Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Hẹn Bên Hồ Bodensee

25/09/201307:14(Xem: 6899)
Cuộc Hẹn Bên Hồ Bodensee
Bodensee_2Cuộc Hẹn
Bên Hồ Bodensee
Lan Ngọc Hưng

Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.

Vì thuộc loại duyên quá đặc biệt chưa từng được xuất hiện trên văn đàn của hải ngoại, lại thêm tính chất huyền bí của luật nhân quả, cộng thêm tính cách không thể tiết lộ được. Do đó ngòi bút của Hoa Lan hơi hơi bị áp chế khi viết ra những điều úp úp mở mở trong chuyến đi gặp Thi Thi và Nhật Hưng tại Bodensee. Chỉ biết rằng theo lời mời của con chim Sẻ Thi Thi, cô Hoa Lan, một con chim Bồ câu mái mượt mà đã phải lặn lội từ Berlin đổi mấy lần tàu đến một tỉnh nhỏ xinh đẹp nhất hồ Bodensee, một bờ hồ bao bọc chạm quanh 3 nước Đức, Áo và Thụy Sĩ.

Cô Nhật Hưng, một con Sáo vui tươi cũng sẽ xổ lồng vượt biên giới Thụy Sĩ đến tổ chim của Thi Thi làm cuộc hẹn hò kiểu chúng mình ba đứa. Thật ra Thi Thi cũng muốn mời tất cả 7 vị Nữ lưu của tờ báo Viên Giác, cộng thêm cô chú Phù Vân nữa là 9. Cô nàng suy nghĩ thật đơn giản, với tổ chim Se Sẻ ấm áp của mình, có thể chứa đến 10 người theo tiêu chuẩn “xếp cá mòi“ của chùa Viên Giác trong những ngày đại lễ. Nhưng cuối cùng chỉ những người có cùng một nhân duyên “Thiên cơ bất khả lậu“ với Thi Thi Hồng Ngọc mới tụ lại nơi này.

Thật ra Hoa Lan chưa biết mặt Thi Thi, chỉ cảm nàng qua thơ văn với bài “Chị Tôi“, tả một người phụ nữ với duyên phần thê thảm khi lấy phải người chồng có 4 họ: Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải và Sở Khanh. Tiếp đến bài “Dòng Sông Nhỏ“ thật lãng mạn nhưng không kém phần cứng cỏi kiên trì với bài kệ Kinh Kim Cang.

Cô Hoa Lan quả thật giật mình với ngòi bút của con bé nhãi ranh Thi Thi, dám lấn sân chơi của cô trong đề tài viết lách. Phải xuống ngay để xem mày ngang mũi dọc của cô nàng như thế nào? Và đồng thời được diện kiến Nhật Hưng, cây bút mà trước đây 5 năm Hoa Lan đã ngưỡng mộ một cách thẫn thờ. Người đâu lại tài hoa đến thế, có bao nhiêu giải thưởng cô nàng thâu trọn gói.

Có ngờ đâu đến một ngày được hân hạnh ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với cô nàng, để ban đêm nàng sợ ma ôm cứng lấy con chim Bồ câu ngái ngủ Hoa Lan, rồi đạp ngay đối tượng suýt rơi tỏm xuống giường.

Vì bận lo miếng cơm manh áo, Thi Thi không thể dẫn dắt cô Hoa Lan đi tham quan, ngắm hoa thưởng ngoạn quanh vùng. Nhưng cũng chu đáo kiếm cho cô một chiếc xe đạp và một bản đồ nội thành, để cô tự lực cánh sinh xoay sở trong giờ phút Thi Thi đang kéo cày trả nợ đời.

Vui chơi một mình đến thứ sáu cuối tuần, cô Hoa Lan phải thay mặt Thi Thi nấu nồi miến gà đãi khách phương xa. Thương thay thân phận con gà súp phải xả thân vì đại nghĩa, ngụp lặn trong nồi ninh lửa liu riu đến nát nhừ cả thịt xương.

Đến tám giờ tối Hoa Lan canh giờ tàu đến để thả bộ ra nhà ga đón vợ chồng ông Lang (Nhật Hưng ) đến từ Thụy Sĩ.

Những tưởng rằng người đẹp Nhật Hưng với tâm hồn ăn uống sẽ tròn trịa, mầu mỡ ... cỡ Hoa Lan. Nhưng than ôi! Nàng bị sụt cân đến thê thảm sau chuyến đi về VN năm ngoái, nên rất xứng đôi với ông Lang chỉ toàn ăn rau luộc và kiêng cử mọi thứ thiên hạ cho là hấp dẫn.

Ông Lang của Nhật Hưng là một tay chấm số tử vi, quà cáp mang sang là 2 lá số tử vi cho Hoa Lan và Thi Thi Hồng Ngọc.

Vì “Thiên cơ bất khả lậu”, nên Hoa Lan không dám tiết lộ tình tiết éo le trong hai lá quẻ của “hai cây viết Nữ ” của tờ báo Viên Giác, sợ lộ hết bí mật và gay cấn của tuyển tập 7 nhà văn Nữ sẽ cho ra mắt bạn đọc trong kỳ lễ Vu Lan sắp tới này.

Tuy nhiên các bạn hẳn biết Hoa Lan thuộc loại bụng để ngoài da, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông. Có lá số tử vi gay cấn thế lại dấu các bạn được sao? Thôi khui ra chút xíu để làm quảng cáo cho tài ba của ông Lang, tỏ tình tri ngộ cho buổi gặp gỡ tay ba của ba cô nàng, nếu không có ông làm sao có được những bức hình thật đẹp chụp bốn người, vì sợ chụp ba sẽ xui chẳng ai dám đứng giữa.

Theo bài bản trong sách vở các cụ để lại, Hoa Lan bị xấu về cung Phu nhưng bù lại cung Tử đường con cái rất tốt, sẽ được nhờ con trợ cấp xã hội. Ông chồng cũng là người tốt biết lo cho gia đình, nhưng có sao Thiên Lý Mã, tạm dịch là “Ngựa Giời Giở Chứng” thích đi hoang, khi nào mỏi gối chồn chân sẽ quay về bến cũ với người xưa. Hoa Lan cứ việc vừa viết văn vừa niệm Phật thế nào chàng cũng trở về.

Nhưng trong cung mệnh của Hoa Lan có sao Đào Hoa chiếu mạng, cộng thêm ánh mắt Long Trì Phượng Cát, diễn Nôm là ánh mắt bốc lửa, hay nói trắng ra là có ánh mắt dê tơ cho dễ hiểu. Chả trách gì các chàng Còng cứ bám theo Hoa Lan để đòi nợ tình. Tuy nhiên Hoa Lan nhờ duyên lành trồng sâu biết chạy vào Chùa để tỵ nạn tình duyên, nên đã áp dụng câu Tu là chuyển nghiệphay Đức Năng Thắng Số, dùng chánh pháp để biến ánh mắt bốc lửa ra thành ánh mắt chim Bồ câu ngủ.

Nếu lỡ có chàng nào tặng cho Hoa Lan vài Ngọn Lửa Tình, cũng xin nhận hết rồi gom lại chờ dịp thuận tiện sẽ đem Lửa Tam Muội ra đốt trụi, chuyển Lửa Tình thành những ánh Lửa Hồng ấm áp.

Nhờ ông Lang gieo quẻ cho biết trước thiên cơ, nên Hoa Lan hứa với lòng chẳng tội vạ gì cõng thêm một chàng nào vào nhà để cơm hầu nước dẫn, tự do như thế chưa đủ sao. Lòng thầm phục tài ông Lang tiên đoán như thần, lại thêm mục ấn huyệt chữa bệnh, ai ở gần ông đều có cảm giác an lạc yên bình.

Chắc các bạn muốn biết ba cây bút nữ tụ nhau lại làm nên được trò trống gì? Ôi thôi họ lắm lời ghê lắm, nói chuyện huyên thuyên làm thơ bình văn kiểu:

Văn chương lai láng chẩy ồ ồ.

Đựng thùng không hết, đựng vào xô.

Nhật Hưng còn cố rặn thêm hai câu nữa cho đầy đủ vần điệu và ý nghĩa, các bạn hãy chờ đọc đoạn sau của Nhật Hưng sẽ rõ.

Sau những buổi đi dạo bờ hồ làm thơ con cóc, nghĩa là đi đến đâu vãi thơ ra đến đấy, đại loại như tả thú đi bộ ta sẽ nhận được những quả tốt đẹp như:

Hạ đường, hạ mỡ, tiêu phiền não. Tăng sức, nâng cao trí tuệ, nhàn.

Cả bọn quyết định mua vé tàu chợ về Thụy Sĩ cho Nhật Hưng sáng thứ hai phải đi làm sớm. Cô nàng bị kiệt sức vì đã sửa soạn thức ăn cho khách quí quá chu đáo, nào bún bò, bánh bột lọc, bánh khúc … làm sẵn để tủ lạnh về đãi khách, vì tự suy bụng ta ra bụng người, chắc ai cũng có tâm hồn ăn uống như mình. Đoán khá đúng đấy Nhật Hưng ạ!

Các bạn đọc văn Nhật Hưng chắc phải nhớ đoạn cô nàng tả về phong cảnh xứ Thụy Sĩ đẹp như thế nào, nhất là căn phòng dùng để viết lách của nàng nhìn ra ngọn đồi thơ mộng, lác đác vài ba căn nhà với ánh đèn bóng hắt hiu như ánh điện câu ở VN. Cộng thêm ánh đèn lấp lóe của xa lộ dẫn đến tỉnh Zürich, ngoằn ngoèo như con rồng lượn khúc. Hoa Lan và Thi Thi được diễm phúc ngủ trong căn phòng nhìn ra cửa sổ ấy. Lòng thầm nghĩ đến câu Tam đồ bát nạn cu ly khổtrong kinh Lăng Nghiêm, một trong tám cái khổ của bát nạn là sinh nơi biên địa. Nhớ ngày nào hai vợ chồng ông Lang còn sống nơi thiên đường của CS, chàng bị đưa đi cải tạo mút mùa, nàng lặn lội thăm nuôi thật chu đáo. Ai ngờ hôm nay được ân đức ông bà để lại cho trôi dạt vào xứ sở yên bình.

Đến đây Hoa Lan xin nhường bút cho Nhật Hưng viết tiếp về buổi họp mặt bất thường của 3 cây bút “Ba đứa chúng mình tại Bodensee”.

*

Sân ga nhỏ, vắng người, thấp thoáng bóng dáng một phụ nữ Việt đang ngơ ngác như tìm kiếm như ngóng chờ, tôi đoán ra ngay là Hoa Lan, người có nhiệm vụ đón chúng tôi (vợ chồng Nhật Hưng) tại thành phố nhỏ dọc bờ hồ Bodensee.

Trời hôm đó thật đẹp. Trong thời tiết se se lạnh của hơn 8 giờ tối, nhưng nắng vẫn còn lẫn khuất đâu đó như e ấp thẹn thùng len lén ngắm chúng tôi. Con đường dẫn về nhà chỉ vài phút đi bộ, bàn tay con người đã xây dựng một cách công phu cảnh trí thiên nhiên hữu tình ngoằn ngoèo lên dốc xuống đồi, bên trái là vách đá cao, bên phải uốn lượn một khe nước trong vắt như dòng suối nhỏ êm đềm; rải rác còn hoa thơm cỏ lạ đúng là tiêu chuẩn của một thành phố dành cho khách du lịch.

Về tới nhà, sau khi …xơi một tô canh miến ấm bụng, không đợi Thi Thi Hồng Ngọc mãi 11 giờ khuya mới làm việc xong, tôi nôn nả đòi đi gặp cô nàng, vì Thi Thi làm việc cũng chỉ cách nhà vài phút đi bộ.

Cái cảm giác “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” (nghe danh nhưng chưa gặp mặt ), giờ diện kiến, nó lâng lâng, hồi hộp, lao xao như … cái phút ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm một thuở mấy ai hay.

Thi Thi nhỏ, nhanh nhẹn như con chim Sẻ. Hoa Lan thì đẫy đà tròn trịa như một Bồ câu. Tôi ở giữa, được hai nàng xếp vào hàng …Quạ mổ, à không, Sáo sậu.

Lần đầu gặp nhau, ba chúng tôi ríu rít thân thiện như quen nhau từ kiếp nào. Nếu đạo Phật giải thích mọi chuyện đều có nhân duyên, có cái này sinh ra cái kia, thì chúng tôi, cũng như bao người cầm bút khác khi cùng viết trong một tờ báo, thường “cảm” nhau qua các bài viết rồi tìm đến nhau là chuyện bình thường. Tôi …cảm Hoa Lan qua bài đầu Hoa Lan xuất hiện trong báo Viên Giác có tựa đề “Truyện Hoa Lan”, và Thi Thi với “Gió thoảng mây bay”. Tôi viết ra đây, mục đích không chủ trương “mặc áo thụng vái nhau”, nhưng thực tâm chúng tôi cảm nhau không chỉ vì văn, truyện mà tìm thấy cái tình, cái tâm chất chứa phảng phất trong các bài viết để rồi cũng nhờ thuận duyên, chúng tôi hẹn gặp nhau tại bờ hồ Bodensee.

Ngồi chờ Thi Thi làm việc, chúng tôi nhâm nhi tách trà nóng. Câu chuyện không đâu vào đâu cứ nổ dòn như bắp rang kéo cho tới lúc về đến nhà.

Đã 4 giờ khuya, đêm thật yên lắng. Thi Thi đi làm mệt đã thiếp ngủ tự bao giờ. Hơi thở cô nàng đều đều nhẹ nhàng, tiếng ngáy của cô cũng nhẹ nhàng làm nhịp cho tiếng rì rào thì thầm trò chuyện của tôi với Hoa Lan. Không biết chuyện ở đâu mà tuôn ra lắm thế.

Sáng hôm sau, trong bữa điểm tâm, chúng tôi bàn chương trình trong ngày, chương trình sang thăm Thụy Sĩ. Rồi sau đó, chúng tôi đi dạo, chụp hình, ngắm dòng nước trong xanh lác đác vài con ngan bơi lội, vài chiếc thuyền buồm lượn lờ xa xa của hồ Bodensee mênh mông nối liền ba nước Đức , Áo, Thụy Sĩ. Trời hôm đó cũng ưu đãi chúng tôi. Nắng thật đẹp, rực sáng giữa muôn hoa khoe sắc được trồng trong những bồn đất nhân tạo.

Cũng vẫn những câu chuyện không đâu vào đâu, hết chuyện nọ xọ chuyện kia

“ văn chương lai láng chảy ồ ồ.

Đựng thùng không hết đựng vào sô.

Hết sô, sẽ chứa vào đâu nhỉ?

Thôi hãy đem ra đổ xuống hồ! ”

Chúng tôi đã đổ xuống hồ Bodensee không biết bao nhiêu là thơ con cóc đến triết lý ba xu. Bàn về chữ “ái”, các … triết gia phán.

Hoa Lan :

- Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ.

Thà chịu khổ, chứ không chịu lỗ!

Thi Thi:

- Chớ giam mình vào chữ “ái ” ngu ngốc kia. Vì, đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu. Thi Thi tôn thờ những người trung trinh tiết nghĩa, chỉ yêu một lần (hết mình) và chỉ chết một lần.

Anh Lang…quân của tôi tủm tỉm mỉm cười :

- Yêu ít, khổ ít. Yêu nhiều khổ nhiều. Không yêu không khổ !

Đợi cho các tư tưởng lớn phát biểu xong, tôi phán:

- Yêu, là sự rung động của con tim, phát xuất một cách tự nhiên không ai hiểu được lý lẽ của nó và không cưỡng được nó. Có điều, trái tim có mềm nhũn vì yêu thương, phải cần cái đầu cứng, có lý trí để chỉ huy, dẫn dắt nó mới được. Nếu không, nó tràn lan, luông tuồng đã chết mình lại hại người. Không việc gì phải đem lửa Tam Muội đốt cháy nó. Vì khi đốt, nó sẽ thành tro, trước sau cũng nguội. Và cũng không việc gì “một thời để yêu và một thời để chết”. Lãng xẹt nhất là có người tự tử vì tình, làm như trên thế gian này không còn đàn ông và hết đàn bà. Trong tình yêu, mỗi người quan niệm và thể hiện một cách khác nhau. Với Nhật Hưng, Nhật Hưng thà… chịu lỗ chứ không chịu khổ. Và chủ trương một cách lãng mạn, rất lý tưởng như văn hào Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn: “Nếu yêu nhau mà đành phải xa nhau, không lấy được nhau, tốt hơn hết hy sinh ái tình để nghĩ đến một gia đình khác to tát hơn đó là gia đình nhân loại”. Cũng như đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo quan niệm tình yêu cao cả bao la qua khẩu khí của Ngài :

Ta có tình yêu rất mặn nồng.

Yêu đời, yêu đạo lẫn non sông.

Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ.

Chẳng lẽ riêng chi khách má hồng….

Biết hai nường con tim đang… rỉ máu, tôi tìm cách nói thêm:

- Đức Phật dạy: “Đời là bể khổ”. Ngoài cái khổ sinh- lão- bịnh- tử không chừa một ai, còn có cái khổ do tham - sân - si tự mình chuốc lấy. Tham ái là cái khổ triền miên. Nếu yêu mà không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc thì xả bỏ để sống bằng tình người thể hiện qua nhiều tình cảm khác nhau như tình Thầy Tổ, đất nước, gia đình, bằng hữu, chúng sanh, công việc…như yêu văn chương cũng là một thú vị.

Bên Ai Cập, kênh đào Suez là thành quả của một cuộc tình lãng mạn. Chính lúc đau khổ, thất vọng về tình duyên đã thôi thúc người xây nó nỗ lực thực hiện để tìm quên, và để lại cho đời một công trình vĩ đại, một sự nghiệp vĩ đại. Kẻ cô đơn vẫn là người đi nhanh nhất trong cuộc sống, nhờ không vướng mắc, không ràng buộc.

Đã trải trên 50 năm, Nhật Hưng chiêm nghiệm và quan sát, cõi thế nầy, không ai trọn vẹn cả. Được điều này sẽ mất cái kia. Như con trâu có sừng thì lại thiếu móng. Con ngựa có móng lại thiếu sừng.

Sau nụ cười của hôn nhân, thường vẫn là những giòng nước mắt do “ái biệt ly khổ” (yêu mà phải xa nhau, hoặc “oán tắng hội khổ” ( không hợp, không thích nữa mà phải ràng buộc nhau) chỉ sớm hay muộn, ít hay nhiều mà thôi. Biết như vậy, hãy chọn con đường trung đạo của nhà Phật mà đi, an phận và chấp nhận để cho đời khỏi vữa!

Tôi xổ một tràng làm như …triết gia thứ thiệt! Hai cô bạn ngẩn tò te rồi tiu nghỉu nói:

- Cứ như Nhật Hưng đây sướng quá…chời! Lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi mở to mắt, hỏi:

- Ai bảo? Hai vị chưa biết, nước mắt, nước… mũi của Nhật Hưng đã đổ cho tình yêu bằng nửa hồ Bodensee này đấy. Có điều…

Để đánh động vào tâm hồn đang ướt … nhẹp của hai bạn, tôi chuyển giọng tiểu thuyết diễm lệ đẫm tình lâm ly của Quỳnh Dao:

- Có điều …giữa lúc vùng vẫy trong biển tình, Nhật Hưng nhận ra, càng vẫy vùng, càng ngọ ngoậy thì càng chìm lỉm. Cứ buông xuôi, nhẹ nhàng thả nổi mình ra, tùy duyên, tùy cảnh nó sẽ lềnh bềnh trồi lên và tắp vào bến… giác!

Thi Thi cười :

- Tắp vào bờ hồ Bodensee cho ngày hội ngộ của ba đứa chúng mình thì có.

Tất cả cùng cười.

Đã đến giờ Thi Thi đi làm, cô nhỏ tất tả chạy đi với niềm luyến tiếc. Còn lại Hoa Lan, tôi và anh Lang…quân, chúng tôi chọn một ghế đá dưới bóng mát của một tàng cây ngồi nghỉ ngơi. Trước mặt chúng tôi, hồ nước trong xanh vẫn lững lờ trôi. Xa kia, mặt trời đỏ au, lớn và tròn phản chiếu xuống mặt hồ những tia lăng tinh óng ánh như kim cương nhảy múa trông thật đẹp mắt. Từ hướng xa xa của nước Thụy sĩ, tuyết trắng của mùa Đông vẫn còn vướng mắc trên đỉnh những dãy núi cao. Gió chiều nhè nhẹ thổi, mát rượi, gợn trên mặt hồ những làn sóng nhỏ lăn tăn. Mùa Xuân của Âu Châu thật thơ mộng, tươi mát, trong lành với núi, sông hồ, hoa, cây, cỏ ….muôn vẻ, muôn màu trông như một bức tranh thủy mạc. Nhìn cảnh vật êm ả, thanh bình, tôi chợt nhớ đến hai câu đối chữ Hán:

Bản thủy vô ba, tự phong siếu diện.

Nguyên sơn bất lão, vị tuyết bạc đầu!

Bất giác, tôi quay sang hỏi Hoa Lan:

- Hoa Lan có thích nghe Nhật Hưng …ngâm thơ không?

Hoa Lan tròn mắt:

- Thay đổi chương trình, được nghe ca nhạc…miễn phí, tội gì không nghe.

Tôi cười, lấy giọng, và cất tiếng ngâm nho nhỏ vừa đủ cho Hoa Lan và Lang ..quân nghe bài thơ cổ dịch ra tiếng Việt:

Nước tự mình, không sóng.

Nhăn mặt, bởi bị phong.

Non trẻ mãi, không già.

Vì tuyết bao, đầu bạc.

Tiếng ngâm của tôi ngân nga rót vào tai Hoa Lan thật khẽ, thế mà cũng khảy lên được nốt nhạc tiềm ẩn trong tâm hồn cô nàng. Hoa Lan hứng chí:

- Hoa Lan cũng yêu văn nghệ. Ngày xưa, Hoa Lan nhờ hát, ông xã đánh đàn mà nên duyên đấy. Để Hoa Lan hát… ru cho Nhật Hưng... ngủ nhá.

Tôi gật đầu liền.Và Hoa Lan nhè nhẹ cất tiếng:

Ả …à…à… ời.., ả… à .. à… ơi !

Con ơi, con ngủ cho lành.

Để mẹ gánh nước ờ…ờ…

Rửa bành cho... à.. à..voi.

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng ờ.. ờ..

Cưỡi voi đánh cồng ả.. à.. à.. ời, ả... à.. à.. ơi…

Hoa Lan vốn người Hà Nội. Với giọng Bắc Kỳ …mất gốc ( lai Nam ) chỉ nghe nói đã thấy ngọt ngào, huống hồ hát ru ngân nga à ơi giữa gió chiều hiu hiu thổi trong khung cảnh hữu tình, giọng du dương êm ả như mật rót vào tai, tâm hồn tôi mê mẩn như lạc vào cảnh tiên bồng. Tôi thiu thiu buồn ngủ, muốn ngả đầu vào vai ...mẹ Lan đánh một giấc, nhưng bên cạnh tôi, anh Lang quân đã khéo nhắc nhở:

- Mình về chưa em? Anh đói bụng rồi!

Tôi lắc đầu:

- Em chưa muốn về. Em muốn ngồi đây để nghe "mẹ" Lan...ru thêm vài bài nữa.

Hoa Lan cũng lắc đầu:

- Biểu diễn một bài thôi. Đợi tháng tám ra mắt sách, Hoa Lan sẽ "ru" cho mọi người ...ngủ một thể!

Tôi cười, nói với Hoa Lan:

- Thiên hạ ngủ sạch, còn ai mua sách của mình?

Ra mắt sách kỳ này, bảy cô xếp hàng như… thất tiên giáng thế! Các “ tiên” đua nhau khoe sắc thắm, dù sắc đã về chiều. Chao ôi, chương trình cũng xôn xao không thua gì biểu diễn thời trang đâu nhé. Khán giả được dịp làm giám khảo chấm thi …hoa hậu “phu nhân ” luôn!

Hoa Lan lại cười. Để biểu đồng tình, cô nàng nắm tay tôi xiết mạnh.

Buổi tối, đợi Thi Thi đi làm về, ba chúng tôi bàn nhau cùng viết bài tường thuật cho chuyến hội ngộ hôm nay.

Nếu ca sĩ có đơn ca, song ca, tam, tứ ca; nhạc sĩ như ba nhạc sĩ Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) đồng soạn một bản nhạc, thì ba chúng tôi: Lan Ngọc Hưng (Hoa Lan, Thi Thi Hồng Ngọc, Nhật Hưng) cũng có thể cùng viết một bài viết về cùng một đề tài. Phần đất báo Viên Giác có giới hạn, phần để độc giả thưởng thức một luồng gió …lạ. Cùng một sự việc mà mỗi người có cái nhìn, cách suy nghĩ khác nhau, như vậy sẽ đa dạng hơn. Phải vậy không, thưa quí vị? Thân chào quí vị. Tôi xin tạm ngưng tại đây, và ân cần giới thiệu Thi Thi.

*

Đọc xong một thời kinh tối, tâm hồn nhẹ nhàng, an lạc, thảnh thơi, tôi ngồi vào bàn và bắt đầu viết.

Tháng năm, trời nắng ấm, mây xanh, thời tiết ở vùng Bodensee đẹp huy hoàng, lộng lẫy, nhưng bây giờ màn đêm buông xuống, cảnh đẹp không còn được nhìn thấy nữa, chỉ có “dư âm” dịu dàng của buổi chiều đi dạo là còn man mác trong lòng. Mau thật! Mới ngày nào vừa đặt chân đến đây, còn phải mặc vài lớp áo dày mà vẫn run cầm cập dưới trời đông tuyết giá. Bây giờ thì tôi đã có thể đi dạo tung tăng dưới trời nắng ấm của thời tiết sắp sang hè. Nghĩ đến thời gian, tôi lại bồi hồi nhớ lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu vừa qua giữa ba cây viết nữ của tập san Viên Giác: cô Nhật Hưng, cô Hoa Lan và tôi. Chúng tôi hẹn hò, tụ họp, rồi chia tay trong lưu luyến, nhớ thương và những kỷ niệm đẹp đẽ ngày nào vẫn như còn vương vấn mãi trong những tâm hồn văn chương tao nhã.

Trong số các nữ văn sĩ của tuyển tập truyện ngắn sắp phát hành thì tôi là một “hậu bối” thật sự. Cho tới bây giờ, tôi cố tìm (cả trong giấc mơ) rằng cơ duyên nào may mắn đã đưa đẩy tôi được đứng cạnh các vị “tiền bối” đã có tên tuổi trong giới võ lâm, ý quên ! Giới văn chương này (!). Người ta hay nói : ”Văn mình, vợ người”, nhưng xin thề trên có mây, dưới có … cỏ, giữa có … núi là tôi không bao giờ dám khen văn của mình vì sợ “phạm thượng” …, chết bỏ xừ ! Nhưng dù gì, tôi cũng phải kể lể sơ sơ về cuộc gặp gỡ hy hữu giữa tôi và hai nhà văn: Trần Thị Nhật Hưng, Hoa Lan. Xin cho tôi được miễn nói về “mối lương duyên bằng hữu” giữa tôi và hai cô Nhật Hưng, Hoa Lan bắt đầu từ đâu vì đó là “thiên cơ bất khả lậu” rồi.

Mặc dù chúng tôi không có “mặc áo thụng mà vái nhau” (mèo khen mèo dài đuôi), nhưng tôi chỉ nói ý kiến riêng của mình là từ lâu đã rất ngưỡng mộ danh tiếng của hai vị “tiền bối” qua các bài viết trên báo Viên Giác và mơ ước rồi sẽ có ngày được diện kiến họ. Thế rồi trong những thời gian rảnh rỗi, mưa gió bão bùng, động đất, núi lửa, sóng thần dồn dập xảy ra trong cuộc đời vốn đã te tua như cái mền rách của vị trưởng lão “Cái Bang”, tôi tập tành viết văn và đã uống cả vỉ thuốc liều trộn mật gấu nguyên chất gởi bài mình lên báo Viên Giác. Không biết có phải nhờ trời xui đất khiến “vớt” tôi lên từ đầm lầy nước đọng của vùng rừng già U Minh không mà bài của tôi cũng được đăng trong vài số báo. Thế là tôi có cơ hội “bò” từ từ đến mục đích làm quen của mình với các nhà văn mà tôi yêu mến bởi chất liệu sống, ý tưởng trong những bài viết của họ có cái gì đó rất thực đã cuốn hút tôi tự bao giờ. Tôi có “tham vọng” không phải là làm thủ tướng mà là mời được hết tất cả sáu vị “tiền bối” kia đến ngự giá tại … cái chuồng chim rộng có 19,0001 m² của mình. Nhưng nghĩ lại thấy … ớn, lỡ như mà không đủ chỗ chắc chủ nhân phải ra đường ngủ chung với … chim thì sao (!?!). Cuối cùng thì tôi chỉ liên lạc và “thỉnh” được có hai vị là cô Hoa Lan và cô Nhật Hưng mà thôi.

Cô Hoa Lan tay xách nách mang hành lý toàn … băng thuyết pháp làm quà tặng cho tôi. Với tôi thì đây là những món quà vô giá dùng hoài không hết, càng dùng lâu càng thấm thía và thấy mình như bước được … một ngón chân lên cõi Niết Bàn rồi. Ngày cô Hoa Lan đến, trời ngừng mưa, nắng hửng lên rực rỡ, nhìn mặt cô “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (thơ Nguyễn Du) là thấy có lộc rồi. Vừa gặp nhau, hai cô cháu đã “hót” liên tục suốt quãng đường từ nhà ga về đến chuồng chim Bồ câu của tôi. Tác giả của bài “Chồng của tôi, bồ tát nghịch duyên” đã từng có một ngôi nhà rộng lớn ở Berlin, nhưng lại tỏ ra rất hào hứng khi bước vào … chuồng chim có khung cửa sổ thật to nhìn ra ngoài quảng trường nhà thờ rộng rãi, tràn ngập màu xanh của cây cối, những bồn hoa đủ màu rực rỡ trồng quanh nhà thờ và rộn rã tiếng chim hót líu lo khắp nơi. Để chuẩn bị tiếp đãi các vị khách “có mời mới đến”, tôi trồng ít hoa ở bệ cửa sổ và trồng thêm ít ngò, húng quế để khách khứa bỏ vô … mì gói cho có chất tươi. Tuy chuẩn bị kỹ đến thế nhưng vì trời mùa Đông lạnh quá, người còn co lại chứ đừng nói chi đến rau cỏ. Thế là cô Hoa Lan đành ăn mì gói “nguyên chất” chả có cọng rau nào. Tuy vậy, vốn tính dễ dãi, chắc cũng tại hay lưu lạc “giang hồ” nhiều rồi nên cô chẳng ta thán gì mà lại còn hí hửng vì đi chơi mà khỏi bị vào bếp. Nhưng đôi khi tôi cũng thu xếp mời cô bữa canh rau, cá kho để cô khỏi về lại Berlin mà người nhỏ như … cọng mì gói thì … oan gia!

Công bằng mà nói thì cô cũng có lộc vì dù đi xa xôi đến thế, cô vẫn gặp một gia đình độc giả trung thành của báo Viên Giác mà bà vợ lại đặc biệt rất “ái mộ” cô Hoa Lan qua bài “Tỵ nạn tình duyên”, thế là chị ấy xắn tay vào bếp làm vài món đãi cô để tỏ lòng mến mộ.

Những lúc có thời gian rảnh rỗi, hai người bạn văn chương vong niên cùng nhau đi dạo, ngồi uống cà phê, ăn bánh ngọt ở những quán nhỏ xinh xinh gần hồ và chuyện trò đủ thứ chuyện trên trời dưới … địa ngục và dĩ nhiên chuyện văn chương là phần lớn. Ngoài ra tôi cũng kể cho cô Hoa Lan nghe về ngôi chùa Viên Đức trong tương lai của vùng Bodensee sơn lam thủy tú này. Cầu mong cho ngôi chùa mái nhà tâm linh này sớm được thành tựu để bà con cô bác nhà ta mai mốt về hưu khỏi nhìn ra ngoài cửa sổ giúp cảnh sát canh … ăn trộm như mấy bà cụ người Đức vô công rỗi nghề tốt bụng khác (kể ra thì cũng tốt thật, mô Phật!).

Vì không lấy được kỳ nghỉ nên tôi đôi lúc đành đem cô Hoa lan bỏ … chợ trời để còn đi làm, nhưng cũng xoay sở cho cô một chiếc xe đạp để cô ngao du sơn thủy vài ngày ở thành phố đẹp tuyệt vời này. Và có lẽ vì khí hậu tốt lành, phong cảnh xinh tươi và nhất là được một phiếu đi tắm suối nước nóng thiên nhiên miễn phí nên cô Hoa Lan rất hoan hỉ và còn tuyên bố không chừng mai mốt “di cư” xuống vùng này lắm! Cuối tuần, cô Hoa Lan ra nhà ga để đón thêm hai vị khách quí nữa đó là cô Nhật Hưng và phu quân: chú Lễ. Lần đầu tiên gặp cô, tôi phải công nhận là ước gì mai mốt ở tuổi ngoài ngũ tuần mà còn được sắc vóc khả ái như vị nữ văn sĩ trúng một lúc ba giải thưởng trong cuộc thi “Viết về Châu Âu” vừa qua này. Cả ba chúng tôi đã rất tâm đắc và tâm đầu ý hợp ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ, nhất là hai cô Hoa Lan và Nhật Hưng bởi “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” (thơ Nguyễn Du) nên tôi chỉ ngồi làm … nghị gật và hào hứng, hớn hở, hoan hỉ rồi … húng hắng ho chứ chả … hó hé gì khi nghe hai vị “tiền bối” thao thao bất tuyệt bình luận văn chương rất chi là tương đắc. Nhưng tôi lại quan tâm về vấn đề hoàn toàn khác ngoài vấn đề văn chương đó là … tử vi, nhất là rất tâm đắc với lời phát biểu của nhà tử vi chú Lễ: “Tử vi là số mệnh đã được định đoạt do nghiệp lành hay dữ mà tự mình gây ra từ tiền kiếp hay nhiều kiếp lâu xa về trước, nhưng số tử vi không có nghĩa là bất di bất dịch mà ta có thể thay đổi được vận mệnh của mình bằng cách biết sống hướng thiện, làm lành tránh dữ, ăn năn sám hối về mọi lỗi lầm đã gây ra và chí tâm tu hành thì nghiệp xấu sẽ từ từ được chuyển thành tốt, hoặc nghiệp xấu nặng sẽ giảm nhẹ phần nào.” Tôi tin chắc là như vậy, vì nếu số tử vi không thể nào thay đổi được thì sau khi đọc xong tờ sớ của mình, dám tôi lật đật đi mua hai ký Spagetti về thắt cổ chết cho xong đời!

Lưu lại Đức hai ngày cuối tuần, cô Hưng và chú Lễ về lại Thụy Sĩ, đồng thời mời cả tôi cùng cô Hoa Lan sang chơi. Vùng tôi ở có hồ nước dễ thương bao nhiêu thì nơi cô Hưng có đồi núi, rừng cây xinh đẹp bấy nhiêu. Chúng tôi bước vào “Lâu đài tình ái” của nữ văn sĩ Nhật Hưng, tôi thầm nghĩ: ”Chẳng trách nào cô Hưng trúng hết cả ba giải liền ở cuộc thi Viết về Âu châu lần trước”, bởi vì, cô đã sống trong một khung cảnh êm đềm thơ mộng bao quanh ngôi nhà nhỏ nhắn trên đồi, một ngôi nhà gọn gàng, trang trí thanh lịch, tao nhã, êm ái một bầu không khí yêu thương hòa thuận của một đôi uyên ương thắm thiết tuổi xế chiều. Chuồng chim Bồ câu của tôi chắc bằng nửa phòng khách ở đây là cùng, may mà phong cảnh xung quanh khá hữu tình, chứ không thì sống được vài tháng, tôi dám chuyển hướng viết … chuyện ma lắm!?!

Một ngày tụ họp ở Thụy Sĩ chè chén say sưa với … nước suối và nước trà, rồi lại được tiếp đón toàn cao lương mỹ vị dưới trời Tây như là: bánh bột lọc, bún bò Huế gân nai, xôi khúc, canh cua rau đay, ý quên! “Hổng” có rau đay mà thế bằng rau Spinat cũng na ná là được rồi. Những món này ở Việt Nam thì cũng bình thường thôi. Nhưng nếu được chế biến tại Thụy Sĩ thì đúng là “cao lương mỹ vị” thật đấy!

Sau bao ngày bị ăn bánh mì và mì gói đến … nổi mụn gần … nổi cáu, cô Hoa Lan và tôi cứ tưởng như mình đang được đón tiếp tại nhà hàng … sao đếm “hổng” hết này. Ngày hôm sau, mọi người lưu luyến chia tay nhau và hẹn hò gặp lại không phải ở Bodensee mà là ở chùa Viên Giác trong lễ ra mắt sách vào tháng tám sắp tới.

Trở lại Bodensee xinh đẹp của mình, trên đường đi, tôi tức cảnh làm một bài thơ … con ếch như sau :

Hôm nay gặp gỡ bạn văn chương

Tâm đầu ý hợp, nghĩa tình thương

Hồ xanh, mây trắng, vần thơ mở

Sơn lam, thủy tú cảnh thiên đường.

Tôi rất vui được đón tiếp tất cả các vị khách quý đã yêu mến ủng hộ các nhà văn nữ của báo Viên Giác mà đến dự buổi ra mắt sách, tôi nghĩ: đành mượn cái câu vẫn thường xuất hiện trong mấy danh thiếp đám cưới: “Sự hiện diện của quý vị là một vinh dự cho gia đình văn chương của chúng tôi”. Nếu có những gì quý vị muốn biết mà chúng tôi không thể tiết lộ được bởi “thiên cơ bất khả lậu” thì xin vui lòng thông cảm cho và nhận nơi đây lòng chân thành tri ân của tất cả chúng tôi.

Xin hẹn ngày tái… ngộ với tô phở tái… nạm!

Lời kết dành cho Hoa Lan

Sau khi dùng xong tô phở tái nạm của Thi Thi và món Lẩu “Ái” của các nàng bút nữ do Nhật Hưng pha chế và ông Lang nêm nếm kiểu “Yêu ít, khổ ít. Yêu nhiều khổ nhiều. Không yêu không khổ !” Hoa Lan xin được hạ màn cho buổi văn nghệ tạp lục loại bỏ túi và chúc các bạn một ngày vui.

Lan Ngọc Hưng. (Hoa Lan – Thi Thi Hồng Ngọc - Nhật Hưng)

Mùa xuân 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2021(Xem: 29076)
303. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 303 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm 28/10/2021 (23/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 30
26/10/2021(Xem: 23678)
302. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
23/10/2021(Xem: 26099)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 23/10/2021 (18/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 1
21/10/2021(Xem: 27741)
Thiền Sư Tín Học (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 299 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
19/10/2021(Xem: 26844)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 25859)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/10/2021(Xem: 25256)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 14/10/2021 (06/09/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền Sư Tịnh Không (1091 - 1170) , đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 297 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Thiền sư vốn người Phúc Châu (Trung Quốc), họ Ngô, quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Năm ba mươi tuổi, Sư đi hành cước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo: “Tự do lấy đi.” Sư Phụ giải thích: - Sư Tịnh Không vốn người Phúc Châu, Trung Quốc, không đượ
12/10/2021(Xem: 28033)
Thiền Sư Giác Hải (1023-1138) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Nhân Tông và Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 296 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 12/10/2021 (07/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
09/10/2021(Xem: 30301)
BẮC PHÁI TIỆM TU Đây là Thời Pháp Thoại thứ 295 của TT Nguyên Tạng từ 11:30AM, Thứ Bảy, 09/10/2021 (04/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
07/10/2021(Xem: 24426)
Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 294 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 05/10/2021 (29/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Websit
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]