Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

21/09/201201:22(Xem: 3924)
Phần 4

Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh


Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch

Truyen_Co_Phat_Giao_Cuu_Vat_Phong_Sinh


Phần 4



31.Làm Lành Thoát Khỏi Ách Nạn

Vàođờinhà Minh có vị Vương cư sĩ, cả đời ưa làm phước,giúp người, đối với những kẻ nghèo cùng cô độc, ônglại càng hết longcứu giúp. Cư sĩ là người rất tin tưởngPhật pháp, nhưng vì không giữ giới ăn chay, nên ở nhà khôngcó chỗ để tụng kinh.

Trảiqua mấy năm liền, thiên hạ chịu nhiều tai ách, nạn trộmcướp lộng hành, lòng ông thấy xót xa như lửa đốt. Ngheđồn ở Tiểu Động Thiên có một vị Hòa thượng tu hànhđắc đạo, nên ông không quản ngại đường xa, tìm đếnđó để tham vấn. Lúc gặp Hòa hượng, ông thưa: "Thưa Tônđức, hiện tại xã hội đang bị nạn đạo tặc tung hoành,đất nước gặp cảnh nhiễu nhương, dân chúng sống trongđiêu đứng, bất an, mong Tôn sư mở long từ bi giang tay racứu vớt sinh linh".

Tôngiả mỉm cười, hỏi: "Ông phải là Vương Thành chăng?" Vươngthất kinh, lúng túng đáp: "Đệ tử chính là Vương Thành đây,chẳng hay Thầy có điều chi dạy bảo?"

"Nếuông không thể giữ giới ăn chay, thì có hỏi việc đó cũngvô ích thôi" lão Hòa thượng đáp.

Vươnglại hỏi nữa, nhưng vị sư không nói gì cả.

Ítnăm sau, ông lại đến Tiểu Động Thiên, Tôn giả cười bảo:"Khá đấy! Ông có thể liễu ngộ, để cảm hóa, hiện tạibọn đạo tặc lộng hành khắp cả bốn phương, chỉ có nhữngai giữ giới sát sinh thì may ra mới hy vọngcứu được".Nói xong nhắm mắt nhập định.

Vươngcư sĩ trở về,tích cực khuyên nhủ mọi người giữ giớisát sinh. Về cuối đời, đến lúc tuổi thọ rất cao, ôngmới qua đời.

32.Bà Cụ Hiền Lành Được Sống Lâu

Vàothời nhà Minh, tại Côn Sơn có cụ bà Hứa Thái phu nhân làthân mẫu của quan Hàn lâm TừTích Dư. Cả đời bà chuyênăn chay, ưa làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo khốn khôngbiết mỏi mệt. Mỗi ngày bà đều có hai thời công phu buổisớm và buổi chiều, chưa hề gián đoạn. Người con phụngsự mẹ cực kỳ hiếu thuận, mẹ con vui vẻ sống an nhàntrải qua ngày tháng.

Khoảngnăm Đinh Dậu, niên hiệu Sùng Trinh, cụ bà Hứa Thái phu nhânđược lục tuần. Trước lễ mừng thọ lục tuần ba ngày,bà nấu cháo đem bố thí cho những người bần cùng và chomỗi người một phần tiền.

Đếnngày lễ khánh tuế, khách khứa đầy nhà, trông rất náo nhiệt,chủ đãi khách toàn bằng chay lạt. Thân thích và bạn bèlàm lễ chúc mừng cực kỳ linh đình. Phu nhân gọi con đếnbảo: "Nghi lễ chúc thọ không nên làm một cách tuỳ tiệnmà phải in một bộ kinh Pháp Hoa để ấn tống cho mọi người".TừTích Dư vâng dạ rồi lui ra, theo lời mẹ dạy tiến hànhcông việc. Trải qua ba năm, bộ kinh Pháp Hoa mới khắc bảnxong rồi đem in. Nhân dịp chúc thọ bà năm ấy, khách khứađến đông hơn, bà bèn đem bộ kinh đã in xong tặng cho mọingười.

Thânmẫu của TừTích Dư về sau thân thể càng khang kiện hơn,ăn uống cũng khỏe hơn, đến năm tám mươi tuổi mà trôngbà như người mới hơn lục tuần. Về sau, người con lạiđược htăng quan tiến chức, còn bà thì hửơng thọ hơn chínmươi tuổi mới qua đời.

33.Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm

ViênLưu Trang vốn là một chuyên gia xem tướng. Một hôm có vịđại thần dẫn con đến nhờ ông đoán tướng. Viên xem tướngxong, biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết, nên dùng lờinói thẳng bảo cho vị quan kia hay. Đương nhiên tâm tư vịquan ấy rất đau khổ nên vẻ mặt trông vô cùng thê thảm.Trên đường trở về, có một vị Hòa thượng gặp ông, thấythế hỏi: "Ngài có điều chi sầu não mà trông thê lươngnhư vậy?". Hòa Thượng hỏi xong liền xem tướng đứa bé,lập tức hiểu ra cớsự, bèn nói: "Trong đời này chỉ cóâm đức mớicứu vãn được số mạng của con ông. Nhưngcơ duyên để thực hiện âm đức cũng không phải dễ, thiếtnghĩ không gì hơn là tùy thời phóng sinh thì may ra mới tạođược phước lành".

Tinlời Hòa thượng, viên quan kia liền phát nguyện phóng sinh,làm đựơc ít năm thì sau đó Hòa thượng gặp lại cha conông, ngạc nhiên nói: "Thật lạ lùng thay, nếu không làm nhiềuviệc thiện thì mạng sống không thể tăng thêm như vậy!"

Viênquan ấy lại tiếp tục gia tăng công việc phóng sinh. Phàmđiều gì có lợi ích cho sinh linh thì ông đều nỗ lực thựchiện. Nhờcứu hộ sinh mệnh không kể số lượng, nên ngườicon rốt cuộc không xảy ra việc gì. Vị thầy tướng kia cứđinh ninh việc mình đoán là đúng không sai chạy chút nào.Thế rồi, mấy năm sau ông gặp lại cha con vị quan kia mớiphát hiện là sách tướng có chỗ còn khiếm khuyết, liềnnhất định khuyên người nhà làm việc thiện và phóng sinh;vì cho rằng có làm như vậy mới tăng thêm tuổi thọ và phúcđức lâu dài.

34.Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ

Vàođời Tiền Đường, Thái thú Đồ Cầm Ô một hôm bỗng nhiênmắc bệnh ngay kịch, thấy thuốc lại bốc nhầm thuốc nêntính mệnh cơ hồ sắp tuyệt. Ông bèn tự phát nguyện: "Tôinguyện lấy việc giúp người, làm lợi cho đời để sámhối, ngoài ra các việc khác tôi không thiết tha gì nữa".

Thếrồi, một hôm ông nằm mộng thấy đức Quan Âm Đại Sĩ đếnnói: "Đời trước ngươi làm quan tại nước Sở, khi gặﰠviệccông tỏ ra quá nghiêm khắc nên làm tổn thương đến đứcnhân từ, nhưng vì không có ý riêng tư nên chỉ giảm trừbổng lộc mà thôi. Hơn nữa, vì thường sát hại sinh linhnên bị quả báo đoản mệnh, cũng may là trong lúc lâm trọngbệnh, ngươi đã phát guyện kiên cố, mỗi nguyện đều lậpchícứu đời, lợi người, không một mảy may oán hận nêncõi U minh đã dùng phước của ngươi để khấu trừ, nhờđó mà có lợi cho ngươi. Chỉ có cái âm đức phóng sinh mạngsống mới có thể làm tăng thêm tuổi thọ của chính mình,lại còn tăng thêm lộc vị, ngươi phải thận trọng cố gắngmà tiếp tục thực hiện".

Saukhi tỉnh giấc, ông bảo người nhà không đựơc sát sinh,lại còn xuất tiền ra mua loạivật phóng sinh, nên ngay mùaĐông năm ấy được thăng chức và có lệnh thuyên chuyểnđến làm Thái tú Cửu Giang. Đến mùa Xuân năm thứ hai thìông hoàn toàn khỏe mạnh. Thái thú cảm niệmsự vĩ đạicủa Phật pháp nên lấysự tự lợi, lợi tha làm đại nguyện,dạy người khác phóng sinh, không được sát sinh, ăn chay lạt,đối xử với người cực kỳ khoan hậu, công chính mà khôngkhắt khe. Về sau, ông hưởng được tuổi thọ khá cao, khôngbệnh mà mất.

35.Tạo Hóa Vãn Hồi

Đờinhà Nguyên có một nhà triệu phú gia tài hàng trăm vạn, nhưngkhông có con; vợ chồng thường than thở về số phận côquả của mình. Vợ chồng tìm đủ trăm phương ngàn kế chỉmong cầu có con mà rốt cuộc không sinh được đứa nào.

Nghenói có một vị Hòa thượng ở một ngôi chùa nọ biết đượcviệc quá khứ, vị lai, lại đoán việc rất tài tình, do đóông tìm đến để vấn kế. Hòa thượng xem qua tướng mạo,phán đoán các việc rồi nói với ông triệu phú: "Đời trướcông tạo nghiệp sát sinh rất nặng khiến cho các loàivậtkhông thể bảo toàn được con cháu, do đó ngày nay ông bịquả báo này. Nếu muốn sám hối ông phải phóng sinh đủtám trăm vạn sinh linh, mới chuộc được tội lỗi. Thảnghoặc, khi lỡ làm hại một con trùng, con kiến, thì phải phóngsinh hàng trăm mạng sống mới tiêu được tội lỗi và táitạo công đức. Có như thế ông mới sinh được mộg đứacon ưu tú".

Nghelời Hoà htượng trình bày, ông triệu phú rất cảm động,liền đến trước Phật phát nguyện không sát sinh. Sau khitrở về nhà, ông đổ của ra lo việc phóng sinh, lòng dạchí thành, và thường đến các tự viện tham thiền, lễ Phật,hôm sớm rất chuyên cần. Mỗi lần ông phóng sinh vô số cácconvật được thoát chết, số lượng ấy chưa được támvạn con thì người vợ mang thai và chẳng bao lâu hạ sinh mộtđứa bé trai. Người con này về sau đậu đến Hiếu liêmrồi ra làm quan vinh hiển.

36.Tái Sinh Thọ Phước

Ngàyxưa tại tô Châu, Giang Tô có một người tên Vương ĐạiLâm. Suốt đời ông thường yêu thương các sinhvật và thườngmua chúng phóng sinh ròng rã mười năm trời, ngày nào cũngthế.

Khinào ông thấy mấy đứa trẻ trong làng bắt các loại cá chimthì liền xuất tiền ra mua chúng phóng sinh, đồng thời khuyêncác em: "Này các em thiếu niên, trăm nghìn lần không nên giếthại. Các em có thấy một con chim nhỏ ở trong rừng không?Nó đang vui thú biết bao, nhưng sau khi bị bắt, thì cha mẹnó sẽ xót xa, đau đớn muôn phần. Con cá trong nước cũngvậy. Nó đang sảng khoái, bơi qua bơi lại, trông có vẻ rấtkhả ái; vì sao lại bắt nó, khiến cho nó phải chịu nhữngnỗi oan khổ? Vì thế, các em không nên giết hại chúng".

Sauđó, các em nhỏ về nhà thuật lại những lý lẽ ấy vớicha mẹ chúng, khiến cha mẹ chúng cũng rất cảm động.

Nămấy, Vương Đại Lâm đột nhiên lâm bệnh rồi chết. Tronglúc chết , ông mơ màng nghe tiếng nói của thần linh, nửatin nữa ngờ, thần bảo: "Này Vương Đại Lâm, vì bình nhậtông ăn chay, phóng sinh nên ta cho hưởng thọ thêm ba mươi nămnữa".

Đếnchừng tỉnh lại, hóa ra đó là một giấc mộng mà bệnh ôngcũng dần dần bình phục.

Vềsau, Vương Đại Lâm sống đến chin mươi bảy tuổi, năm đờicùng sống chung một nhà, con cháu đều thành danh, rạng rỡ.Được như vậy là hoàn toàn nhờ hưởng phước báo củasự phóng sinh.

37.Kẻ Tàn Ác Chết Thảm Khốc

Đâyquả thực là mộtsự việc trông rất thê thảm, không aidám nhìn.

Ngàyxưa, có một viên Tri huyện, ngày thường ưa ăn chân vịtvà tim dê sống. Khi muốn ăn chân vịt thì ông sai người nhàđem con vịt bỏ vào trong chảo, rồi đốt lửa ở dưới.Lửa càng lúc càng cháy mạnh, chảo càng lúc càng nóng nhiềuhơn, vịt chịu nóng không thấu kêu la bi thẩm, nhưng viênTri huyện vẫn thản nhiên không chút động lòng. Vì lửa thiêumạnh nên chân vịt càng lúc càng phồng to. Sau cùng, máu toànthân dồn về đôi chân và vịt bị chết cháy, trong hình dángrất thê thảm.

Thếrồi, ông sai người nhà đem con dê buộc chặt vào cột trụ,rồi dùng dao khoét da, mổ bụng, đoạn dùng tay móc lấy timphổi sống của dê đem dầm vào rượu để làm thức nhấm.Khi ấy con dê kêu la be be, trông rất thảm thương.

Bấylâu nay viên quan huyện này đã giết hại và ăn thịt hếtbao nhiêu con vịt và dê thì không ai biết. Rồi một ngày kiacó một người bạn văn sĩ đến khuyến cáo ông không nênsát sinh, không những ông không màng nghe mà còn trách cứ ngườiấy. Văn sĩ liền bảo: "Ông sắp mang bệnh hiểm nghèo rồichết đóṦ?uot; nói xong liền bỏ đi.

Quảnhiên không lâu sau đó, quan huyện mắc ác tật, bèn cho ngườiđi khắp nơi tìm kiếm danh y, nhưng không một ai có thể chữađược chứng bệnh ngặt nghèo ấy. Thế rồi, chỉ một thờigian ngắn căn bệnh quái ác ấy hoành hành, ông đã trút hơithở cuối cùng, mùi hôi thối xông lên thấu tận trời xanh.

38.Cái Chết Thê Thảm Đáng Sợ

Vàonăm Ung Chính thứ mười đời Thanh, tại huyện Quỷ Hưng cómột người họ Ngụy, vốn là dân du mục, vô nghề nghiệp,chuyên nghề bắn súng, rất giỏi bắt chim. Những con chim bắtđược, ông đem đi bán, hoặc giết dầm rượu vô số kể.Ông cũng ưa bắt lươn, cá, ếch, rùa, trạnh; thậm chí còndùng thuốc độc để suốt cá, mỗi lần bắt được hằngmấy chục ký. Hoặc là y phá hủy ổ chim, không có việc ácnào mày không làm.

Cóngười thấy thế, khuyên ông: "Này ông Ngụy, không nên sátsinh mà nên cày ruộng, hoặc làm một nghề nghiệp chân chínhnào đó mới tốt".

ÔngNgụy không những không nghe mà trái lại còn oán thiên hạlà lắm chuyện. Lâu ngày chầy tháng, tội nghiệt của ôngcàng lúc càng sâu dày. Sau cùng, ông mắc một chứng mụt độc,khắp người mọc những bọc nước lớn như trứng bồ câu,mỗi bọc có một cục sắt, không bao lâu, da tiêu, thịt rữa,nềm trên giường kêu la như quỷ rống.

Mangbệnh ác nghiệt như thế trong ít ngày rồi chết. Sau khi chếtbỗng có số rùa, trạnh ếch, cá, chim, sẻ v.v…, xâm nhậpvào nhà tranh nhau ăn thịt. Vợ con biết là oan gia nghiệp báonên không dám làm hại chúng. Thế là chỉ trong khoảnh khắc,cái thây ma kia chỉ còn lại bộ xương trắng.

Saukhi ông chết, hoàn toàn bị tuyệt tự, không một mụn connối dõi.

39.Hàng Vạn Con Chết Trong Nháy Mắt

Cómột viên quan huyện từng giữ giới sát sinh đã lâu ngày,nhưng phu nhân của ông tính tình cực kỳ tàn ác, lại thammiếng ngon. Hằ஧?ngày bà sai người nhà giết các súcvậtchế biến thức ngon để cung cấp cho bà.

Mộtnăm kia, vào ngày sinh nhật của bà, bà sai những người đầubếp chuan bị bữa tiệc thịnh soạn để đãi khách. Dướinhà bếp, các giống heo, dê, gà, vịt ngẩng đầu kêu la bithảm. Viên Tri huyện trông thấy cảnh tượng ấy, lòng bấtnhẫn nói với bà: "Ngày mai là ngày sinh nhật của phu nhânmà các convật lại bị chết, nghĩ thật đáng thương, phunhân nên mở rộng lòng từ, gieo trồng cội phúc".

Phunhân nổi giận, nói: "Cứ theo thời ông bảo, tôn sùng đứcPhật, giữ giới sát sinh, thì khoảng mười năm nữa trongthiên hạ này sẽ đầy ắp loài cầm thú! Tôi sẽ không đểcho ai lừa mình đâu".

Đếnngày hôm sau, khi giết heo thì hồn của phu nhân gá vào thânheo chịu nỗi thống khổ không thể tưởng tượng. Kế đếnlại gá vào thân dê để chịu nỗi khổ củasự lăng trì.Rồi gá vào thân loài gà, vịt chịusự cắt xẻ đau thấucả tâm can. Cứ một lưỡi dao, chịu mộtsự đau đớn, cuốicùng bà giác ngộ được tấn bi kịch vềsự tham thực củamình, nên không bao giờ dám sát sinh nữa. Nhân giữ giới sátmà hưỡng được cao tuổi, nên bà càng gắng sức gìn lòngtừ thiện.

40.Nhờ Giữ Giới Sát Mà Khỏi Bị Bắt

Cómột anh tú tài họ Triệu, vốn là người thẳng thắn, lạirất có lòng từ thiện, bình sinh giữ giới không sát sinhrất nghiêm ngặt. Một ngày kia, ông đi đến một xứ nọđể thăm viếng người thân, trong lúc đang đi trên chiếcthuyền, bỗng thấy một người đứng trên thuyền hơi cóvẻ kỳ lạ, trông kỹ thì chính là người đầy tớ củamình đã chết trước đó ba năm, khiến ông kinh hãi, hỏi:"Hiện nay ngươi làm gì?"

Ngườiấy đáp: "Hiện nay tôi giữ chức vụ bắt hồn người xuốngâm phủ. Ngày nay tôi phụng mệnh truy bắt ba mạng người".

- Bangười đó là ai vậy?

- Mộtngười ở Hồ Quảng, một người khác chính là người thânmà ông định viếng thăm, và người thứ ba là…

- Làai thế?

Ngườiđầy tớ ấy không trả lời. Triệu Tú Tài biết là chỉcho mình. Rồi hắn bảo: "Chớ có kinh sợ, đến đêm mà kẻtôi tớ này không tới nhà ông thì có thể điều kia khôngứng nghiệm". Triệu Tú Tài lại hỏi nguyên cớ, thì y đáp:"Trên đường đi sẽ có người giải thích cho ông rõ, vìông cùng cả gia đình từng giữ giới sát sinh".

TriệuTú Tài vừa đến nhà người thân thì nghe trong nhà có tiếngthan khóc. Đoạn ông rở về nhà, trải qua một đêm, nhưngkhông thấy người đầy tớ ấy đến, cũng chẳng có hềhấn gì. Rốt cuộc, nhờ cội phúc sâu dày mà ông sống rấtthọ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2010(Xem: 8068)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 51063)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 5579)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2527)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2550)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2431)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4404)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 52821)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3519)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567