Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[11 - 20]

13/02/201217:42(Xem: 8818)
[11 - 20]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

11. IM LẶNG

Trong kinh Duy Ma Cật, một trong những kinh sống động nhất của văn học Đại thừa, Bồ tát Văn Thù hỏi Cư sĩ Duy Ma Cật về yếu chỉ của Phật pháp. Cư sĩ Duy Ma Cật im lặng. Có người bình rằng sự im lặng của Cư sĩ Duy Ma Cật giống như sấm sét.

Khi đọc các bản văn Thiền, chúng ta thường thấy những câu như “Ông tăng im lặng.” Ít nhất có ba thứ im lặng khác nhau. Thứ nhất, ông tăng không biết gì để nói, vì vô minh. Thứ hai, ông tăng giả vờ mình ngu, song ý định chân thực là để xem phản ứng cuả đối thủ. Thứ ba là sự im lặng của một vị tăng đã ngộ biết rằng điều ấy không thể giải thích được, vì thế im lặng. Loại im lặng thứ ba giống như sấm sét.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

12. VÔ NGÔN THÔNG

Sư là Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. Sư họ Trịnh, quê ở Quảng châu, Trung quốc. Tính sư điềm đạm, ít nói mà thông minh, nên người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông.

Một hôm sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi:

- Tọa chủ lễ đó là cái gì?

Sư đáp:

- Là Phật.

Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:

- Cái này là Phật gì?

Sư không đáp được.

Đêm đến, sư y phục chỉnh tề đến lễ thiền khách, nói:

- Hôm nay thầy hỏi, tôi chưa biết ý chỉ thế nào?

Thiền khách hỏi:

- Tọa chủ được mấy hạ?

Sư đáp:

- Mười hạ.

Thiền khách lại hỏi:

- Đã từng xuất gia chưa?

Sư càng thêm mờ mịt.

Sau sư đến tham kiến Đại sư Bách Trượng. Một hôm trong giờ tham vấn, có một ông tăng hỏi Bách Trượng:

- Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Đại thừa?

Bách Trượng đáp:

- Đất tâm nếu không, mặt trời trí huệ tự chiếu.

Sư nghe câu này, hoát nhiên đại ngộ.

Sau, khoảng năm 820 T.L., sư sang An Nam ở chùa Phù Đỗng (tỉnh Bắc Ninh). Ở đây trọn ngày, sư ngồi quay mặt vào vách, suốt mấy năm mà không ai biết. Chỉ có Cảm Thành biết sư là cao tăng đắc đạo và sau sư truyền tâm ấn cho Cảm Thành.

(Thiền Sư Việt Nam)

13. MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TỐT

Thiền sư Vân Môn nói với môn đồ, “Trước ngày mười lăm tôi không hỏi, sau ngày mười lăm thì thế nào?” Không ai trả lời. Vì thế sư tự đáp, “Mỗi ngày là một ngày tốt.” Ngày mười lăm, theo âm lịch, có trăng tròn, ám chỉ sự giác ngộ rõ ràng. “Sau ngày mười lăm” có nghĩa là sau khi có sự giác ngộ như thế.

Vì “Mỗi ngày là một ngày tốt,” nhiều người bị chữ “tốt” lừa, nghĩ rằng tốt là đối lại với xấu. Như thế, họ nghĩ rằng “ngày tốt” có nghiã là ngày đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên, Vân Môn không có ý đó. “Ngày tốt” của Vân Môn còn sâu xa hơn thế. Sư đang chỉ cái ngày ngay đây, ngay bây giờ, không tiền, tuyệt hậu. Một công án tốt cho tất cả chúng ta: “Đây là loại ngày gì?”

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

14. TRỒNG TÙNG

Trong Lâm Tế Lục có một câu chuyện kể như vầy: “Một hôm Lâm Tế đang trồng tùng thì thầy sư là Thiền sư Hoàng Bá hỏi, ‘Trồng nhiều cây trong núi sâu có gì là tốt?’ Lâm Tế đáp, ‘Thứ nhất, con muốn tạo cảnh tự nhiên cho cổng chùa; thứ hai, con muốn làm mốc giới cho đời sau.’ Nói xong Lâm Tế dộng cuốc xuống đất ba lần và “Hư!” một tiếng. Hiểu ý Lâm Tế, Hoàng Bá nói, ‘Ở dưới ông tông môn ta sẽ hưng thịnh khắp thiên hạ’.”

Vì sự kiện lịch sử này, cho đến ngày nay, đa số các Thiền viện Lâm Tế đều trồng một cây tùng vào Ngày Lâm Tế, ước mong tạo cảnh đẹp tự nhiên cho cổng chùa và cũng để làm mốc giới cho đời sau .

Hãy để cho Chánh Pháp tiếp tục.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

15. HOA NÚI NỞ NHƯ GẤM

Một ông tăng hỏi Hòa thượng Đại Long (một Thiền sư Trung quốc thuộc dòng Đức Sơn, nhưng chúng ta không biết gì nhiều về sư), “Pháp thân kiên cố hoại hay chẳng hoại?” Sư đáp bằng bài kệ như sau:

Hoa núi nở như gấm,

Nước khe trong tựa chàm.

Trong văn học Thiền, một ông tăng hành cước thường hay hỏi về Pháp thân, nghĩa là Pháp là gì? Câu hỏi này có hằng trăm câu đáp khác nhau đã được ghi lại, mà “Hoa núi nở như gấm, Nước khe trong tựa chàm” là câu đáp được biết đến nhiều nhất.

Đương nhiên, câu đáp này cho biết cái ấn tượng mà Hòa thượng Đại Long miêu tả vẻ đẹp ngoại cảnh. Vâng, lời đáp của sư miêu tả vẻ đẹp bên ngoài, nhưng còn hơn thế nữa, nó là một diễn đạt “siêu ngôn ngữ.”

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

 

16. KHÔNG SINH KHÔNG TỬ

Thiền sư Quan Sơn Huệ Huyền là người sáng lập chùa Shogen và chùa Diệu Tâm (Myoshin) ở Nhật. Sư có ảnh hưởng rất lớn đối với môn đồ nhưng không để lại ngữ lục. Sau khi Huệ Huyền từ giả cõi đời, Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (1592-1673), thuộc phái Hoàng Bá, từ Trung quốc đến Nhật, viếng chùa Diệu Tâm. Thiền sư Ẩn Nguyên lễ bái tháp người sáng lập và hỏi vị thượng tọa, “Sáng tổ của thượng tọa có để ngữ lục gì không?” “Dạ không.” “Cái gì!” Ẩn Nguyên kêu lớn, “Nếu ông ta không để lại ngữ lục gì, chùa Diệu Tâm không đáng được thừa nhận.” Vị thượng tọa sợ hãi, lưỡng lự nói, “Mặc dù sáng tổ chúng tôi không để lại ngữ lục gì, nhưng tôi có nghe Ngài nói, ‘Công án Cây Bách có sức tước đoạt và Huệ Huyền không sinh không tử’.” Khi nghe câu nói do vị thượng tọa thuật lại, Ẩn Nguyên xúc động nói, “Hay lắm,” cúi đầu thật sâu và rời chùa Diệu Tâm.

Một Thiền sư hiện đại khi sắp tịch nói, “Bây giờ tôi chết để sống mãi mãi.” Phật tánh không có sinh không có chết.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)


17. MẶT TRĂNG LẶN CHẲNG LÌA BẦU TRỜI

Mặt trời mọc, mặt trời lặn. Mặt trăng mọc, mặt trăng lặn. Hằng ngày chúng ta nghĩ rằng mặt trăng biến mất theo nghĩa đen, nhưng chúng ta biết nó sẽ trở lại. Khi có ai chết, người ta nghĩ rằng người đó biến mất, nhưng không thể nào biến mất khỏi thế giới rộng lớn, vô cùng tận.

Thiền sư Hoàng Bá nói:

Tâm tựa như hư không mênh mông, trong ấy không có thiện không có ác, như khi mặt trời chiếu bốn phương thế giới. Vì khi mặt trời mọc và chiếu khắp trái đất, hư không mênh mông không sáng hơn, và khi mặt trời lặn, vũ trụ không trở thành u tối. Hiện tượng sáng và tối thay đổi nhau, nhưng bản tánh của vũ trụ không thay đổi. Tâm của Phật và chúng sanh cũng như vậy.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

18. NÚI LÀ NÚI, NƯỚC LÀ NƯỚC

Một giáo sư Mỹ dạy triết ở một đại học nọ khi nghe câu nói nổi tiếng này của Thiền, ông ta phản ứng với thái độ tiêu cực. Tuy nhiên, các yếu tố khác của Thiền lôi cuốn ông ta mãnh liệt, vì thế ông ta đến Nhật và gặp một Thiền sư. Thiền sư này giải thích như vầy, “Bước đầu, núi là núi, nước là nước.” “Bước thứ nhì, núi không phải núi, nước không phải nước,” Thiền sư tiếp tục, “ở bước thứ ba, núi là núi, nước là nước.”

Vị giáo sư Mỹ hỏi, “Giữa bước thứ nhất và bước thứ ba có gì khác nhau?” “Ở bước thứ ba,” Thiền sư nói bằng giọng to nhất, “NÚI NÚI, NƯỚCNƯỚC!” Nhân đó vị giáo sư có tỉnh.

Với cái thấy chưa ngộ, núi là núi, nước là nước; với cái thấy của ngộ, núi cũng là núi, nước cũng là nước. Tuy nhiên, có cuộc hành trình tâm linh ẩn khuất trong cái thấy của ngộ; đó là thời kỳ núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Chúng ta gọi cái “chẳng phải” ấy là tu tập.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

19. ĐƯỢC VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN QUÃNG ĐƯỞNG LẦY

Thiền sư Ngu Đường (Gudo) là thầy của Nhật hoàng, nhưng sư thường hành cước lang thang như một tên ăn mày. Một hôm trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa và chính trị của thời tướng quân tiếm quyền, sư đến một ngôi làng tên là Takenaka. Trời chiều và mưa rơi nặng hạt. Sư ướt như chuột lột. Đôi dép rơm rã ra từng mảnh. Sư thấy ở cửa sổ một nông gia có treo bốn năm đôi và quyết định đến mua một đôi khô.

Người đàn bà trao dép cho sư, thấy sư ướt quá, mời sư ở lại nhà bà qua đêm. Ngu Đường chấp nhận, cảm ơn bà. Sư vào nhà và tụng kinh trước bàn thờ gia đình. Rồi sư được người đàn bà giới thiệu với người mẹ và các con của bà ta. Quan sát thấy cả nhà buồn bã, sư hỏi có chuyện gì không tốt.

Người đàn bà đáp, “Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu. Khi nào may thắng được, anh ta uống say và hành hạ vợ con. Khi nào thua, anh ta mượn tiền của người khác. Đôi khi say quá, anh ta không về nhà gì cả. Tôi làm gì được bây giờ?”

Ngu Đường đáp, “Tôi sẽ giúp anh ta. Đây là một ít tiền. Hãy mua cho tôi một bình rượu ngon và một ít đồ nhấm. Rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ tọa thiền ở trước bàn thờ.”

Khoảng nửa đêm người đàn ông của gia đình trở về, say mèm, rống lên, “Nè, bà ơi, tôi đã về. Bà có gì cho tôi ăn không?”

“Tôi có cái này cho anh,” Ngu Đường đáp, “Tôi bất ngờ bị mưa, vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây qua đêm. Để đáp lại, tôi có mua ít rượu và cá, anh cũng có thể ăn được.”

Người đàn ông vui mừng. Anh ta lập tức uống rượu rồi nằm dài xuống nền nhà. Thiền sư Ngu Đường ngồi thiền định ngay bên cạnh.

Đến sáng khi người chồng thức dậy anh ta quên hết mọi chuyện đêm qua. “Ông là ai?” anh ta hỏi Ngu Đường vẫn còn đang ngồi thiền.

“Tôi là Ngu Đường ở Kyoto và tôi đang trên đường đến Edo,” Thiền sư đáp.

Người đàn ông cảm thấy rất xấu hổ. Anh ta không ngớt lời xin lỗi vị thầy của hoàng đế.

Sư mỉm cười, giảng giải, “Mọi sự trên đời đều vô thường. Cuộc sống ngắn ngủi. Nếu anh tiếp tục đánh bạc và uống rượu, anh sẽ không còn thì giờ để làm được việc gì khác và anh sẽ làm cho gia đình đau khổ.”

Người chồng chợt bừng tỉnh như vừa ra khỏi cơn mộng. Anh ta tuyên bố, “Thầy đúng lắm. Làm sao con có thể trả ơn được lời dạy kỳ diệu này! Hãy để con mang hành lý cho và tiễn thầy một đoạn đường.”

Ngu Đường bằng lòng nói, “Nếu anh thích.”

Hai người bắt đầu đi. Sau khi đi được ba dặm, sư bảo anh ta trở về. Anh ta nài nỉ, “Xin cho năm dặm nữa.” Hai người tiếp tục đi.

“Bây giờ anh có thế trở về được rồi,” sư gợi ý.

“Sau mười dặm nữa,” anh ta đáp.

Khi mười dặm đã hết, sư bảo, “Bây giờ hãy về đi.”

“Con sẽ theo thầy cả quãng đời còn lại của con,” anh ta tuyên bố.

Nhiều Thiền sư Nhật hiện đại phát xuất từ dòng Thiền của một vị sư danh tiếng, là người thừa kế Thiền sư Ngu Đường. Tên của vị sư ấy là Vô Nan, người không bao giờ trở về.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

20. THẾ À?

Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin) được những người láng giềng ca ngợi là người sống một cuộc đời trong sạch.

Một cô gái Nhật đẹp có cha mẹ làm chủ một cửa tiệm thực phẩm sống gần chùa sư. Bất ngờ một hôm cha mẹ cô ta khám phá ra cô ta có thai.

Cha mẹ cô nổi giận. Cô ta lại không chịu thú nhận người đàn ông đó là ai, nhưng sau nhiều phiền phức cuối cùng lại là tên Bạch Ẩn.

Cha mẹ cô ta phẫn nộ đi thẳng đến sư. Sư chỉ thốt vỏn vẹn hai tiếng, “Thế à?”

Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang đến cho Bạch Ẩn. Lúc ấy sư đã mất hết thanh danh. Điều này không làm sư phiền não. Sư chăm sóc đứa bé thật chu đáo. Sư xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và mọi thứ khác cần cho đứa bé.

Một năm sau đó, cô gái làm mẹ không còn chịu nổi nữa. Cô ta nói sự thật cho cha mẹ cô ta biết - rằng người cha thực sự của đứa bé là một thanh niên làm việc ngoài chợ cá.

Cha mẹ cô ta lập tức đến Bạch Ẩn cầu xin tha thứ, xin lỗi không ngớt, và xin đứa bé trở lại.

Bạch Ẩn ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, sư cũng chỉ nói hai tiếng, “Thế à?”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 340)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 266)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2080)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2640)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2214)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 8339)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2759)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3308)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 1955)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3340)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]