Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5

18/03/201201:48(Xem: 9248)
Chương 5

NGÕ THOÁT

tức Phương Trời Cao Rộng 3

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996

flowerba

CHƯƠNG NĂM

Sau kỳ thi, chương trình và nội qui lớp học càng gắt gao hơn và không khí lớp học có vẻ căng thẳng khi một số tăng sinh viên vì thi rớt mà phải rời chùa Già Lam. Tăng sinh viên nội trú không được ra khỏi chùa ngoại trừ các ngày cuối tuần. Không được tiếp khách ngoài giờ qui định. Thời gian tiếp khách cũng bị giới hạn trong vòng mười lăm phút và chỉ tiếp khách nơi phòng khách của tu viện. Tăng sinh viên nào thường đi ra ngoài, hoặc vắng mặt vài ngày để đi đâu không rõ ràng, hoặc đi vượt biên… đều bị ban giám học khiển trách, thậm chí dùng lời khéo léo mời ra khỏi chùa Già Lam, gạch tên khỏi danh sách tăng sinh viên chính thức… Những người còn lại phải chăm chỉ học bài, làm bài, thức đêm thức hôm nhiều ngày liên tục để thanh toán bài vở. Chỉ có tôi là người ở lại chùa mà không thiết tha gì với chương trình học đó. Tôi đang băn khoăn tự tìm cho mình một lối thoát, một con đường thích hợp nhất để đóng góp một cái gì thực tiễn cho đời.

Ba năm trước, ngày săp rời bỏ Nha Trang, tôi đã có lần nói với Đức, một người bạn tu đáng tuổi anh tôi, rằng tăng sĩ Phật giáo hiện tại phải “đưa thân mình ra mà gánh lấy tủi nhục của quê hương, lấy đại nguyện của mình ra mà rửa nghiệp cho dân tộc…”Tăng sĩ Phật giáo phải thực hiện Bồ-tát hạnh, dấn thân cứu đời, không thể an nhiên ngồi nhìn quê hương thống khổ. Đức nghe tôi nói thì xúc động rớm nước mắt, hưởng ứng ngay. Nhưng chỉ hơn nửa năm sau khi tôi rời Nha Trang, Đức đã trở thành người thiên cổ. Bây giờ, tôi không tìm được người bạn hay một người anh em trong đạo nhiệt tình và hiểu tôi như Đức. Dọc theo hành lang dãy lầu của tăng sinh viên, nhìn vào những cái bàn học riêng trong mỗi phòng, tôi thấy buồn là các bạn mình chỉ biết có mỗi việc học là học, trong khi đó, cả dân tộc phải tròng đầu vào cổ mình cái ách thống khổ nhọc nhằn từ khi chủ nghĩa cộng sản hiện diện trên đất nuớc; đó là chưa kể nguy cơ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị giải thể để nhường chỗ cho một giáo hội do nhà nước chỉ đạo. Các bạn chung lớp với tôi bây giờ, thực ra đều là những người anh trong đạo của tôi. Họ đều lớn tuổi hơn tôi cả -- lúc đó tôi là người nhỏ tuổi nhất lớp --thì đáng ra, họ phải là những người nhạy bén hơn tôi về thời cuộc; đáng ra với lứa tuổi ấy họ phải xem thuờng chuyện học hơn tôi, dấn thân làm việc mới phải! Đàng này, họ chỉ biết học, học, và học… làm như thể bên ngoài cánh cửa chùa này, thế sự êm đềm trôi qua vậy. Tôi không dám có ý chê trách hay khinh rẻ gì họ, nhưng quả thật là tôi rất buồn vì không tìm ra được một người bạn tri âm trong lớp học ấy. Chỉ còn cách là tìm cớ nghỉ học, ra ngoài tìm những người cùng chí hướng.

Điều khổ tâm nhất của tôi lúc ấy là công cuộc vận động thống nhất Phật giáo toàn quốc để thành lập một giáo hội mới dưới sự lãnh đạo của nhà nước, lại do chính Hòa thượng Trí Thủ đứng ra đảm nhận. Nhà nước cố tình dẹp bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội truyền thống của Phật giáo, được thành lập với Hiến chương năm 1964 tại miền Nam Việt Nam mà chính quyền mới thì coi như là giáo hội thuộc chế độ nguỵ quyền)nên mới bày ra chuyện giúp đỡ Phật giáo lo việc thống nhất để nhà nước dễ bề kiểm soát, chỉ đạo. Sợ phản ứng mạnh của tăng ni và tín đồ Phật giáo tại miền Nam, nhà nước lợi dụng uy tín và đức độ của Hòa thượng Trí Thủ để bắt đầu cho âm mưu giải tán giáo hội Phật giáo có trước tại miền Nam. Nhà nước tìm cớ bắt thầy Thiện Minh bỏ tù và giết chết trước khi cưỡng bức Hòa thượng Trí Thủ đảm nhận việc vận động thống nhất Phật giáo. Dù biết Hòa thượng Trí Thủ phải miễn cưỡng làm việc đó, tôi vẫn thấy trong lòng nẩy sinh đôi chút bất mãn đối với công việc mà ngài phải làm. Tính tôi vốn ôn nhu ở mặt ngoài, nhưng lại cương ngạo ngầm bên trong, nên không thể chấp nhận được sự thỏa hiệp với nhà nước, dù bằng bất kỳ hình thức nào. Tôi cho rằng chỉ có mỗi một con đường để cái thiện tồn tại là phải quyết liệt chống lại cái ác. Nhưng tôi mang ơn nặng của Hòa thượng Trí Thủ, được ngài đỡ đầu, nuôi dạy tại chùa Già Lam, tôi phải hành xử thế nào để không phải lỗi đạo. Im lặng đi theo con đường của Hòa thượng tức là chấp nhận để nhà nước giải tán giáo hội truyền thống; chống lại Hòa thượng thì có vẻ vô ơn bội nghĩa. Điều khó xử này dằn vặt tôi nhiều ngày. Cho đến một hôm, Hòa thượng gọi tôi lên tịnh thất riêng của ngài. Hòa thượng nằm trên võng, tay lần chuỗi hạt, mắt nhìn đăm đăm lên trần nhà. Thầy thị giả thông báo, Hòa thượng mới ngồi dậy, bảo tôi đến gần:

“Răng? Lâu nay con có chương trình chi không?”

“Dạ… chương trình chi, bạch thầy?” tôi hỏi.

“Có tính đi vượt biên không?”

Vì đã có lệnh ngầm cấm các tăng sinh viên theo học chương trình của chùa Già Lam bàn nói hoặc có ý vượt biên, mà tự tâm tôi lúc ấy lại chẳng còn mang ý định đó, nên tôi đáp ngay, không cần suy nghĩ:

“Thưa không, con quyết định ở lại không đi đâu nữa, bạch thầy.”

“Thầy Tịch Quang bảo con như vậy hả?”

“Thưa không. Tự con quyết định như thế.”

Hòa thượng lại nằm xuống võng, nói với tôi giọng trách yêu:

“Ở lại làm cái chi chứ!”

“Bạch thầy, tu học và…”

“Tu học chi dưới chế độ ni chứ. Tất cả những gì con thấy hôm ni đều là tạm bợ, vá víu cả. Con đi đi. Sang bên nớ tu học mà giữ gìn đạo. Ở lại đây con chẳng làm gì được chi đâu. Thầy đưa lưng ra cho họ đấm mà che chở các con, nhưng cũng trong giai đoạn nào đó thôi. Chỉ cốt sao cho các con có cơ hội bồi bổ thêm kiến thức, nuôi lớn được bồ-đề tâm, để có thể tồn tại được trong những nghịch cảnh… Phải thấy trước điều đó mà tự chọn lối đi thích hợp. Riêng về phần con, theo ý thầy, con hãy ra đi. Vì nếu con không quyết định hôm nay, sau này cũng phải quyết định. Chi bằng chọn trước, để về sau thì muộn màng mà không chừng lại chẳng dễ dàng như hiện nay. Thầy có xin người ta dành cho con một chỗ. Khi nào đi, họ đến đây báo. Có lẽ cũng sắp sửa rồi. Thầy nói con biết để chuẩn bị.”

“Bạch thầy, nói vậy có nghĩa là thầy khuyên tất cả tăng sĩ trẻ chúng con nên rời khỏi nước để hành đạo và giữ đạo ở nước ngoài, phải không ạ?”

“Không. Đã nói rồi, đây là nói riêng chuyện con. Mấy thầy mấy chú khác, ai đi được thì đi, thầy không có ý kiến. Thầy chỉ có ý kiến về con mà thôi.”

“Tại sao vậy, bạch thầy?”

“Vì… vì cái chi mô! Chỉ vì thầy nghĩ rằng ở ngoài sẽ tốt cho con, yên ổn cho con tu học, làm việc… Tóm lại là cái duyên của con… phải đi xa nữa kia, không có lẩn quẩn ở đây được.”

“Con lại thấy rằng, nếu con ở lại, có thể con sẽ phụ giúp được chút gì đó cho giáo hội. Gíáo hội đang…”

“Xuỵt , chuyện nớ không phải chuyện để con bàn mô. Mỗi người có mỗi việc. Tuổi già có việc của tuổi già, tuổi trẻ có việc của tuổi trẻ. Bổn phận của các con là lo trau giồi giới hạnh và tài năng để sau này phục vụ cho đất nước, phụng sự đạo. Đừng gắng gượng chống đối hay đấu tranh làm gì, vô ích. Chẳng làm nên chuyện chi mô. Các bậc cha anh của con sẽ ở lại chống đỡ con thuyền đạo pháp; phần các con, phải tự biết phận vị và cái thế của mình. Căn nhà sắp sụp đổ, những người cha của con đưa vai, đưa lưng ra mà chống chịu, nếu không sớm tìm được ngõ thoát, một khi những người cha đuối sức, đổ quỵ theo căn nhà, các con cũng sẽ chịu chung số phận. Điều này vô ích và làm mất đi ý nghĩa chịu thay của những người cha. Người cha chống chịu để bảo vệ các con, mong muốn các con an ổn mà kế tục sứ mệnh của tiền nhân, lý đâu lại chịu chết chung phũ phàng oan uổng chứ! Cha mất đi, con phải nối gót, không việc chi phải chết chùm. Tương lai của dân tộc và đạo pháp ở trên vai các con. Phải giữ thân mà thực hiện con đường dang dở của những người đi trước. Con phải đi thôi.”

“Nhưng nhiều thầy, nhiều chú khác đã ra được nước ngoài rồi. Thêm hay bớt con cũng đâu có gì quan trọng. Con biết con có thể làm được cái gì đó trong nước. Con không thể bỏ chạy lúc này được.”

“Không phải là bỏ chạy. Đã nói là mỗi người có một việc. Người đi có việc của người đi, người ở có việc của người ở. Có gì gọi là bỏ chạy chứ. Con tưởng trốn ra nước ngoài là hèn nhát, còn ở lại là anh hùng sao? Hèn nhát hay anh hùng thực ra không phải chỉ xét ở mặt hành xử mà còn ở tâm xử nữa. Chính tâm trí mới tạo nên giá trị của con người. Tóm lại, con không thích hợp để ở lại đâu. Đi đi.”

Nghe Hòa thượng dạy như vậy, tôi giật mình nhớ đến lời thầy bổn sư của tôi ở viện Hải Đức những năm trước. Thầy cũng xua tôi đi, không cho tôi lẩn quẩn bên thầy. Bây giờ, tôi lại bị Hòa thượng dùng lời khuyên, xua đi. Tại sao vậy? Cái số, cái mệnh, cái nghiệp gì nơi tôi mà hết thầy bổn sư rồi đến Hòa thượng, (và cả thầy Tịch Quang, cũng đã có lúc khuyên tôi đi vượt biên), ai cũng xua tôi đi xa? Dù sao, sau lúc hầu chuyện với Hòa thượng, trong tôi càng dậy lên niềm kính trọng, biết ơn và thông cảm nỗi lòng của ngài. Có điều, tôi vẫn cứ giữ quan điểm của tôi: cương quyết ở lại.

Những người tổ chức vượt biên mà Hòa thượng gởi gắm tôi là vợ chồng ông Trần ĐứcTrang, những Phật tử thân cận của cố Hòa thượng Thiện Minh trước đây. Họ có giấy đi chính thức do người con gái ở Gia Nã Đại bảo lãnh, nhưng không hiểu sao họ lại tổ chức ghe để vượt biên, có lẽ vì chuyện bảo lãnh chậm trễ quá. Hòa thượng nói với họ là muốn gởi gắm một bà con (tức là tôi), chứ không nói là gởi ai. Không may, chiếc tàu đánh cá của họ bị công an tịch thu, việc tổ chức bị đình trệ. Tôi nghĩ, âu đó cũng là trợ duyên tán đồng ý muốn ở lại Việt Nam của tôi vậy. Hòa thượng lại gọi tôi, bảo là sẽ lo chuyến khác. Tôi chỉ ậm ừ. Tự nghĩ, để đến phút chót, mình không đi thì Hòa thượng cũng đâu ép được. Vậy mà chuyện vượt biên ấy không rõ bằng cách nào, lại đến tai thầy Tuệ Sỹ. Một buổi chiều thấy tôi ngồi bên hồ cá non bộ ở sân chùa, thầy Tuệ Sỹ bước đến, hỏi chuyện:

“Nghe nói chú có ý định vượt biên hả?”

“Thưa, trước đây thì có, bây giờ thì hết rồi.”

Im lặng một lúc, thầy tiếp:

“Nếu vẫn còn ý đó thì dẹp đi. Chuyện ra nước ngoài, tôi và thầy Lê Mạnh Thát có giấy mời và bảo lãnh của một trường đại học Mỹ để đảm nhận phân khoa Phật học và Triết học Đông phương của trường ấy, mà chúng tôi còn không đi, chú ra ngoài làm gì… Dĩ nhiên là có thể có chuyện để học, để làm đó, nhưng làm sao có thể bỏ đi được khi đất nước đang cần mình!”

Tôi nghe vậy thì lòng bỗng run lên, tưởng chừng bắt được một nguồn mạch nào đó cho con đường dấn thân mà mình đang dọ dẫm tìm kiếm. Lâu nay tôi ngỡ thầy Tuệ Sỹ sau đợt ở tù về, sẽ không còn nhuệ khí đấu tranh, sẽ im lặng lo việc dịch thuật kinh điển hoặc dạy học… Vậy mà bây giờ thầy mở lời với tôi như thế. Tôi nhìn thẳng vào mắt thầy ấy. Đôi mắt cha Lào mẹ Việt rất ướt át nhưng cũng đầy cương quyết. Tôi nói dò đường một câu:

“Có ở lại cũng làm được gì đâu. Chúi đầu chúi cổ vào kinh sách, vào ba thứ ngôn ngữ cổ xưa hay tân kỳ chẳng dính nhập gì với máu lệ của dân đen!”

Thầy Tuệ Sỹ cười:

“Lớp học để đào tạo nhân tài nhưng cũng là cơ hội để đãi lọc thôi. Gạo ra gạo, thóc ra thóc.”

“Thế thầy cần gạo hay cần thóc?”

“Thứ nào cũng cần, nhưng gạo thì có thể đem nấu cơm liền; còn thóc thì để dành làm giống, mai sau cũng có lúc cần.”

Im lặng một lúc, thầy Tuệ Sỹ nói tiếp:

“Chú đâu cần phải làm một học giả. Hôm trước tôi có nói điều đó với chú một lần rồi, chắc chú tưởng tôi nói đùa hở? Tôi nói thực đó, chú đâu cần phải theo học lớp học này để làm một học giả nghiên cứu, dịch thuật! Chú có ngòi bút, chú phải làm nhà văn, chừng đó tưởng cũng đủ rồi.”

Nói rồi, thầy dợm chân bước đi, nhưng nghĩ sao, thầy quay đầu lại, nói:

“Cứ mài cho bén ngòi bút, một ngày nào đó sẽ có lúc dùng đến.”

Thầy quay đi. Tôi ngồi nhìn theo, mỉm cười. Dáng thầy ấy mỏng manh và khô đét như bộ xương, vậy mà ý lực cũng từ con người ấy, tỏa ra thật mạnh mẽ. Bất chợt tôi nhớ lại năm ngoái, thầy Lê Mạnh Thát trong môn Hán văn, đã dạy và bình giảng bài Bình Ngô Đại Cáocủa Nguyễn Trãi. Thầy dạy đâu được hai tuần thì có lệnh của nhà nước cấm dạy môn ấy (có lẽ trong lớp học của tôi có nhà sư nào đó làm việc ngầm cho nhà nước, đã đi báo cáo chính quyền nên mới có lệnh cấm này). Và từ đó, thầy Thát bị cấm dạy. Nhưng lời hịch của Bình Ngô Đại Cáohình như vẫn còn âm hưởng trong tôi. Có lẽ thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát có cùng chí hướng và đang ngấm ngầm thực hiện một chương trình hoạt động bí mật nào đó. Cả hai thầy đều có vóc dáng ốm o, gầy đuột như nhau. Tôi càng cảm mến họ nhiều hơn, dĩ nhiên không phải từ kiến thức quảng bác, từ những tác phẩm trước tác dịch thuật của họ, hay những cái bằng tiến sĩ, mà chính từ tâm hạnh cao cả của họ đối với đạo pháp và dân tộc.

Tuần sau, tôi đến thăm sư cô Trí Hải. Tôi hỏi ý kiến sư cô về tình hình giáo hội và tình hình đất nước (vì tôi được biết, vào năm 1977, sư cô có tham gia lực lượng đấu tranh cho tự do dân chủ của thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát). Sư cô nói:

“Thôi Khang ơi, đừng bàn chuyện đó nữa. Cái quá khứ đó cô đã bỏ quên rồi. Không đuợc chi mô. Mình yếu qúa trong khi họ có cả một hệ thống đảng, hệ thống nhà nước, công an và quân đội…”

“Mình có sáu chục triệu dân…”

“Dân đói nghèo, bị kiểm soát chặt chẽ bởi kinh tế, bị nhà tù và chết chóc đe dọa, chẳng dám làm chi mô.”

“Vậy mình cứ ngồi yên, lo việc tu niệm?”

“Muốn ngồi yên cũng đâu được. Phải làm cái chi chứ. Có điều, làm trong sức mình thôi, làm theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế truớc mắt cho phép. Chẳng hạn làm việc từ thiện xã hội. Thực ra công việc đó cũng bị nhà nước ngăn cấm, chứ không phải mình muốn làm là được. Nhà nước muốn độc quyền ban phát cơm ăn áo mặc cho toàn dân. Cả chúng ta cũng chỉ là những người được hưởng ân huệ áo cơm của nhà nước mà thôi. Chúng ta làm việc từ thiện xã hội sẽ bị nhà nước bắt bớ chứ chẳng để yên cho đâu. Họ sẽ nói, đất nước ta hôm nay đã hòa bình, no ấm, cơm gạo thuốc men có nhà nước lo cả rồi, các người làm việc từ thiện là ý gì, bộ các người cho rằng nhà nước để dân đói khổ sao? Các người xuyên tạc chính sách của nhà nước à? Dù sao, công việc từ thiện xã hội cũng không phải là điều phạm pháp trầm trọng như các hoạt động chính trị chống đối nhà nước công khai… Có thể làm trong mức độ nhỏ, âm thầm, miễn đừng quá phô trương hình thức là được. Mỗi tuần cô đều có đi thăm nuôi, ủy lạo các bệnh viện. Có khi vào nhà thương điên hay trại cùi nữa. Tội nghiệp bà con mình, ở bệnh viện thiếu thốn lắm, thuốc men hay thực phẩm đều bị hạn chế…”

“Nhưng như vậy cũng chỉ giúp được một số bệnh nhân nào quanh thành phố này thôi, còn những nơi khác thì sao? Còn sáu chục triệu dân khác thì sao? Họ đâu có mặt trong nhà thương điên hay trại cùi, nhưng sống dật dờ, khổ đau, uất hận dưới một chế độ… như vầy thì có khác gì người điên, những người cùi?”

“Biết rằng vậy, nhưng chúng ta cứ làm theo sức mình. Mỗi người chỉ cần làm tươi vui và hạnh phúc cho một người khác thì trần gian đã bớt khổ nhiều đi rồi. Cả nước hiện nay lâm bệnh, chúng ta không chữa bệnh được thì cũng phải xoa dịu phần nào niềm đau khổ của họ. Căn bệnh cấp bách, trong khi chờ đợi lương y hay thuốc tiên nào đó, ta cứ tạm thời đắp vá, băng bó cho những vết thương lở lói đó, đỡ được phần nào hay phần nấy. Công việc từ thiện xã hội là như rứa.”

Trở về chùa Già Lam, tôi suy nghĩ rất nhiều về quan điểm và việc làm của sư cô Trí Hải. Một ni cô tay yếu chân mềm còn không chịu ngồi yên, làm sao các thầy tăng trẻ lớp tôi có thể ngồi yên đựơc nhỉ? Không dám đối đầu với chính quyền thì ít ra cũng làm được những công việc nho nhỏ như chữa bệnh, cho cơm ăn áo mặc… khiến cho đời bớt khổ. Trước đây, tôi vẫn thường cố chấp, cho rằng tăng sĩ Phật giáo chẳng cần phải làm những việc từ thiện xã hội ngoài da như thế, mà chỉ cần nỗ lực tu tập, hoặc nếu có cần thiết phải làm gì thì cũng làm như các vị thiền sư thời Lý-Trần đối với đất nước mỗi khi gặp nạn ngoại xâm. Bây giờ, gặp sư cô Trí Hải, rồi tự nghiệm lại, tôi lại thấy khác: bất cứ hành xử nàođược tác động bởi lòng từ bi, đều là bồ tát hạnh, cho dù đó là điều nhỏ nhặt, đơn giản như là những công việc chữa bệnh, cứu đói… Chính vì nghĩ vậy, tôi thấy tôi không thể im lặng, không thể ngồi yên được nữa.

Buổi chiều, tôi rủ Tâm Huy đi dạo quanh sân chùa để nói chuyện. Huy là người bạn đã quen biết tôi từ bốn năm trước khi anh từ Phú Yên vào viện Hải Đức Nha Trang để dự khóa an cư. Anh cũng là một con mọt sách có tiếng. Anh hiền lành, dáng điệu lúc nào cũng nghiêm trang, lời nói mực thước, chăm chỉ học hành không biết mỏi mệt. Kỳ thi vừa qua, anh đỗ hạng nhì, có uy tín trong lớp học. Thăm dò vài câu về chuyện học hành, tôi nói:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể chần chờ được nữa. Anh nghĩ sao? Đất nước như thế này, giáo hội như thế này, tăng sĩ trẻ bọn mình làm sao ngồi yên được trong hoàn cảnh lửa bỏng dầu sôi đó chứ! Có phải là chúng ta nên bắt tay vào việc ngay, hơn là gằm đầu vào việc đèn sách?”

Huy ngập ngừng một lúc rồi nói:

“Nói chung, những khắc khoải của bạn cũng chính là những gì tôi thao thức, suy tư. Tôi tự ý thức rằng đó là trách nhiệm của mình, không cần ai phải mời gọi hay sách động. Tôi sẵn sàng hưởng ứng bất cứ phong trào hay tổ chức nào có chính nghĩa để đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Có điều, tôi nghĩ rằng tôi cần phải học hỏi thêm nhiều, nhiều nữa, sau này mới có đủ tầm vóc và uy tín để nói được tiếng nói có trọng lượng.”

“Anh nói rất phải. Nhưng anh thử nhìn lại quanh ta xem, những người trí thức trong nước, có những người mà vốn liếng kiến thức của họ đáng là thầy dạy của bọn mình, họ đã làm gì hay chỉ biết bó tay, than vắn thở dài. Anh lo học một thời gian nữa để trình độ của anh ngang bằng với họ hoặc may mắn lắm, có thể hơn họ chút xíu, rồi anh cũng ngồi ì ra đó nếu anh không có ý chí đấu tranh, không quan tâm đến nỗi suy vong của dân tộc. Đâu phải có đầy đủ kiến thức mới làm được chuyện. Vả lại, đã gọi là góp sức với nhau thì ai cũng có một khả năng nào đó để đóng góp, mỗi người mỗi việc khác nhau. Ai cũng lo học để khi nào cảm thấy kiến thức đầy đủ thì mới ra làm việc, lúc đó thì đất nước này chết khô chết cạn rồi, còn gì mà bàn nữa. Đèn không thắp thì không thấy được lối đi, đường không mở thì không có khách qua lại. Học hỏi là nhu cầu cao của đời sống trí thức, nhưng trong một hoàn cảnh và giai đoạn nào đó, nhu cầu ấy phải nhường chỗ cho những sinh hoạt khác quan trọng, cấp bách và thiết thực hơn. Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, kẻ sĩ phải quẳng bút mang gươm. Đây không phải là lúc tính chuyện đèn sách nữa. Sự học thì không cùng, mà nghĩa vụ lại cần kíp. Chờ học cho đủ mới bắt tay vào việc thì muộn màng quá rồi. Trong khi bao nhiêu người đói khổ lầm than, chúng ta cứ cặm cụi học hành thì quả là điều bất nhẫn! Tôi nghĩ, chúng ta nên bắt tay vào việc là vừa.”

Dù tôi đã đôi ba lần tìm cách thuyết phục, Tâm Huy vẫn cứ giữ lập trường của anh: cần phải bồi bổ thêm kiến thức; sau này có tổ chức nào kêu gọi thì tham gia. Anh không muốn làm một trong những người mở đường để kêu gọi và tập hợp người khác. Thấy tôi có vẻ buồn và sắp quay đi, Huy nói lời an ủi:

“Khang à, bạn còn trẻ nhưng tôi tin nhiệt huyết của bạn có thừa, có thể bạn làm được chuyện chứ chẳng phải không. Khang đi trước mở đường đi. Khang quen biết nhiều lại có sức thuyết phục hơn tôi, Khang có thể bắt tay làm việc được ngay bây giờ. Để tôi học thêm một thời gian. Sau này, học xong, tôi ra phụ giúp Khang.”

Tôi đứng lại cám ơn lời khích lệ của Huy. Tôi nói:

“Thôi vậy cũng được. Hứa nhé, tôi dấn thân trước, chiêu tập nhân sự, tạo cơ sở khắp nơi để dọn đường chờ các anh. Huy ở lại dù có bận học cách mấy cũng cố gắng tạo uy tín để thu phục được anh em trong lớp. Sau này các anh mãn khóa, nên nhớ rằng có tôi chờ đợi ở ngoài.”

Tối đó không ngủ được, tôi tự phác vẽ cho mình một con đường hành động. Con đường ấy phối hợp chủ trương của cả thầy Tuệ Sỹ và sư cô Trí Hải. Nó mang hình thức như một tổ chức từ thiện xã hội, không công khai đối đầu với chính quyền, nhưng nuôi dưỡng và làm khởi phát ý chí dấn thân tích cực của những thành viên tham gia qua bốn phương thức chinh phục nhân tâm và phục vụ cuộc đời (tức là Tứ Nhiếp Phápcủa Phật giáo). Tôi tin tưởng những thành viên của tổ chức ấy, qua thời gian lâu dài hoạt động cứu tế, thường trực đối diện với niềm đau nỗi khổ của nhân sinh, và qua các khóa huấn luyện đặc biệt chú trọng về bồ đề tâm, bồ tát hạnh, sẽ tự nguyện dấn mình vào con đường cứu nguỵ dân tộc trong tương lai.

Hai giờ khuya, tôi ngồi dậy soạn viết bản sơ thảo của điều lệ nội qui, bản nhận định và cương lĩnh sinh hoạt của Đoàn Phật Tử Phụng Đạo. Tâm nguyện dấn thân đặt nền tảng trên Bồ đề tâm, lấy kinh TámĐiều Giác Ngộ của Bậc Thượng Nhânlàm chất liệu hành đạo, phương thức hành động thì dựa vào Tứ nhiếp pháp, phương châm cứu đời là Phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật.

Sáu giờ sáng, tôi đem bản sơ thảo đến nói chuyện với thầy Tâm Hải, một người bạn học chung lớp tại chùa Già Lam. Tâm Hải hưởng ứng ngay. Cùng ngày đó, tôi lại nói chuyện với Tửu, một người bạn cũ ở Phật học viện Quảng Nam, đang tạm trú tại chùa Bửu Đà ở quận 11 và học dự thính tại khóa học chùa Già Lam. Tửu cũng nhiệt tình hưởng ứng. Hai người bạn này giới thiệu thêm một vài người bạn khác. Trong vòng một tuần lễ, chúng tôi đã thành lập xong cái sườn của ban điều hành tổ chức. Sư cô Trí Hải cũng ủng hộ tôi khá nhiều trong giai đoạn phôi thai. Và trong vòng ba tháng sau, Đoàn Phật Tử Phụng Đạo (gọi tắt là Phụng Đạo) đã kiện toàn được những nhân sự nòng cốt và tạm thông qua các khóa hội thảo về đường hướng nền tảng để bắt đầu hoạt động. Tăng ni và phật-tử ủng hộ càng lúc càng nhiều. Tôi cũng tự động liên lạc với Thượng toạ Nhất Hạnh ở Pháp và sau đó ít lâu, đã được sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của thầy ấy.

Dĩ nhiên trong thời gian đó, tôi không thể tiếp tục theo học chương trình của lớp học Già Lam. Tôi chỉ giữ lại hai môn quan trọng như Câu Xá LuậnTrung Luậndo thầy Tuệ Sỹ dạy. Muốn được vậy, tôi phải cáo bệnh, xin rút tên ra khỏi danh sách chính thức của lớp học. Thầy Thái Siêu, lúc đó giữ chức quản chúng, hỏi tôi:

“Sao vậy? Chú học khá ai cũng biết, tự dưng lại nghỉ học?”

“Bệnh quá thầy ơi. Học gì nổi nữa.”

“Bệnh ra sao?”

Tôi ngập ngừng một lúc rồi bịa đặt ra một cái bệnh thật trầm trọng:

“Thì … bệnh đó đó.”

“Bệnh đó là bệnh làm sao?”

Có một bệnh mà phái nam rất xấu hổ phải nói ra, đặc biệt là đối với các nhà tu hành, càng không muốn khai cho bất cứ ai biết. Từ những ngày sau biến cố năm 1975, có khá nhiều sách thuốc nam (còn gọi là thuốc dân tộc) được nhà nước xã hội chủ nghĩa in ra, hết lòng cổ xyú và phổ biến rộng để khỏa lấp hiện trạng khan hiếm thuốc tây, phần khác để thay thế thuốc bắc của kẻ thù Trung Hoa đang xua quân đến biên giới Việt–Trung. Tôi đọc và nhớ được nhiều loại bệnh cũng như cách chữa trị gia truyền từ các sách đó nên biết được cái bệnh buồn cười này. Và tôi phải chọn cái bệnh mà chẳng ông con trai nào muốn nhìn nhận đó để thầy quản chúng và ban giám học tin tưởng là tôi bệnh thực chứ không phải giả đò để nghỉ học:

“Bệnh di tinh đó mà.”

“Thực không? Bị ra sao mà chú nói là di tinh? Có nằm mộng thấy gì không? Đêm nào cũng nằm mộng, phải không?”

“Không, có mộng mị gì đâu. Nằm mộng mà xuất tinh thì gọi là mộng tinh. Còn di tinh thì khác chứ. Di tinh là cứ bị xuất tinh hoài mỗi khi ngủ, ngay cả khi ngủ trưa, mà chẳng mộng mị gì, chẳng có cảm giác gì. Di tinh mà không lo chữa thì sẽ tiến tới hoạt tinh… tức là không thể kiểm soát gì được nữa.”

Thầy quản chúng tức cười, nhưng cũng rán nín, vì không lý lại cười một người bệnh đáng thương. Thế là thầy báo cáo lên ban giám học. Ngoại trừ hai thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, có lẽ ban giám học giật mình, vừa tiếc rẻ vừa ngậm ngùi thương cảm cho một tăng sinh viên xuất sắc mà phải mang bệnh. Còn Hòa thượng Trí Thủ, nghe được tin ấy, cho thị giả gọi tôi lên tịnh thất ngay.

“Con bệnh chi rứa?”

Tôi có thể khai bệnh dối vơí thầy quản chúng, nhưng lại khó mở miệng qua mặt vị hòa thượng đức độ này. Tôi ấp úng trong miệng không nói được. Hòa thượng đã nghe ban giám học thưa chuyện, nghĩ là tôi xấu hổ việc khai ra cái bệnh quái ác kia nên bỏ qua, không hỏi nữa, chỉ dạy:

“Có bệnh chi thì lên đây nói thầy nghe để thầy đưa tiền đi bác sĩ, mua thuốc uống. Đức Hải ơi, lấy xe đưa chú Khang đi bác sĩ, lấy toa rồi mua thuốc cho chú luôn.”

Trong khi thầy Đức Hải, vị thị giả của Hòa thượng, lo mặc áo dài, Hòa thượng lại nói riêng với tôi:

“Đã nói con nên đi ra nước ngoài, vậy ổn hơn, có bệnh hoạn chi cũng dễ trị. Cha, cái bà Trang sao tổ chức chi mà lâu rứa!”

Tôi ứa nước mắt thầm cảm tạ ơn sâu của Hòa thượng. Tôi may mắn được Hòa thượng quan tâm, lo lắng mọi thứ. Có điều là cái gì tôi muốn làm cũng không đúng ý ngài cả. Ở chùa Già Lam, chỉ có vài người biết tôi được thầy Tịch Quang gởi gắm đến đây, nhưng ai cũng biết tôi được Hòa thượng Trí Thủ chăm sóc như một học trò cưng. Còn chuyện tôi bỏ học, thực ra cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc ăn ở của tôi tại chùa Già Lam cả. Tôi cáo bệnh để Hòa thượng và ban giám học khỏi buồn lòng thất vọng là tôi biếng học mà thôi, chứ không phải cáo bệnh để khỏi bị đuổi ra chùa. Trên thực tế, tôi đến chùa Già Lam đâu phải với mục đích tham gia lớp học. Vậy dù có học hay không, tôi vẫn cứ ở đó, chẳng ai ngoài Hòa thượng có thể đuổi tôi được. Nửa năm trước, khi thầy Đức Chơn – vị trụ trì chùa Già Lam, một cao đồ của Hòa thượng – báo động là ngân quỹ của chùa không đủ để lo cho các tăng sinh viên càng lúc càng tăng nhân số. (Hòa thượng đã lập nên tu viện Quảng Hương Già Lam từ nhiều năm trước, người ta quan gọi ngài là tu viện trưởng. Nay Hòa thuợng đã giao cho thầy Đức Chơn giữ chức vụ trụ trì, trông coi mọi tài sản và sinh hoạt tài chánh của chùa Già Lam). Nghe thầy trụ trì than phiền, Hòa thượng đã triệu tập một buổi họp, tuyên bố trước đại chúng rằng:

“Tôi thương mấy anh em, thấy người nào ham học đến xin học hay xin ở lại đây, tôi cũng hoan hỉ chấp nhận hết. Nhưng thực ra, chuyện học thì có ban giám học quyết định, còn quyết định cho anh em ở lại chùa này hay không là do thầy trụ trì. Thầy ấy sẽ tùy theo khả năng tài chánh của chùa cũng như sự hợp lệ của anh em trên mặt giấy tờ để cho phép anh em ở đây hay không. Tôi không có quyền hạn chi mô, anh em cứ xin phép thầy trụ trì hí. Tôi mà còn phải xin thầy trụ trì huống chi mấy anh em,”

Hòa thuợng cười, cả hội trường cũng cười theo, không hiểu tại sao ngài lại nói vậy. Một lúc, Hòa thượng tiếp, “tôi nói thiệt đó, sẵn có thầy trụ trì, ban giám học và đại chúng ở đây, tôi xin phép thầy trụ trì một điều: tôi muốn bảo lãnh một người thôi, đó là chú Khang. Khang đâu rồi, đứng lên coi. Kìa, chú Khang đó. Thầy trụ trì có hoan hỷ chấp nhận không? À, hoan hỷ. Vậy thì dù thế nào thì thầy cũng cho phép chú Khang ở đây tu học nghe.”

Nhờ Hòa thượng tuyên bố như thế mà tôi được yên, mặc dầu bản thân tôi không có một manh giấy tùy thân hợp lệ nào cả. Xin cho tôi ở yên để tu học cũng là ơn Hòa thượng, lo liệu cho tôi vượt biên cũng là ngài. Tôi ray rứt nghĩ rằng một ngày nào đó rất gần, tôi sẽ lên đường rời khỏi nơi này mà không phải là vượt biên theo ý Hòa thượng. Tôi đã chọn con đường theo ý riêng của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2021(Xem: 28201)
303. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 303 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm 28/10/2021 (23/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 30
26/10/2021(Xem: 22931)
302. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
23/10/2021(Xem: 25296)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 23/10/2021 (18/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 1
21/10/2021(Xem: 26846)
Thiền Sư Tín Học (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 299 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
19/10/2021(Xem: 26132)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 25215)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/10/2021(Xem: 24522)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 14/10/2021 (06/09/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền Sư Tịnh Không (1091 - 1170) , đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 297 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Thiền sư vốn người Phúc Châu (Trung Quốc), họ Ngô, quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Năm ba mươi tuổi, Sư đi hành cước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo: “Tự do lấy đi.” Sư Phụ giải thích: - Sư Tịnh Không vốn người Phúc Châu, Trung Quốc, không đượ
12/10/2021(Xem: 27182)
Thiền Sư Giác Hải (1023-1138) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Nhân Tông và Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 296 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 12/10/2021 (07/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
09/10/2021(Xem: 29650)
BẮC PHÁI TIỆM TU Đây là Thời Pháp Thoại thứ 295 của TT Nguyên Tạng từ 11:30AM, Thứ Bảy, 09/10/2021 (04/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
07/10/2021(Xem: 23761)
Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 294 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 05/10/2021 (29/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Websit
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]