Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai viên gạch lệch

29/08/201308:15(Xem: 7721)
Hai viên gạch lệch
AjahnBrahm
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).

Sư cả được dành cho cánh cửa tốt nhứt bằng phẳng. Còn tôi có cánh cửa với cái lỗ bự xộn, chắc là cái lỗ của tay nắm. Tôi mừng thấy tay nắm đã được tháo gỡ, nhưng còn cái lỗ nằm chình ình giữa cánh cửa làm giường ngủ của tôi. Tôi đùa rằng bây giờ tôi không cần bước xuống giường để đi vô cầu tiểu nữa! Tuy nhiên sự thật là gió lùa qua lỗ hỏng đó nên nhiều đêm tôi nào có ngủ được.

Là sư nghèo đi xây tự viện, chúng tôi không có đủ tiền thuê thợ - chỉ nói tới vật liệu là thấy đủ ngán rồi. Vì thế tôi phải học xây cất, như, cách làm móng, cách đổ bê tông, cách xây gạch, cách lên mái, cách thiết kế hệ thống ống nước, v.v. Tôi phải học toàn bộ công việc. Lúc đời sống cư sĩ tôi chỉ biết lý thuyết vật lý và dạy ở trường trung học chớ có làm công việc tay chân nào đâu. Sau mấy năm dùi mài tôi tạm gọi có trong tay nghề khá và từng lập một đội ngũ mà tôi tạm gọi là đội BBC (Buddhist building Company, Công ty xây dựng Phật giáo). Tuy nhiên lúc bắt tay vào việc mới thấy không phải là dễ.

Xây gạch trông có vẻ rất dễ, chỉ có việc lót một bay hồ bên dưới rồi đặt viên gạch lên, gõ góc này vài cái, góc kia vài cái là xong, chứ có gì là khó. Nhưng không phải như vậy đâu. Lúc mới vô nghề tôi làm y như vậy nhưng hễ tôi gõ đầu này xuống thì đầu kia trồi lên, gõ đầu kia thì gạch bị đùa ra xéo xẹo. Tôi kéo gạch vô, cái góc tôi gõ lúc ban đầu nhô cao hơn. Mời bạn thử làm xem!

Là nhà sư tôi có thừ kiên nhẫn và thì giờ nên chi tôi cứ gò tới gò lui để công trình xây gạch được hoàn hảo; tôi không nề hà tốn công hay tốn thời gian. Cuối cùng tôi hoàn thành bức tường đầu tay và tôi bước lui đứng ngắm. Cũng ngay hàng thẳng lối đó chớ. Nhưng khi nhìn kỹ thì – ô – hô có 2 viên gạch méo xẹo trông rất dị hợm. Chúng là 2 “con sâu làm rầu nồi canh” chúng làm hỏng trọn bức tường!

Lúc đó hồ đã cứng rồi nên không sao kéo 2 viên gạch cho ngay ngắn lại được. Tôi trình sư cả xin bỏ bức tường ấy để xây lại – thậm chí làm cho nó mất xác luôn cũng nên. Làm mà hư nên tôi rất tức tối. Sư cả không cho, và bức tường đứng yên!

Hôm đưa khách đầu tiên đi tham quan khu chùa mới cất, tôi cố tránh bức tường gạch tôi xây. Tôi không muốn bất cứ ai nhìn thấy nó. Nhưng một ngày nọ khoảng 3, 4 tháng sau, có một vị khách nhìn thấy bức tường trong lúc đi bách bộ với tôi. Ông bất chợt khen:

“Ồ, bức tường đẹp quá!”

Ngạc nhiên, tôi nghĩ ông khách chắc đã bỏ quên mắt kiến trong xe hoặc mắt ông rất kém. Tôi bèn nói:

“Thưa có 2 viên gạch lệch làm hỏng cả bức tường kìa!”

“Vâng tôi có thấy 2 viên gạch lệch đó. Nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch khác rất ngay ngắn.”

Vị khách vừa nói vừa ra những lời làm thay đổi hẳn cái nhìn của tôi về bức tường, về tôi và về nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Tôi sững sờ. Trong hơn ba tháng qua, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những viên gạch khác trên bức tường, những viên gạch nổi bật cạnh viên gạch lệch. Bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ngay hàng thẳng lối rất đẹp mắt. Đã vậy, những viên gạch hoàn hảo có nhiều, rất nhiều so với hai viên gạch lệch đó. Trước đây mắt tôi chỉ tập trung vào 2 lỗi của mình mà không thấy được gì khác hơn. Đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn cũng như không muốn để người khác ghé mắt vào bức tường. Đó cũng chính là lý do tôi muốn phá hủy nó. Giờ thấy được những viên gạch đẹp rồi tôi không nghĩ nó không còn trông xấu xí nữa. Chính vì vậy mà vị khách mới khen “bức tường đẹp quá”. Bức tường ấy vẫn còn đứng vững đây sau hai mươi năm và tôi như không còn nhìn thấy có chút lỗi nào nữa cả.

Biết bao nhiêu người trong chúng ta đã dứt bỏ mối quan hệ của họ hoặc ly dị nhau bởi vì họ chỉ nhìn thấy “hai viên gạch lệch” nơi bạn họ. Biết bao nhiêu người trong chúng ta từng tuyệt vong, thậm chí từng nghĩ đến việc tự vẫn, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy trong chúng ta "2 viên gạch lệch”. Sự thật có rất nhiều, rất nhiều viên gạch tốt, hoàn hảo ở bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ấy nhưng chúng ta chưa nhìn thấy mà thôi. Và mỗi lần nhìn chúng ta hay nhầm lẫn. Rồi chúng ta chỉ thấy toàn lỗi lầm, nghĩ chỉ có lỗi lầm, và muốn phá vỡ tất cả. Đáng buồn thay, nhiều lúc chúng ta đã lỡ đập vỡ “một bức tường đẹp!”

Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch lệch, nhưng cũng có những viên gạch hoàn hảo, nhiều và rất nhiều so với những viên gạch lệch. Khi chúng ta nhận ra điều này thì sự việc không hẳn là xấu xa. Không những chúng ta có thể sống hòa với chính mình, kể cả những lỗi lầm của mình mà còn có thể sống vui với mọi người. Một tin vui cho các luật sư ly hôn, nhưng là tin tốt cho các bạn có gia đình. Phải không các bạn?

Như vậy “nét độc nhất vô nhị” trong nhà bạn có thể xuất phát từ những lỗi lầm xây cất. Cũng giống như vậy những gì bạn cho là lỗi của mình, của bạn mình, của cuộc đời nói chung có thể là những “nét độc nhứt vô nhị” làm phong phú thêm đoạn đời của bạn nếu bạn không đặt trọng tâm vào chúng.

Cười bằng hai ngón tay

Lời khen đáng đồng tiền, thắt chặt tình giao hảo và tạo niềm vui hạnh phúc. Chúng ta cần phổ biến rộng rãi khời khen.

Người mà chúng ta khó khen nhất là chính chúng ta. Tôi lớn lên trong truyền thống tin tưởng rằng ai tự khen là người tự cao tự đại. Thật ra không phải vậy đâu. Họ hào hiệp, rộng lượng thì đúng hơn. Khen các đức tánh của mình là tích cực khuyến khích chúng đó chớ.

Hồi còn là sinh viên theo học lớp thiền, tôi được thầy cho một lời khuyên rất thực tế. Ông hỏi tôi làm gì trước tiên sau khi sáng thức dậy.

“Dạ, làm vệ sinh” tôi đáp.

“Trong phòng vệ sinh có kiếng soi mặt không?”

“Dạ có.”

“Tốt,” ông nói, “Vậy chú hãy nhìn vô kiếng cười trước khi đánh răng. Tôi muốn chú cười với chú trong kiếng.”

“Dạ cười gì nổi mà cười, thưa thầy,” tôi chống chế, “sinh viên tụi con thường ngủ trễ, sáng dậy ít khi tỉnh táo, thấy mặt là phát sợ rồi.”

Ông khẽ cười, nhìn thẳng vô mắt tôi và bảo: “Nếu cậu không thể cười tự nhiên thì dùng hai ngón tay trỏ kéo chằng miệng ra mà cười.” Ông làm thử và nói, “Như vầy nè.”

Ông trông rất dị hợm. Tôi bật cười khúc khích. Ông biểu tôi làm thử. Tôi làm cho ông coi.

Ngay sáng hôm sau, tôi lê thân ra khỏi giường, đi băng xiêng băng nai vô phòng tắm. Tôi nhìn lên kiếng “Rrrrr!” Dễ sợ. Không sao tôi mở miệng cười được. Tôi nghe lời thầy lấy tay kéo chằng miệng ra. Tôi thấy thằng ngốc trong kiếng và không sao nín cười được. Thằng ngốc cười lại tôi. Tôi cười lớn hơn. Nó cũng cười lớn hơn. Sau cùng hai đứa cùng cười với nhau.

Tôi thực tập cười như vậy trong vòng hai năm. Mỗi sáng, sau khi thức dậy, làm gì thì làm, tôi đều cười với tôi trong kiếng bằng hai ngón tay trỏ của tôi. Hiện tôi có tiếng là người hay cười. Phải chăng các cơ quanh miệng của tôi đã quen với cái cười rồi.

Tôi có thể thử cái trò cười bằng hai ngón tay này bất cứ lúc nào. Nó giúp tôi rất nhiều, nhất là trong lúc bệnh, buồn bực, chán nản hay trầm cảm. Cười giúp thảy vô máu chất endorphin có khả năng củng cố hệ thống miễn nhiễm và làm con người hưng phấn. Cười giúp chúng ta thấy 998 viên gạch tốt . Cười làm đẹp chúng ta.

Vì vậy, tôi thỉnh thoảng gọi tự viện Perth là “Viện thẩm mỹ của Ajahn Brahm”

Nguyên tác: Who Ordered this Truckload of Dung

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Chơn quán Trần Ngọc Lợi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2011(Xem: 6690)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 6177)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2049)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
21/02/2011(Xem: 6367)
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
18/02/2011(Xem: 11896)
Phần 01: 1/ Hồn ma nhà đạo sĩ 2/ Chiếc cầu muôn thuở 3/ Tôn Giả tí hon 4/ Không đau ruột bằng . . . 5/ Dạy khỉ nói Phần 02 : 6/ Mục Kiền Liên 7/ Bát cơm cúng dường 8/ Vườn Nai 9/ Duyên xưa nghiệp củ
23/01/2011(Xem: 2047)
Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật.
20/01/2011(Xem: 1793)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
20/01/2011(Xem: 2715)
Tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng chim hót líu lo líu rít bên ngoài: - “Ôi! Tiếng chim hót ở đâu, sao giống miền quê mình đến thế...” Vươn vai đứng dậy, tôi nói trong tiếng ngáp dài rồi chợt im bặt lại khi kịp nhớ ra... đây chẳng phải là những nơi mà mình từng đến từng đi trong suốt mấy chục năm qua.
19/01/2011(Xem: 14948)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
15/01/2011(Xem: 3536)
1- Vậy là chỉ còn ba ngày nữa, đúng chiều hai mươi ba tháng Chạp, sẽ diễn ra trận chung kết bóng đá tranh ngôi vô địch. Đây là cúp bóng đá dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi được tuyển chọn từ các Nhà Mở, Làng S.O.S, và các gia đình vô gia cư sống lây lất trên vỉa hè trên địa bàn thành phố.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567