isipatana, Vườn Nai thuở nọ chỉ còn có hai tôn giả Bhaddiya mà Mahānāma(1)thuộc vào hàng đại trưởng lão. Rồi họ cũng sắp từ giã bổn phận của mình.

Hôm kia, đức Phật lại lên đường, có chư tôn giả Mahā-Mogallāna, Ānanda, Upāli và chừng năm trăm vị tỳ-khưu tháp tùng.

Đức Thế Tôn bây giờ đã bảy mươi bảy tuổi, sang xuân thì ngài đã bảy tám, do sức khỏe đã giảm sút nên đại chúng bộ hành rất chậm. Đến bờ nam sông Gaṇgā, đức Phật dừng chân tại Pāṭaligamma mấy hôm rồi mới vượt sông. Thế là hơn một tháng trường, đức Phật và hội chúng mới tới Vesāli, rừng Mahāvana.

Quang cảnh nơi đây cũng có khác xưa vì rừng cây dường như cao dày hơn, rậm rịt hơn. Cũng giống như Trúc Lâm tịnh xá, ở Mahāvana này, nói chung là Vesāli, các bậc lão trượng tăng ni lần hồi thưa bóng. Tre già thì măng mọc, nên nhìn đâu cũng thấy sinh lực trẻ trung cuồn cuộn trong những vóc dáng, những bước đi của hội chúng tăng ni.

Nghe tin đức Phật về, suốt cả bảy ngày, rừng Mahāvana như lễ hội. Hết vua chúa, tướng quân dòng dõi Licchavi đặt bát cúng dường, lại đến phiên các trưởng giả, các gia chủ. Đức Phật thường tịnh cốc, nghỉ ngơi, việc thuyết pháp cho đại chúng là bổn phận của tôn giả Upāli và Ānanda. Tôn giả Upāli hằng thuyết về luật cho đại chúng tỳ-khưu. Tôn giả Ānanda thì thuyết về kinh pháp cho chư tăng ni trẻ cùng hai hàng cư sĩ áo trắng. Riêng tôn giả Mahā-Moggallāna thì có việc của riêng mình nên trong ba cõi sáu đường, khi cần thiết, có ai đó hữu duyên là ngài có mặt.

Tại hương phòng, đức Phật lại tiếp một vị già nua, gầy guộc, nước da sậm nâu phong trần, ấy là tôn giả Gayā-Kassapa, thờ thần lửa thuở trước tại Uruvelā. Sau khi vấn an sức khỏe Thế Tôn, vị đại trưởng lão này cũng xin được Niết-bàn, vì hai vị huynh đệ Uruvelā-Kassapa và Nadī-Kassapa của ngài nhập diệt cũng đã lâu.

Đức Phật nói:

- Ở Veḷuvana là hai vị lão tăng trượng Vappa và Assaji. Ở Mahāvana này là ông, ai cũng muốn đi trước Như Lai, nhưng Như Lai cũng không còn bao lâu. Chúng ta sắp hết việc làm trên cuộc đời này rồi.

Khi tôn giả Gayā-Kassapa vừa khuất bóng thì tôn giả Ānanda bạch Phật là có chư vị trưởng lão ni Khemā, Uppalavaṇṇā, Dhammadinnā... cùng với chư tỳ-khưu-ni tìm đến. Thấy hội chúng khá đông, đức Phật tiếp họ giữa rừng cây.

Đức Thế Tôn mỉm cười nói:

- Một vị thì đệ nhất trí tuệ, một vị thì đệ nhất thần thông, một vị thì đệ nhất thuyết pháp... không biết Như Lai còn có gì để giáo giới nữa đây?

Một vị nói:

- Mong đức Thế Tôn khang kiện.

Một vị nói:

- Mong đức Thế Tôn vô bệnh – vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

Đức Phật trầm ngâm một lát:

- Từ khi trưởng lão ni Gotamī và hội chúng công nương Sākya Niết-bàn, tại Vesāli này dường như cũng còn khá đông chư vị lão ni đó chứ?

Trưởng lão ni Khemā đáp:

- Bạch Thế Tôn! Riêng trưởng lão ni Yasodharā thường ẩn cư trên núi cao, trong động vắng, ít khi lui tới nơi này, nơi kia – nhưng chư vị Paṭācārā - bậc đệ nhất thông luật, Kisā-Gotamī - bậc đệ nhất mặc y thô tháo, Bhadda-Kuṇḍalakesā - bậc đệ nhất thắng trí nhạy bén - thì ở loanh quanh tại các tiểu bang cộng hòa quanh đây mà thôi!

Trưởng lão ni Uppalavaṇṇā chợt nói:

- Lão ni Kisā-Gotamī đã Niết-bàn hôm qua rồi, bạch Thế Tôn!

- Đúng vậy - đức Phật gật đầu - vị ấy, qua không gian, đã xin phép Như Lai rồi, cũng như trước đây, tỳ-khưu-ni Ambapālī vậy!

Dường như sau câu nói của đức Phật thì có tiếng gió lạ xạc xào giữa không gian, hay là những hơi thở nhẹ, sự tiếc thương mơ hồ của chư thiên, thọ thần quanh núi rừng Mahāvana – vì càng lúc họ càng thấy thiếu vắng những bóng mát chở che, nương tựa?

Hôm kia, nhân một buổi chiều vắng lặng, có một vị lão ni rất già, dẫn theo chừng mươi vị ni đã lớn tuổi đến hầu thăm đức Phật khi ngài đang ngồi trước hương phòng.

Sau khi đảnh lễ, vị lão ni nở nụ cười như đóa tuyết sương rồi cất giọng dịu dàng:

- Trông Thế Tôn cũng còn vững chắc như đỉnh núi!

- Lão ni trông cũng rắn rỏi đâu có thua gì!

- Lão ni lại muốn Niết-bàn à?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Vị ấy là ai? Là ai mà đối thoại với đức Tôn Sư không sử dụng ngôn ngữ khách sáo thường phàm?

Mấy hôm trước, một vị lão ni đã chớm già trông mỏng manh như cành liễu nhưng thần sắc tinh anh, dáng dấp sang trọng, dung nghi cao quý như mệnh phụ với những bước chân vững chãi, thảnh thơi đang từ từ theo con đường mòn ruột dê đi dần xuống núi... Đấy là trưởng lão ni Yasodharā, năm ấy bà đã bảy mươi bảy tuổi.(1)

Mấy năm nay, bà trú ngụ nơi một hang đá đáng yêu có dây leo tua uốn nở những đóa hoa dại thơm hương; có mấy con sóc nâu vằn cắn hạt vui tai; có chú chuột núi thập thò, thập thò nhưng chẳng tìm ra vật gì để mài răng gặm nhắm cho đỡ buồn; có mây gió lang thang sớm, có sương mù lãng đãng chiều, có trăng khuya thênh thênh vô ngại tới lui thăm viếng, bầu bạn... Thật là viên mãn thanh tịnh, viên mãn độc cư, viên mãn yêu thương và viên mãn niềm vui siêu thế. Trong không khí, trong cây rừng và cả trong từng tâm niệm, ý nghĩ đều thanh trong, vô nhiễm, không dính một hạt bụi phiền lao vi tế! Tuy nhiên, sáng nay, bà thấy rõ ngọn đèn sinh mệnh sắp cạn dầu, lụn bấc. Giờ Niết-bàn đã đến rồi. “Thọ hành” đã đánh trống, đã thổi kèn báo động trong từng tế bào, trong từng vi thể tủy xương. Mặc dầu tử thần không dám ngông nghênh cầm lưỡi hái đến gõ cửa để dọa nạt, khủng bố ai, nhưng bà tự biết là bà sẽ ra đi và tự làm chủ hơi thở cuối cùng, thông tỏ sát-na tâm niệm cuối cùng. Và khi mà thần thức đã tìm chỗ “chẳng bị sanh, chẳng bị diệt” thì ma vương, cả năm loại ma vương kia chẳng thể làm gì được(2), chẳng lần ra manh mối của cây đèn tắt, ngọn lửa sẽ đi về đâu!?

Trưởng lão ni Yasodharā nở nụ cười tiêu sái, vô sự rồi tự nghĩ: “Ai rồi cũng vậy thôi. Ta ra đi rồi đức Đạo Sư cũng ra đi. Như Ni trưởng Gotamī đã ra đi hơn mười năm về trước. Giáo hội càng ngày càng trống không. Mang cái thân cát bụi phải trả về cho cát bụi. Ta phải đi xin phép đức Thế Tôn để cho cái thân này được vĩnh viễn yên nghỉ. Ta đã liễu tri trọn vẹn cái trò chơi ảo ảnh, ảo giác của các định luật hữu vi kia rồi. Và cả cái căn nhà bản ngã thường bày đặt nhiều lời, lắm chuyện này nữa!”

Bà lại mỉm cười một lượt nữa, dịu dàng như mảnh trăng buổi sơ thu rồi vừa đi vừa nghĩ tiếp. Từng hình ảnh đứt nối hiện ra.

Đây là thuở đức Phật về thăm quê nhà sau hai năm đắc quả tam minh với hình ảnh ấn tượng nhất là chiếc y vàng sáng và đỉnh đầu như tỏa hào quang của Người. Đây là hình ảnh dễ thương của trẻ Rāhula chạy theo đức Thế Tôn để nương nhờ bóng mát và xin gia tài. Đây là hình ảnh đức Thế Tôn kể lại câu chuyện duyên xưa từ thuở đức Phật Dīpaṅkara, và hình ảnh của chàng đạo sĩ Sumedha trẻ trung và cô gái Sumittā hiền thục cũng sáng ngời trong tâm khảm. Tám đóa hoa sen cũng hiện ra nữa. Ôi! Lạ lùng! Cả hằng trăm kiếp quả địa cầu rồi mà chúng còn hiển hiện như thực như hư!

Còn lời nguyện? Nguyện đi theo Người một cách vô danh như chiếc bóng? Đúng vậy!

Thế rồi, tại Vesāli, sau khi từ giã đức Phật, từ giã tôn giả Moggallāna, tôn giả Ānanda, tôn giả Upāli, từ giã sảnh đường Năm Nóc Nhọn tại rừng Mahāvana, trưởng lão ni Yasodharā trở lại ni viện để an nghỉ Niết-bàn. Bà ta là vị trưởng lão ni thầm lặng, thành đạt trọn vẹn tuệ phân tích, vô ngại giải nhưng ít khi muốn giảng thuyết đó đây. Lại là một trong bốn vị có đại thần thông mà chẳng lúc nào hiển thần ra oai để giáo hóa đồ chúng(1). Đúng là bà chỉ muốn là chiếc bóng như lời nguyện thuở xưa. Bà là người vợ hiền mẫu mực theo thế gian quy ước, nhưng lại được sinh ra trong giáo pháp bất tử, là một trong những người con hy hữu của đức Tôn Sư vô thượng.

Biết những việc cần làm ở đây đã xong, đức Phật và hội chúng lại lên đường. Cũng theo lộ trình hướng bắc, đức Phật ghé Videha, Moriya, Mallā... và nơi nào cũng dừng nghỉ năm bảy hôm. Rời Mallā, đức Phật lại lên Koliya, sau đó đi lần về Sākya, ở tại thị trấn Medataḷumpa rồi ngài tuyên bố:

- Như Lai ở lại nơi phong cảnh xinh tươi này một thời gian. Nó có duyên sự. Các vị Moggallāna, Ānanda, Upāli hãy tùy nghi công việc của mình!


(1)Bhaddiya trùng tên người trong nhóm 5 ông hoàng xuất gia; Mahānāma trùng tên với đức vua Sākya.

(1)Cũng có thể là 78 tuổi.

(2)Năm loại ma: Phiền não ma vương, pháp hành ma vương, ngũ uẩn ma vương, tử thần ma vương, chư thiên ma vương.

(1)Theo chú giải bộ Anguttara Nikāya thì, trong thời Phật chỉ có 4 vị có đại thần thông (Mahā Abhiñña), đấy là hai vị đại đệ tử, tỳ-khưu vị tằng hữu Bakkula và đức Bhadda Kaccānā (tức Yasodharā).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4762)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6747)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4933)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10186)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3682)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4907)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5106)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7909)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4297)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13590)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]