Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện 71 - 80

24/01/201221:34(Xem: 7154)
Chuyện 71 - 80
Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm

71. Học Im Lặng

Ðệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật. Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.

Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buột miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."

Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.

"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.

72. Sứ Quân Ngu Ðần

Hai vị thiền sư tên là Daigu và Gudo được một sứ quân cho mời đến. Vừa gặp, Gudo bảo với sứ quân: "Ngài có bản chất thông minh và một khả năng bẩm sinh học được Thiền."

"Nói nhảm," Daigu nói. "Tại sao ngài lại tâng bốc kẻ ngu đần này? Y có thể là một sứ quân, nhưng lại không hiểu tí gì về Thiền."

Sau đó thay vì xây một ngôi chùa cho Gudo, vị sứ quân lại xây cho Daigu và theo học thiền với ngài.

73. Mười Vị Kế Thừa

Các thiền sinh đều nguyện rằng dù có bị chết bởi thầy mình, họ vẫn quyết một lòng học Thiền. Thường thì họ hay cắt một ngón tay để chứng cho lời nguyện. Thời bấy giờ lời nguyện trở nên một qui luật, cho nên thiền sinh nào chết bởi tay của Ekido đều được cho là kẻ tử đạo.

Ekido trở nên một thiền sư khắc nghiệt. Môn đồ đều khiếp vía. Có một thiền sinh trực đánh chuông điểm giờ, lỡ quên gióng chày chỉ vì mắt bị thu hút bởi một cô gái đẹp thoáng đi qua cổng chùa.

Ngay lúc đó Ekido, đứng phía sau đánh cho một roi và vị thiền sinh vì kinh hãi ngã ra chết ngay.

Viên giám thị, nghe chuyện đến gặp Ekido. Không phiền trách gì thiền sư, ông ta lại khen sự nghiêm khắc của thầy. Thái độ của Ekido vẫn bình thản cứ như thiền sinh kia vẫn còn sống.

Sau tai nạn đó, ngài đã đào tạo ra được mười vị liễu ngộ kế thừa, một con số khác thường.

74. Hối Cải Thực Sự

Ryokan hiến mình vào việc tu học Thiền. Một hôm ngài nghe nói đến chuyện người cháu phung phí tiền của cho một đào nương, mặc cho sự nguyền rủa của bà con quyến thuộc. Vả lại y là người thay thế Ryokan trong việc cai quản tài sản của gia đình, mà gia sản xem ra có cơ tan biến, cho nên thân nhân mới đến nhờ ngài ra tay.

Ryokan phải du hành một đoạn đường xa để gặp người cháu mà ngài cách xa đã nhiều năm. Người cháu vui mừng gặp lại người chú và mời ở lại qua đêm.

Cả đêm Ryokan ngồi tham thiền. Ðến sáng, gần lúc ra đi ngài bảo người trẻ tuổi: "Ta đã già, tay run. Cháu có thể giúp ta cột dây chiếc dép rơm được không?"

Người cháu hăng hái giúp liền. "Cám ơn cháu," Ryokan kết thúc, "cháu thấy không, một người trở nên già và yếu mỗi ngày. Hãy bảo trọng lấy thân." Xong Ryokan ra đi, không hề nhắc một lời nào đến cô đào nương hoặc lời quở trách của thân nhân. Nhưng kể từ sáng hôm ấy, tính hoang phí của người cháu chấm dứt.

75. Nóng Giận

Mộảt thiền sinh đến than phiền cùng Bankei: "Bạch thầy, Con mắc cơn nóng giận không kềm được. Con phải làm sao để chữa?"

"Con có cái lạ lùng quá," Bankei trả lời. "Nào cho ta xem cái mà con có."

"Ngay bây giờ thì con không thể chỉ cho thầy thấy được," người kia trả lời.

"Khi nào thì con có thể chỉ nó cho ta?" Bankei hỏi.

"Nó nổi lên thật bất chừng," thiền sinh trả lời.

"Vậy thì," Bankei kết luận, "nó không đúng là thật tướng của con.

Nếu nó là thật tướng thì con đã có thể chỉ cho ta thấy nó bất cứ lúc nào. Khi con mới sinh con không có nó, và cha mẹ con đã không giao nó cho con. Hãy suy nghĩ đến điều đó."

76. Tâm Ðá

Hogen, một Thiền sư Trung hoa, sống ở một ngôi chùa nhỏ trong làng. Một ngày kia có bốn nhà sư du hành xuất hiện và hỏi nếu họ có thể nhóm lửa ở trước sân để sưởi ấm.

Trong khi nhóm lửa, Hogen nghe bọn họ bàn luận đến chủ quan và khách quan. Ngài tham gia vào và nói: "Có một tảng đá lớn. Quý vị xem nó ở trong hay ở ngoài tâm của quý vị?"

Một vị tăng trả lời: "Theo Phật pháp thì mọi sự vật đều là biến thái của tâm, tôi có thể bảo rằng tảng đá ở trong tâm tôi."

"Vậy thì đầu của ngài phải nặng lắm," Hogen quan sát, "nếu ngài phải mang mãi tảng đá như thế trong tâm."

77. Không Vướng Mắc Vào Bụi Trần

Zengetsu, một thiền sư Trung hoa vào đời nhà Ðường, đã viết những lời khuyên này cho môn đồ:

Sống giữa hồng trần nhưng giữ không bị vướng mắc vào bụi trần là chánh đạo của kẻ tu Thiền.

Khi nhìn thấy ai làm lành, hãy bắt chước. Khi nghe điều ác nên tránh.

Ngay khi ở trong phòng tối, cư xử như mình đối diện với khách quý. Bộc lộ cảm quan, nhưng không nên vượt quá cái thật tánh của mình.

Nghèo khổ là kho báu của ngươi, không nên đánh đổi nó cho một cuộc sống dễ dãi.

Một người có thể trông giống kẻ khùng, nhưng chưa hẳn đã thế. Biết đâu rằng y đang cẩn thận che giấu sự thông thái của mình.

Ðức hạnh là thành quả của sự tự chế. Ðừng đánh rơi chúng từ từng trời như là mưa hay tuyết.

Lòng khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để cho mọi người sống gần tự biết đến bạn trước khi bạn làm cho họ biết đến.

Một tấm lòng cao thượng không bao giờ trưng ra lộ liễu. Lời của nó như ngọc quý, vô giá, ít khi được bày biện.

Ðối với một người thiền sinh chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian trôi qua nhưng y không bị lùi lại. Chẳng có sự vinh quang hay nhục nhã nào làm chùn ý.

Nên khắt khe với chính mình, chứ không phải với người khác. Không nên bàn cãi chuyện đúng hay sai.

Có vài điều, dù đúng, vẫn bị xem như là sai hằng bao nhiêu đời. Giá trị của điều phải, có thể được biết đến sau nhiều thế kỷ, cho nên không việc gì phải vội đòi hỏi có sự biết ơn tức thì.

Hãy sống với nhân duyên và dành kết quả cho luật tối thuợng của vũ trụ. Hãy sống qua một ngày trong an nhiên tự tại.

78. Phồn Thịnh Thật Sự

Một phú hộ đến nhờ thiền sư Sengai viết cho một câu hoành phi nói đến sự giàu có của gia đình y để truyền lại cho các thế hệ sau.

Sengai lấy một tờ giấy thật lớn rồi viết: "Cha chết, con chết, cháu chết."

Người phú hộ nổi giận. "Tôi nhờ ngài viết cho câu gì nói đến hạnh phúc của gia đình tôi! Sao ngài lại giu cợt thế này?"

"Chẳng có ý giễu cợt đâu," Sengai giải thích. "Này nhé, nếu con của ông chết trước ông, thật là một điều bất hạnh. Nếu cháu của ông chết trước con ông, có phải là cả hai cha con đau khổ lắm không? Nếu mỗi thế hệ trong gia đình ông đều theo tuần tự mà qua đời thì đó mới đúng là dòng đời tự nhiên. Ta gọi đó là phồn thịnh thực sự."

79. Lư Hương

Một người đàn bà tên Kame ở Nagasaki là một trong ít người chế tạo ra lư hương ở Nhật Bản. Lư ấy quả là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có, chỉ được dùng trong trà thất hay ở bàn thờ gia đình.

Cha của Kame cũng là một nghệ nhân. Suốt ngày, nàng còn thích say sưa rượu chè, hút sách và vui chơi với nam giới. Khi nào có được ít tiền nàng liền mở tiệc mời mặc khách tao nhân, văn thi sĩ, thợ thuyền, bọn đàn ông có sự nghiệp hoặc vô nghề. Sự giao thiệp rộng rãi đã gợi hứng cho các sáng tác của nàng.

Kame làm việc rất là chậm chạp, nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì thực là tuyệt mỹ. Những lư hương của nàng lại được trân quý ở những gia thất mà nội tướng không hề uống rượu, hút sách hay giao hảo với nam nhân một cách bừa bải.

Một lần, thị trưởng của Nagasaki nhờ Kame thiết kế cho ông ta một lư hương. Nàng lần lữa mãi đến hơn nửa năm. Ðến lúc đó thì ông thị trưởng, đã được cất nhắc lên làm việc ở một thành phố khác, đến viếng nàng. Ông ta hối thúc nàng bắt tay vào việc.

Sau cùng khi có cảm hứng, Kame hoàn thành lư hương và đặt lên một cái bàn. Nàng nhìn nó rất chăm chú. Nàng ngồi đối diện nó, hút thuốc và uống rượu cứ như nó là bạn rượu. Suốt ngày nàng nhìn ngắm nó.

Sau rốt, chụp một cái búa Kame dập nát nó ra. Nàng thấy nó không phải là một sáng tạo toàn mỹ như nàng muốn.

80. Phép Lạ Thực

Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái Shinshu, vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.

Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất hiện, nhưng vì vị ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết pháp để hỏi cớ sự.

"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc, "có những năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Ðà lên trên một tấm giấy do đồ đệ của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế không?"

Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được tiểu xảo đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3052)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20414)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3929)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8610)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 8229)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9713)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4818)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2979)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4126)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3788)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]