Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hóa giải nghiệp đời trước

25/12/201307:01(Xem: 8908)
Hóa giải nghiệp đời trước
HT Thich Tri Tinh
Hóa giải nghiệp đời trước


Đại lão HT. Thích Trí Tịnh

Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.

Nếu mang bệnh mà do nghiệp nhân mới sanh ra thì dùng thuốc điều trị sẽ hết. Còn bệnh mà do nghiệp nhân cũ sanh thì điều trị khó lành. Chỉ nhờ nơi pháp của Phật mới hóa giải được. Chính yếu ở chỗ tu tập chánh niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên).

Niệm Phật thì có chư Phật mười phương, trong đó có Đức Phật A Mi Đà với 48 đại nguyện tiếp độ chúng sanh.

Niệm Pháp thì tụng kinh là phổ thông hơn hết, ngoài ra còn có thể trì chú hoặc tham thiền…

Niệm Tăng thì niệm danh hiệu chư Bồ-tát và công hạnh của các Ngài.

Niệm Thí là pháp đứng đầu trong Lục độ, có bố thí mới trừ tham lam, bỏn xẻn, và làm duyên độ sanh dễ nhất.

Niệm Giới là nhớ nghĩ và giữ gìn các giới luật mình đã thọ. Trong giới có ba tụ: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi thì dễ nhận diện, nhưng Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình thì phải phân biệt cho rõ ràng, bởi vì lợi mình, lợi người mới gọi là thiện, mà lợi người là lợi ích chúng sanh. Phần đông ở đây chưa ai đạt đến Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình mà chỉ ở Nhiếp luật nghi. Chỉ khi nào đạt được tam luân không tịch mới gọi là Nhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là không thấy người giữ giới, không thấy giới để giữ, không thấy quả báo của việc giữ giới.

Niệm Thiên là luôn nhớ mười nghiệp lành (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không tham, không sân, không si). Có nghĩ nhớ thì mới thực hành. Nếu có được chánh niệm như thế thì những bệnh do nghiệp nhân đời trước gây ra có thể được tiêu trừ hoặc giảm bớt.

Nhớ lại lúc mới đến chùa Vạn Linh (núi Cấm) xin xuất gia, Hòa thượng khai sơn đã nói nghiệp nhân đời trước của tôi đã từng tu làm Hòa thượng, vì mắt hay nhìn con gái nên đời nay bị bệnh suốt đời. Xét lại không sai, tôi bị đau mắt từ lâu và rất nặng, chữa trị nhiều nơi cũng không khỏi.

Đến năm 1988, gần như hết thấy được. Biết đây là do nghiệp nhân đời trước của mình gây nên, do vậy mà lúc nào nhất cử nhất động đều giữ gìn chánh niệm, luôn luôn niệm Phật, lúc rảnh thì tụng kinh. Cơ bản thường tụng kinh A Mi Đà, kinh Kim Cang, kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện và phẩm Phương tiện trong kinh Pháp Hoa, mỗi ngày ít nhất là một biến các kinh trên, không dám bỏ sót. Nhờ đó mà tập quen thành tánh nên khởi niệm rất dễ, chỉ khi nào tiếp khách nói chuyện là không niệm được thôi. Do sự hành trì như thế, nên năm 2001 sau cuộc giải phẫu, mắt tôi đã sáng và thậm chí tốt hơn người bình thường ở tuổi đó. Cho đến nay (90 tuổi), tôi vẫn giữ vững thời khóa tu niệm không bỏ.

Nhân sự việc thầy Hoằng Nhuận qua đời vì bệnh xuất huyết não, tôi nhắc nhở mấy huynh đệ: Luôn nhớ vô thường mau chóng, tinh tấn tu hành, mỗi người phải tự lo cho mình, đừng để quả báo đến rồi đành chịu, theo nghiệp mà trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2010(Xem: 2366)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 1970)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 2502)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 1818)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2157)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 7775)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 5794)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 8042)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 50870)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567