Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh Sắc Thi Ca

14/06/201212:06(Xem: 15586)
Thanh Sắc Thi Ca

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

THANH SẮC THI CA

Tuệ Sỹ

Cám ơn ông hàng xóm

Ngừng mở máy thu thanh

Võng đưa thềm mận chín

Nghe sẻ gọi bình minh.

(Mộng Ngân Sơn)

Niềmvui đơn sơ của nhà thơ ở vào con số 12 đường Bến Chợ là như vậy đó. Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếmgiữa những âm thanh rộn ràng khác. Trướcmặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta, đây là ngôi chợ Đầm của thành phố NhaTrang với lối kiến trúc tân tiến. Nhưngtrước kia, chỗ này là một đầm sen. Mộtcái đầm sen ở ngay giữa thành phố; chúng ta có thể hiểu được tâm sự lạc loài củamột nhà thơ nặng tình ấp ủ thiên nhiên như Quách Tấn. Mặc dù vẫn mang những tính chất náo nhiệt củamột phố thị kiểu mẫu của thế kỷ này. NhaTrang thỉnh thoảng vẫn trầm mình trong hương sắc diễm lệ của mùa thu. Cho nên nhà thơ của chúng ta vẫn là bóng dángmột lữ khách mùa thu của một thời đại quá khứ còn sót lại giữa những bước chânnhộn nhịp của chúng ta, của thanh niên trưởng thành trong thế kỷ hai mươi:

Áo giũ ngàn sương gió

Lên chùa thăm cố nhân

Non nghiêng thềm bóng xế

Lịu địu bóng nhàn vân.

Lịu Địu (Mộng Ngân Sơn)

Phongcách ấy quả thực có khác với chúng ta trong những thù tạc vãng lai. Chúng ta đến và đi trong âm thanh và tốc độ củacơ khí, ồn ào và vội vã. Do bản chất cơkhí, nghĩa là sự hiện hữu bằng những phản lực bị dồn ép và bị bùng vỡ, mà thời đạichúng ta mang nặng tính chất chiến đấu, bạo động: những nổi loạn trong triếtlý, trong văn học; những phong trào quần chúng, những nổi loạn của sinh viên thếgiới... Thế thì, thời đại ấy của nhà thơấy là thời đại ẩn mình trầm lặng, của một đám mây lơ lửng lồng trong bóng núinghiêng nghiêng. Là thời đại của một VươngDuy tiễn bạn trong chén rượu Vị Thành, của một Gia Đảo lên núi tìm bạn, hay mộtLữ Đường nơi chùa Phổ Lại, một Nguyễn Du trong dãy Hồng Linh?

Đạodịch nói: “Thiên nhiên biến động trong bất động. Nếu lửa là biểu tượng cho sự tiến hóa khôngngừng, thì núi là biểu tượng cho sự an định, tĩnh chỉ.” Cuộc lữ không chỉduy một mặt là cuộc hành trình vô tận. Nhưng đó là những bước đi trên con đường Đạo – Chân thường vĩnh cửu. Núi có thể được san bằng để cho phố thị mọclên, biển có thể bị lấp cạn để trở thành xa lộ. Dù đến mức như vậy, mối tương quan bản thể giữa con người và thiên nhiênvẫn tràn đầy trong đồng nhất tính hồn nhiên. Miếng vỏ sò lạc loài trên núi vẫn mang trong bản chất tồn tại của nó mộtnỗi hoài hương tha thiết, nó mơ về những đợt sóng của trùng dương:

Vỏ sò khô ấp ủ

Niềm băng tuyết đêm sương

Muôn xa bờ bến cũ

Vang vọng sóng trùng dương.

Ấp Ủ (Mộng Ngân Sơn)

Nhàthơ của chúng ta trong một thoáng rung động kỳ diệu nào đó đã đọc ra bản chất tồntại sâu xa của tạo vật. Cũng chỉ với tâmhồn ấy mới có thể đọc ra những ẩn ngữ ấy trong lớp vỏ vô tri và vô nghĩa ấy.

Tấtnhiên nhà thơ vẫn ở trong dòng thác cuộn ào ạt theo bước tiến lịch sử của conngười, nhưng trong cuộc hành trình vô tận ấy nhà thơ có thể đạt được tận cùng vềbản chất lữ thứ của mình, vì trong tận cùng tâm sự vẫn là một nỗi hoài hươngbao la. Quê hương hiện thực của ông ở đâu?Ở trong đất Việt trời Nam này, trong bóng chùa ẩn giữa mây trắng; trong tiếngchuông khuya sớm, những tiếng sáo chiều. Đấy là những hình ảnh, những “thanh” và “sắc”, mà thiên nhiên vô hình thựchiện trong cụ thể hữu hình:

Chùa ẩn non mây trắng

Bóng in hàng liễu xanh

Mai chiều chuông đã tạnh

Vòng sóng còn long lanh.

Tiếng Ngân (Giọt Trăng)

Đấy và những gì tương tự như thế đấy, là hình ảnhthiên nhiên đầy tình tự, là khoảng trời xanh tinh khiết còn lại trong đôi mắtlong lanh của một nhà thơ trong cảnh xế chiều của chính đời mình, và của cả mộtthời đại thi ca Việt Nam. Tiếng chuôngchùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy kia, sát bên thành phố ấy, sớm và chiều vẫn lạcloài, lan xa trong cô độc, trong sự sống của thành phố đang trôi đi dưới nhữngtiếng nổ ròn rã và tốc độ vội vàng của đủ các loại động cơ. Những tiếng chuông lạc loài, một hồn thơ côquạnh, và còn gì nữa? Những giọt lệ – những giọt lệ đoàn viên trong nỗi hoài thươngtha thiết:

Từng giọt châu rơi mắt mẹ hiền

Mừng con lưu lạc trở đoànviên

Neo thu bến tạnh thuyền sươngsóng

In bóng chùa xưa trăng nửahiên.

Chuông Khuya (Đọng bóng chiều)

Vậy thiên nhiên có nói gì chăng? Thì đấy: bốnmùa đến rồi đi, và rồi lại đến. Nhưngngôn ngữ của loài người là gì, trên một cung bậc nào đó?

(Trích từ tập “Quách Tấn - Qua cái nhìn văn họccủa nhiều tác giả - Nhà xuất bản trẻ - 1994”)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8849)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10779)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6698)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11987)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11259)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5568)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10859)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8482)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7382)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2953)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]