Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền

15/03/201410:49(Xem: 34451)
44. Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền
mot_cuoc_doi_bia_3


Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền






Thấy âm mưu tố cáo của mình bất thành, bà thứ hậu Māgaṇḍiyā tự nghĩ:

“- Đức vua dẫu sủng ái mình nhưng vẫn đang còn trọng vọng chánh hậu. Vậy chưa thể làm hại cả bè lũ chúng được. Việc ta cần làm ngay là hãy tập trung vào ông sa-môn Gotama. Phải đối phó, phải hạ nhục ông ta trước đã!”

Nghĩ thế xong, bà cho gọi một vị quan hậu cung thân tín, tìm gặp những tay đầu sỏ du đãng, côn đồ, trộm cắp trong kinh thành, tung tiền bạc cho chúng để thuê chúng làm duy nhất một việc như sau:

“- Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, sa-môn Gotama và đệ tử của ông trì bình khất thực, đi và về trên các ngả đường, bọn chúng phải mắng nhiếc, lăng mạ, chưởi rủa bằng bất cứ lời tiếng gì cay độc nhất, xấu xa nhất, thô bỉ nhất, hèn hạ nhất, dơ bẩn nhất... Càng chưởi hay chừng nào, nhục mạ đẹp chừng nào sẽ được tiền thưởng nhiều chừng ấy!”

Thế là ngày hôm kia, khi đức Phật dẫn đầu Tăng chúng chừng trăm vị, có thị giả Nāgita theo hầu từ lâm viên Ghositārāma bộ hành đi đến nhà ông bà triệu phú Ghosaka; vừa quành ngang con lộ dẫn vào thành phố thì một bọn đầu trộm đuôi cướp ở đâu đó ùa ra chưởi rủa, nhiếc mắng...

Đức Phật biết chuyện này nên nói nhỏ vừa đủ cho chư tăngi bên sau nghe:

- Bà thứ hậu Māgaṇḍiyā trả thù đấy! Hôm nay họ sẽ nhiếc về những con thú!

Và quả vậy! Nào là “Những con chó hủi, hãy lủi đi khỏi thành phố!” Nào là “Này, đàn bò lộn giống, hãy cút đi!” Nào là “Này, bọn heo đê tiện! Kinh thành này không phải là cái máng heo cho bọn bây!”... Chúng chưởi nhiều lắm, chúng ví von nhiều lắm! Từ chó, bò, heo rồi sang chuột đồng, bọ hung, lừa, lạc đà, súc sanh, sâu kiến, dòi bọ... hay bất cứ con vật xấu xí nào mà chúng vừa nghĩ ra được! Tuy nhiên, các vị thánh nghe thì mỉm cười trong tâm, còn phàm Tăng, kể cả tôn giả Ānanda thì nghe xốn tai, tức không chịu nổi.

Thế rồi, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư... hết thú vật, chúng quay sang chưởi mắng ma xó, quỷ đói, dạ-xoa thúi... Hết ma quỷ, dạ-xoa... chúng quay sang phỉ báng người: Bọn bây là kẻ ngu si, quân cướp ngày, phường ăn bám, bọn ăn hại, lũ điên khùng... Hết người chúng nói ra những cái dơ bẩn nhất như hầm phân, đống dòi, cục cứt, máu dơ, đàm dãi, nước tiểu, cầu xí...

Hôm ấy, khi đã về đến tu viện, chúng còn tập họp cả một đám người say rượu dữ dằn, mặt đỏ như mặt trời, lăm lăm đùi gậy, đao kiếm với sát khí đằng đằng, cất tiếng hăm dọa nữa:

- Chúng tao gởi lời tối hậu cho ông Cù Đàm và bè lũ là hãy cút khỏi Kosambī, bằng không sẽ không an toàn tánh mạng, sẽ bỏ xác trên những con đường đấy!

Một vị tỳ-khưu vô lậu, có thắng trí, bạch với đức Phật rằng:

- Có nên sử dụng năng lực để giáo hóa chúng không, bạch đức Tôn Sư?

- Chưa cần thiết đâu, này con trai! Lửa bùng lên ở đâu thì lửa sẽ tự tắt ở đấy!

Đức Ānanda thưa:

- Chúng mạ lỵ, phỉ báng quá đáng, đệ tử không chịu nổi. Hay là chúng ta đi qua nơi khác?

- Đi đâu hở Ānanda?

- Thị trấn nào, thành phố nào cũng được!

- Vậy nếu ở đó cũng bị chưởi rủa, mắng nhiếc nữa thì ta phải làm sao?

- Thì ta lại đi sang vùng khác.

- Nếu vùng khác ấy lại được tái diễn sự việc giống như mấy ngày hôm nay thì ta phải làm sao?

- Thì ta sẽ đi nữa!

Đức Phật mỉm cười, nụ cười dịu dàng và mát mẻ như vầng trăng mùa thu:

- Và nếu cứ đi nữa, đi mãi cho đến hết kiếp quả địa cầu cũng sẽ không có nơi đâu là an toàn, là an ổn, là vừa lòng, là toại ý ta được. Đấy là định luật của pháp, sự thực bất toàn của pháp! Chẳng nên làm thế đâu, Ānanda! Chỗ nào mà ngại pháp, chướng pháp, hại pháp, não pháp phát sanh thì ta sẽ lắng nghe, chịu đựng, rỗng không, tĩnh lặng, từ, nhẫn, xả để làm lắng dịu chúng, xa lìa chúng, đoạn trừ chúng, dập tắt chúng... ngay tại chỗ ấy.

Đức Ānanda tuy hiểu biết sâu xa vấn đề, nhưng không biết tại sao trong tâm ông ta vẫn còn nhăn nhó, chưa yên:

- Vậy biết bao giờ mới chấm dứt, thưa Tôn Sư?

- Loại phiền não này phát sanh từ đâu, do đâu hở Ānanda?

- Thưa, chúng thuộc “khẩu thiệt”, xàm ngôn, loạn ngữ, ác khẩu...

- Ừ, nếu chúng thuộc khẩu, đối với Như Lai, đối với một vị Chánh Đẳng Giác thì không có một năng lực lời tiếng nào của thế gian có thể tồn tại quá bảy ngày. Vậy, sau bảy ngày, chúng sẽ tự diệt, này Ānanda!

Buổi chiều, trong giờ pháp thoại, đức Phật giảng một thời pháp liên hệ đến nội dung kể trên rồi cũng kết luận tương tự:

- Như một thớt voi ra giữa trận tiền, phải hứng chịu hằng trăm ngàn mũi tên, hòn đạn từ bốn phía bắn vào; cũng vậy, là sa-môn khất sĩ như Như Lai và chúng đệ tử của Như Lai, đi giữa cuộc đời cũng phải nhận chịu tất thảy tiếng lời gièm pha, nhiếc mắng, mạ lỵ, phỉ báng, sỉ nhục từ những người không có đức tin, kẻ thiểu trí, ác giới, cuồng si, điên loạn... Vậy phải biết nhẫn nhục, mát mẻ, vắng lặng, rỗng không với tâm từ, với tâm xả! Làm được như thế mới thật xứng đáng là phẩm hạnh của sa-môn ôm bát xin ăn cao thượng đi giữa cuộc đời.

Rồi đức Phật đọc lên một bài kệ:

“- Thớt voi đứng giữa trận tiền

Hứng bao mũi đạn, lằn tên sá gì

Như Lai chịu đựng ác tri

Nhẫn chịu ác giới, ngu si lòng người”(1)

Dường như muốn bổ túc thêm cho tròn đầy ý nghĩa, đức Phật đọc thêm hai bài kệ nữa.

Một, nhấn mạnh đức tính nhẫn nại vô úy và vô thượng của sa-môn:

“- Ngựa, voi đã luyện, đã thành

Con nào thuần nhất để dành vương quân

Cao thượng nhất giữa nhân quần

Chịu đựng phỉ báng, dao đâm tiếng lời!”(2)

Hai, nói lên đức tính quý báu của sa-môn là phải tự thu thúc, tự điều tiết, tự chế ngự lời nói và hành động:

“- Con la tinh thục quý thay

Ngựa kỳ, ngựa ký tung mây, quý là!

Quý sao, voi lớn có ngà

Quý hơn tất cả, chính ta tự điều!”(1)

Rồi đúng như đức Phật tiên tri, đúng bảy ngày thì chuyện nhiếc mắng, phỉ báng kia tự động chấm dứt. Thứ nhất là do bà thứ hậu thấy tốn vàng, tốn bạc quá mức - nhưng “ông Gotama và đệ tử của ông ta” cứ “trơ trơ” như khúc gỗ, xem ra chẳng có tác dụng gì! Bà đành chịu thua, sẽ nghĩ kế khác.



(1)Pháp cú 320: Ahaṃ nāgo’ va saṅgāme cāpāto patitaṃ saraṃ. Ativākyaṃ titikkhissaṃ dussīlo hi bahujjano.

(2)Pháp cú 321: Dantaṃ nayanti samitim dantaṃ rājābhirūhati. Danto seṭṭho mannussesu yo’ tivākaṃ titikkhati.

(1)Pháp cú 322: Varaṃ assatarā dantā ājānīyā ca sindhavā. Kuñjarā ca mahānāgā attadanto tato varaṃ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4676)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6598)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4829)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10076)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3615)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4814)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5047)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7502)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4212)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13440)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]