Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những cánh hoa cuối năm

12/12/201317:22(Xem: 5846)
Những cánh hoa cuối năm
1462626_630296883702209_1265463921_o
NHỮNG CÁNH HOA CUỐI NĂM
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua,những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sốngquay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
Cảm giác đầu tiên làm cho tôi không ít suy tư đến cường độ lao động , và bươn bả của con người hôm nay, khi mà nền công nghiệp hóa đang trên đà phát triển, và mỗi lúc trên lộ trình đối mặt với tầm khoa họccùng các nước trên thế giới. Những công trình đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp, những công trình dự án mở rộng đường giao thông, những khu đo thị mới, với những chung cư cao tầng, mô hình kiến trúc kiểu mẫu hài hòa, mang đậm nét văn hóa dân tộc, vừa là mang tính hiện đại đang được thi công, để kịp thời gian đưa vào sinh hoạt. Nhưng được biết có những công trình chỉ thực hiện từng giai đoạn, bởi nhiều lý do… dỡ dang, nên treo lững thời gian, cũng đành gối đầu năm sau sẽ tiếp.
Quang cảnh ở Thành phố lớn vào những ngày chuẩn bị đón xuân, phần lớnđược phơi bày một bộ mặt rạng rỡ, sạch đẹp, lịch sự hơn mọi khi, nhưng cũng không dấu hết những bộn bề, lượm thượm… phía sau đó. Từ khu vực chợ Bến Thành (Saigon), đường hoa Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Bến Bạch Đằng, công viên Văn hóa Tao đàn, ThảoCầm Viên, Văn Thánh.v.v… Những tiếng sập sình vang ra từ những quán cà phê, những tiếng hô to “Zô” từ lon bia cụng nhau cho một ngày Tất niên. Dạo qua qua khu vực hoa trái, bánh mứt, rượu bia, những thực phẫm tiêu dùng để phục vụ cho 3 ngày Tết, đượctrưng bày đầy ắp nơi những gian hàng trông rất hấp dẫn, Người mua người bán họ mặc cả với nhau nghe ỏm tỏi, những y phục thời trang “mốt” cũng được diễu hành dọc theo những dãy phố đầy hoa lệ với những sắc màu muôn vẻ của thời nay, đi đâu rồi cũng thấy “đủ thứ” trên đời. Nhìn chung thì cũng không ngoài những quan yếu cấp bách cho mọi sinh hoạt ăn mặc tiêu xài, thậm chí còn vung vãi hoang phí cho thỏa thích dục tính thường tình trong cuộc sống.
Cuộc sống, luôn diễn biến vô cùng phức tạp của nó, dù trong bất cứ thời đại, xã hội nào đang, sẽ đến hay đã qua đi… Tuy nhiên, phía sau tầm nhìn ấy, là sự thực cố nhiên, như cái lồng vô hình được dành cho những thân phận kiếp người, khi họ đang ở trong giai cấp nhẹ tênh nào đó… để nhận lấy không ít tủi cực, mà họ phải đối diện giữa lòng cuộc sống muôn mặt nầy !
“Nếu ta để mắt nhìn về phía trước
Phía sau ta còn lắm kẻ đau thương !”
Thế nhưng,không ai dễ chấp nhận ai, nếu hiểu một cách khác đi, đó chính là lực hấp dẫn, và được chấp nhận bởi một từ trường cùng sở thức. Do đó, cùng cảm thụ khi có mặt với nhau.
Trở lại chuyện ngày cuối năm, phía trước hay bề mặt của một bức tranh được phối thức bởi những nghệ sĩ tài hoa trong cuộc sống, thì ở phía đằng sau đó, sự phản ánh một hình thái, mẫn cảm… điều ấy không ngoài thực tế tất yếu cho bất cứ một xã hội hay bất cứ một thời đại nào. Điều mà chúng ta có thể nói rằng : không có cuộc vui nào kết thúc toàn mãn, một khi con người còn dẫm đạp lên chính cái bóng của mình, và cái bóng ấy vẫn còn đổ dài về phía trước. Nhưng thế rồi :
“Có khác gì đâu
Trên những cánh hoa,
Khi giữa ngày thường
Hoa vẫn nở…”
Ở sau ta, xung quanh ta, trước đây, bây giờ và mai sau, vẫn còn bao người gánh lấy những thân phận… nếu ta để mắt nhìn sâu lắng vào cuộc sống, thì ta sẽ thấy ngay điều đó, như : một người bị vỡ nợ vì chuyện làm ăn, chuyện tất bật vì cơm áo, chuyện hụt hẫng bởi bao lợi dưỡng riêng tư đã bị bào mòn theo năm tháng, chuyện nhẫn nhục của kẻ làm thuê mướn nơi xứ người, chuyện một cơn bệnh ngặt làm tiêu hết tiền của, chuyện phá sản sau một canh bạc, một em bé côi cúc, một cảnh già nua cô độc, một nạn nhân thời cuộc, dị tật.v.v… Tất cả những hoàn cảnh ấy, những mảnh đời và tâm hồn ấy, những nỗi đau ấy, phải chăng ở nơi đó có một mùa xuân đích thực, khi :
“Bên góc phố,
Vỉa hè,ngõ đời chật hẹp
Ai mang cho giọt nắng vào chiều đông !”
Với đạo lý của con người, với bao tâm tư từ ái, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, đó chính là cái hồn của mùa xuân, và còn nhiều hơn thế nữa, cho dù mặt đất chưa có màu hoa nở, nhưng ta vẫn đi giữa mùa xuân. Đi giữa mùa xuân đầy những cảm thông, những yêu thương… thiết nghĩ, ở nơi đó có cánh hoa nào đẹp hơn, tuyệt diệu hơn ? Ở nơi đó chỉ có hơi thở và hương vị của trái tim, nó luôn lan tỏavề mọi phía của cuộc đời áo lụy nầy.
Từ bộ mặt được trang hoàng hoành tráng, với những sắc màu diễm lệ, cùng với sự ấm no, những lạc thú thường tình, những tư duy gầy guộc… cùng khi ấy, ánh sáng văn minh, đỉnh cao của lương tâm và lương tri cũng phải được tỏa rộng đến mọi lớp người còn kém phần may mắn, vì họ cũng được có mặt, được quyền sống trong cộng đồng nhân loại, bởi:
Phải đâu xuân của mênh mông
Trên màu lá vẫn xanh lòng bao la”.
Hôm nay, một chiều cuối năm, cứ mỗi năm có dịp vào những chiều nầy, tôi thường ra phố để xem cái cảnh rộn rịp và kết thúc những ngày cuối năm, bao hình ảnh vui buồn, được thua.v.v… không thể dấu được trong ánh, tâm tư.
Vẫn biết rằng; trong những khoảnh khác nầy, mỗi gia đình sum hợp với nhau bên bàn thờ gia tiên, với làn hương phảng phất giữa tâm linh siêu hình và thực tại, bên chậu cúc, chậu hồng, chậu thược dược, những cành mai vàng chớm nụ, mâm trái cây, bánh mứt, rượu bia, thịt cá, và những thứ tiêu dùng cho 3 ngày Tết.
Thế nhưng, đối với tôi, vẫn thấy những ai đó đang lặng thầm bên bàn thờ Tổ tiên, đơn sơ với cành vạn thọ ta, phong bánh in, với thẻ nhang loại rẻ tiền, mà khấn nguyện ông bà về vui Tết với con cháu. Và hơn thế nữa, rồi chiều nay còn thấy những cánh hoa dại bên đường, ngoài hàng giậu, góc tường rêu nhạt, như đang chuẩn bị gởi chút hương vào đêm trừ tịch.
Sài Gòn, những ngày cuối năm 2013.
MẶC PHƯƠNG TỬ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 3904)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 3887)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 4491)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 5681)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 4350)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 3101)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
02/11/2022(Xem: 19746)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
15/05/2022(Xem: 11176)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
01/05/2022(Xem: 15941)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]