Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Tấm Gương Học Tập Của Rāhula

15/03/201410:43(Xem: 39737)
40. Tấm Gương Học Tập Của Rāhula
mot_cuoc_doi_bia_3

Tấm Gương Học Tập
Của Rāhula






Suốt mấy ngày sau đó, đại chúng khắp thị trấn cứ mãi bàn tán về chuyện tôn giả Sāriputta!

Ồ! Tôn giả đã được đức thế Tôn tán thán như vậy, ca ngợi như vậy... lại còn xem ngang hàng với ngài. Và quả thật, tư cách, phẩm chất cao quý của ngài được tán dương là chuyện đương nhiên.

Riêng Rāhula ai cũng đưa mắt cảm kích yêu mến người con trai của đức Phật. Thường thì với tâm lý thường phàm, ai cũng ỷ lại mình là con của đức Phật oai danh lừng lẫy, thầy của ba cõi, thế mà Rāhula lặng lẽ ôm y bát vào ngủ trong nhà vệ sinh, không ta thán lấy một lời. Quả là một nhân cách hiếm có!

Một số vị tỳ-khưu từng sống, từng biết Rāhula tại Kỳ Viên, còn kể thêm rằng:

- Chư vị chưa biết đó, Rāhula còn có những phẩm hạnh khác nữa đấy.

Rồi họ kể:

- Những năm mới vào học tu, từ bảy tuổi đến mười tuổi, cứ mỗi sáng sớm, Rāhula ngày nào cũng ra vườn, tung một nắm cát lên trời rồi nguyện rằng, ngày hôm nay sẽ học nhiều như đám cát kia. Và quả thật, Rāhula cứ lặng lẽ, miệt mài theo đuổi sự học, khi là với thầy của mình là tôn giả Sāriputta, sau đó là với tôn giả Moggallāna hoặc các vị trưởng lão có đầy đủ tuệ phân tích hoặc tinh thông pháp học. Đừng thấy Rāhula ít nói mà khinh thường nghe, pháp và luật cậu ta nằm lòng đấy. Lại còn xin tôn giả Sāriputta học thêm Abhidhamma nữa! Giỏi một cái nữa là Rāhula học nhiều mà không sinh ngã mạn chút nào. Đối với tỳ-khưu, cậu chưa hề lên mặt hoặc xem thường bất cứ một ai!

- Đúng vậy! Vị khác tiếp lời - Thỉnh thoảng, các vị trưởng lão tìm cách thử thách, xem thử tâm địa của Rāhula ra sao, họ quăng rác lung tung chỗ này, chỗ kia, nơi nào Rāhula bước qua. Rồi giả vờ quát lớn:

- Này chú bé, ai quăng rác bừa bãi ở đây?

- Thưa tôn giả, đệ tử không biết!

- Ai nữa! Chỉ có ông ở đây thôi mà!

- Vậy thì thưa tôn giả thứ lỗi cho, đệ tử sẽ tức khắc dọn rác ngay!

Nói xong, Rāhula kiếm cách quét dọn đâu đó sạch sẽ đàng hoàng rồi mới bước đi!

Mọi người ai nghe cũng cảm kích, mến yêu.

- Chưa thôi! Một vị trưởng lão thấy nhiều tỳ-khưu đàng hoàng muốn nghe chuyện nên tiếp lời - Tôi ở Kỳ Viên lâu năm, tôi biết. Bình thường thì ở đấy nhân số chừng năm bảy trăm vị, nhưng khi nghe có mặt đức Thế Tôn, chư tăngi mười phương lũ lượt tìm về, có khi lên đến con số bốn, năm ngàn người. Những lúc như thế thì thật khổ cho chư vị trưởng lão, nhất là hai vị đại đệ tử. Việc ăn, việc ở, việc tới lui phức tạp, nhà tắm, nhà cầu, phòng ăn... thật là hằng trăm thứ việc phải lo toan, cáng đáng. Chuyện thường xuyên bức xúc nhất là trật tự, kỷ cương, ngăn nắp, vệ sinh trong sinh hoạt tịnh xá. Tăng chúng quá đông, thế là chim linh, phượng hoàng ở lẫn với gà cồ, gà mái; ngọc vàng lẫn với bụi cát. Cả hằng trăm tỳ-khưu và sa-di còn quá nhiều phàm tính, tục tính, chưa được thuần thục trong giáo pháp, chính họ là thủ phạm làm xáo trộn nếp sống yên ả, thanh bình ở đây. Có nhiều nhóm, đôi khi chỉ vì một gốc cây, một chỗ nghỉ mà sinh ra tranh giành, ẩu đả, chửi mắng nhau. Nhiều vị do ích kỷ, biếng nhác, ăn và chơi, không chịu sờ mó công việc, không chịu tu tập mà chỉ mong chiếm tiện nghi, thủ lợi riêng cho mình, ai ra sao, mặc kệ. Chư thánh trưởng lão sống đời khiêm tốn, vô tranh, từ hòa, vắng lặng nên họ luôn là kẻ thua cuộc, lặng lẽ ôm y bát nhường chỗ, nhường phần cho họ.

Thấy câu chuyện diễn ra giữa khu vườn, ngày càng lôi cuốn nhiều vị sư ghé đến lắng nghe. Vị trưởng lão hào hứng tiếp tục:

- Chư đệ biết không? Người mà để tâm chăm lo tất tần tật công việc ở Kỳ Viên chính là Rāhula, con trai của đức Thế Tôn đấy!

- Ồ!

- Chư đệ hãy lắng nghe đoạn đối thoại giữa tôn giả Sāriputta và Rāhula mà tôi còn nhớ nội dung rất rõ...

- Vâng!

- Hôm đó - vị ấy kể - bên ngoài rừng cây, tôn giả Sāriputta ngồi quây quần với một nhóm sa-di. Câu chuyện như sau:

- Ta mới đi có mấy hôm, nhưng sao trở về thấy đâu cũng sạch sẽ ngăn nắp, tươm tất như thế? Không biết Rāhula đã cắt đặt công việc như thế nào mà hay vậy?

- Không phải mình đệ tử đâu, là khối óc và bàn tay chung của rất nhiều vị đấy ạ!

- Cứ kể lại tình hình cho ta nghe!

- Thưa vâng! Rāhula mau mắn đáp - Nơi bệnh xá lúc này hiện có một số tỳ-khưu ở Takkasilā, Vaṃsā, Aṇgā, Kosambī, Kuru... về; có nhiều vị do đường xa nên ngã bệnh. Họ bị sốt rét, tả lỵ hoặc thương hàn... Hôm kia, tôn giả Mahā Moggallāna ghé thăm, ngài đã ủy lạo và sách tấn tinh thần. Tôn giả còn kể lại một câu chuyện cũ để nhắc nhở chư tỳ-khưu và chúng sa-di. Rằng là đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra ở đây, chuyện ấy không thể lặp lại. Có một thầy tỳ-khưu bị bệnh mụt nhọt, lở loét, hôi hám, dơ dáy... đã bị chúng quăng bỏ vào bìa rừng. Sáng ngày, chính đức Đạo Sư đã sai mang vào phòng giữ lửa; chính ngài đã đích thân nấu nước sôi, tẩm khăn ấm lau sạch thân thể cho người bệnh. Sai người giặt y ngoại phơi khô, lấy y ngoại đắp rồi giặt sạch y nội... Do bệnh quá trầm trọng nên sau đó vị tỳ-khưu kia qua đời. Nhưng mà trước khi còn hơi thở, đức Phật quán căn cơ, thuyết một thời pháp, vị ấy đắc quả A-la-hán và Niết-bàn ngay tại chỗ. Kể xong chuyện ấy, khi đi, tôn giả để lại năm vị tỳ-khưu trẻ ở lại, nhiệt tình chăm sóc cho người bệnh. Còn chuyện cơm nước, thuốc men, mật, đường, sữa... trưởng giả Cấp Cô Độc vẫn thường cho người cung cấp rất chu đáo. Còn việc quét dọn bệnh xá, nấu nước sôi giặt rửa y áo, chăn màn, đổ ống bô cùng nhiều việc linh tinh khác ở đây, thường thì chúng sa-di đảm nhiệm, thưa tôn giả!

- Ừ, hay lắm! Ta rất cảm động. Ta xin cảm ơn tất cả các con!

- Dạ... nhưng...

- Con cứ nói!

- Thưa! Vẫn có tình trạng một số tỳ-khưu khai dối bệnh để được dùng vật thực đặc biệt; họ còn thu giấu đường, sữa, mật ong, tích trữ thuốc! Thật là phức tạp...

- Ừ, chuyện muôn đời mà!

- Nơi tăng xá - Rāhula kể tiếp - Nơi chỗ chư tăng ở và đi thì thật là lộn xộn. Biết bao cái sờ sờ trước mắt như giường hư, gối bẩn, mùng mền rách và dơ. Chúng con ba bốn người làm không xuể. Tôn giả Mahā Kassapa đi ngang qua, thấy thương tình nên cắt đặt thêm cho bốn vị tỳ-khưu trẻ đến phụ giúp.

- Tốt quá!

- Còn đại giảng đường mênh mông thì công việc cũng mênh mông. Ngay chỗ thuyết pháp của đức Tôn Sư bao giờ cũng có cả rừng hoa tươi, hoa héo lẫn lộn nhau, lại có một số hoa đã mủn ra. Nơi chỗ bệ đặt chiên đàn và hương liệu, lúc nào cũng vấy bẩn tàn tro, cái cháy, cái cháy dở rơi rớt xung quanh. Hàng ngàn tấm ngồi, hàng trăm tấm lót đủ loại, đủ cỡ bừa bộn, lỉnh kỉnh tấp một đống chỗ này, tấp một đống chỗ kia, xâm chiếm cả các hành lang. Ngay việc sắp xếp, quét dọn vào mỗi buổi sớm, mười người lo cũng không xuể. Tội nghiệp cho tôn giả Ānanda đầu tắt mặt tối ở đấy cùng với bảy tám đệ tử của ngài. Cách đây mấy hôm, chúng con có thêm mười sa-di tình nguyện đến phụ giúp công việc hằng ngày tại đại giảng đường để đỡ đần công việc cho tôn giả được nghỉ ngơi chút ít.

- Ồ, tốt quá, rất tốt!

- Ngoài hương phòng của đức Tôn Sư, ngoài một số thị giả không thường xuyên thay đổi nhau, chúng con bao giờ cũng có sẵn một hoặc hai sai-di lanh lẹ, ý tứ quét dọn cho sạch sẽ cỏ rác, đường kinh hành lan đến khoảng vườn xung quanh...

- Đúng thế!

- Nơi phòng tắm công cộng, nhà tiêu công cộng, phòng giữ lửa... bao giờ mỗi nơi cũng túc trực sẵn hai sa-di.

- Chu đáo lắm!

- Nơi phòng tiếp tân cũng rất bề bộn công việc. Cứ phái đoàn này đi thì phái đoàn khác đến. Tôn giả Ānanda thường trực cho một số tỳ-khưu mặt mày sáng sủa, ăn nói văn vẻ, khiêm cung, lịch thiệp để tiếp khách. Dầu là vua chúa, các quan đại thần, tướng quân, đại triệu phú, tiểu triệu phú, giáo chủ các tôn giáo, du sĩ, đạo sĩ hành cước... bất cứ ai muốn diện kiến đức Thế Tôn đều không thể tùy tiện, phải ngồi đợi ở đấy trước đã. Tại đây, sa-di chúng con luôn túc trực bốn vị để làm vệ sinh, dẫn khách hoặc chờ được sai vặt...

- Đúng vậy rồi!

- Còn nữa, nơi chỗ ngoài và trong khuôn viên đại tịnh xá, bao giờ cũng lảng vảng mấy trăm kẻ tàn thực, họ làm vấy bẩn, dơ uế đủ mọi thứ. Trước đây, có một số tỳ-khưu trẻ tình nguyện chăm sóc ở đây nhưng rồi họ lần lượt bỏ đi hết vì không chịu nổi tâm địa hạ liệt của chúng. Bọn tàn thực ấy đi lung tung, nói năng lung tung, xả rác lung tung, khạc nhổ, phóng uế lung tung, chửi bậy và đánh nhau cũng lung tung; ăn uống thì giành giựt, cấu xé nhau. Thật không ai chịu nổi. Bây giờ thì chúng đệ tử đã quy định họ một nơi, có giới hạn. Khi nào vật thực thừa do sự cúng dường dư dả của thí chủ, vật thực dùng không hết của chư tăngi thì vị nào cũng mang đến san sẻ cho họ...

Tôn giả Sāriputta chợt nhíu mày:

- Trưởng giả Cấp Cô Độc đã mấy lần quy tập họ về trại tế bần rồi mà?

- Thưa, họ không chịu ở đó, cứ trốn ra ngoài, trốn ra ngoài tự do hơn.

- Thật đáng xót thương!

- Xót thương thì cũng đáng xót thương, nhưng rõ ràng tâm sao thì cảnh vậy. Địa ngục và ngạ quỷ có sẵn trong tâm họ, cả a-tu-la nữa, nên chúng đi đâu thì mang theo cảnh giới ấy. Ăn no rồi sinh chứng trộm cắp, mắng chửi, gấu ó, đánh đập nhau. Chúng kéo ra bờ sông, bìa rừng để đú đởn, rửng mỡ, cười cợt, khóc lóc, nhảy nhót... luôn luôn than khổ, luôn luôn than đói... Rõ là chúng không bao giờ biết đủ và không bao giờ có một khoảnh khắc yên lặng!

- Chúng mà sống đời biết đủ, biết dừng và có được một khoảnh khắc yên lặng thì thế gian này làm gì có bốn con đường khổ hả con!

- Thưa vâng! Thật phải kham nhẫn, chịu thương chịu khó, mở rộng tấm lòng từ may ra mới tiếp xúc, thương yêu và thông cảm với họ được. Ai đời, cho họ y phục, vật thực, thuốc men mà họ vẫn cứ chửi mắng tỳ-khưu, nói xấu tỳ-khưu, ganh ghét, đố kỵ tỳ-khưu... đôi khi rất lỗ mãng, rất cộc cằn, rất tục tĩu là khác nữa!

Tôn giả Sāriputta tán thán:

- Phải vậy! Biết được vậy là quý lắm! Là tốt lắm! Ta rất cảm ơn các con! Ta rất cảm ơn các con!

Chuyện kể xong, rừng cây yên lặng như tờ. Có vị đưa mắt nhìn ra xa. Có vị thấy mình còn cần phải học hỏi nhiều, trong tu tập cũng như trong công việc. Nếu ai cũng đến và đi thong dong, tự tại cả thì ai là kẻ lo cho mình trú xứ, phòng ốc, giường gối, chỗ ăn, chỗ ở, nơi nghe pháp, nhà tắm, nhà vệ sinh?

Quả thật, vị trưởng lão vô danh kia đã mở mắt cho khá nhiều vị tỳ-khưu hôm đó. Và còn nữa, câu chuyện hôm nay sẽ còn được kể đi, kể lại nhiều nơi, như là những tấm gương sáng, soi chung cho đại chúng vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8719)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10732)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6662)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11930)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11149)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5523)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10799)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8425)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7357)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2908)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]