Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện 21 - 30

24/01/201221:34(Xem: 7486)
Chuyện 21 - 30
Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm

21. Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay

Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và chỉ dạy công án để định tâm.

Toyo cũng ước được tọa thiền.

"Hãy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hãy còn bé lắm."

Nhưng đứa trẻ cứ nài nĩ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.

Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đảnh lễ ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.

"Con đã nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗ của một bàn tay."

Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa phòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ồ! có rồi!" cậu reo lên.

Ðêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu din tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.

"Không, không,ẽ thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Ðó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."

Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của mộât bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.

Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.

"Cái gì vậy?’ thiền sư Mokurai hỏi. "Ðó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi." Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thoảng. Nhưng lại bị gạt đi.

Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.

Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.

Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."

Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.



22. Tim Ta Nóng Như Lửa

Soyen Shaku, vị Thiền sư đâu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, bảo: "Tim ta nóng như lửa, nhưng mắt ta lại lạnh như tro." Ngài đặt ra những qui định sau và thực hành mỗi ngày.?

Buổi sáng, trước khi đắp y, đốt hương và tọa thiền.

Ngủ đúng giờ. Nhận phần ăn của mình cũng đúng lúc. Ăn vừa đủ, không ăn cho thỏa mãn.

Thái độ khi tiếp khách cũng giống như khi mình ở một mình. Khi ở một mình cũng giử thái độ y như lúc tiếp khách.

Chú ý vào mình nói cái gì và bất cứ điều gì mình nói. Thực hành mãi.

Khi cơ hội đến, không buông trôi, nhưng phải suy nghĩ kỷ trước khi hành động.

Không nên hối tiếc chuyện đã qua. Hãy hướng về tương lai.

Phải có thái độ vô úy của một kẻ anh hùng, nhưng có quả tim của một trẻ thơ.

Khi đi ngủ, hãy ngủ như là giấc ngủ cuối. Khi thức dậy, hãy tức khắc rời xa giường y như khi ta vứt đi đôi giày cũ.



23. Sự Ra Ði Của ESHUN

Khi Sư bà Eshun, tuổi đã quá 60, sắp lìa trần, bảo chư tăng chất một giàn củi lớn ngoài sân.

Ngồi ngay ngắn giửa đống củi, bà bắt đầu cho đốt lửa ở xung quanh.

"Sư bà!" một vị tăng gào lên, "có nóng lắm không?"

"Chỉ có người u mê như ngươi mới quan tâm đến chuyện cỏn con như vậy," Eshun trả lời.

Lửa bùng lên, và bà viên tịch.



24. Tụng Kinh

Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi: "Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?

"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả," vị tăng trả lời.

"Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước, người nông dân bảo, "vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."

Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

"Ðó là một giáo lý cao thượng, anh nông dân kết luận, "nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."


25. Ba Ngày Nữa

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong thời an cư kiết hạ, một đệ tử từ một đảo phương nam nước Nhật đến gặp thầy. Suiwo trao cho một công án: "Nghe tiếng vỗ của một bàn tay."

Người đệ tử đã trải qua ba năm mà vẫn chưa ngộ được. Một đêm nọ, ông ta đến gặp Suiwo nước mắt đầm đìa. "Con đành chịu xấu hổ trở về quê thôi," ông ta bảo, "vì con chẳng giải được vấn nạn."

"Hãy đợi thêm một tuần nữa đi và ráng chú tâm thiền định." Suiwo khuyên. Người thiền sinh vẫn chẳng liễu ngộ được. "Ráng thêm một tuần nữa," Suiwo bảo. Người đệ tử vâng lời nhưng vẫn vô ích.

"Thêm một tuần nữa." Lại vô hiệu. Chán nản quá, người thiền sinh xin được về quê, nhưng Suiwo yêu cầu thiền quán thêm năm ngày nữa. Chẳng đi đến đâu. Rồi ngài phán: "Thiền thêm ba ngày nữa, nếu ngươi không ngộ được thì hãy tự tử đi."

Ðến ngày thứ hai, vị thiền sinh hốt nhiên thoắt ngộ.


26. Tranh Biện Ðể Ðược Tạm Trú

Các vị tăng khi đi hoằng pháp đó đây, nếu khởi biện và thắng được một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị đang trụ trì ở một tự viện thì được lưu trú, nhưng nếu thua thì lại xách gói ra đi.

Trong một ngôi chùa ở phía bắc nước Nhật, có hai vị tăng sĩ huynh đệ kia cùng tu. Vị sư huynh thì uyên bác, nhưng sư đệ thì dốt nát mà lại chột mắt. Có một vị tăng du hành đến xin tạm trú, đã nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp thâm diệu. Vị sư huynh hôm ấy đã mỏi mệt vì nghiên cứu kinh sách nên bảo sư đệ thay thế. "Hãy ra tiếp và hãy đối thoại trong tĩnh lặng" Sư huynh căn dặn.

Rồi vị sư đệ và người lữ khách cùng đến trước điện Phật và ngồi xuống.

Một lát sau, người lữ khách đứng dậy vội vã đến thưa cùng vị sư huynh: "Sư đệ của ngài quả là tuyệt. Ông ấy hạ bần tăng rồi."

"Hãy nói lại cho ta nghe chuyện đối thoại," vị sư huynh nói.

"À thế này!" người lữ khách kể, "trước tiên bần tăng giơ lên một ngón tay tượng trưng cho Ðức Phật, Ðấng Giác ngộ. Sư đệ liền giơ lên hai ngón, ám chỉ Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Bần tăng giơ lên ba ngón tượng trưng Phật, Pháp và Tăng. Sư đệ liền giơ nắm đấm trước mặt bần tăng, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ nhất thể. Như thế là sư đệ đã thắng và bần tăng không có lý do gì lưu lại đây cả." Nói xong, lữ khách ra đi.

"Lảo quái tăng ấy đâu rồi?" vị sư đệ chạy vào phòng sư huynh hỏi.

"Ta biết rằng đệ đã thắng cuộc tranh luận."

"Thắng con khỉ họ. Tôi định nện cho lảo ta một trận."

"Kể cho ta nghe chuyện gì đã xảy ra nào," sư huynh bảo.

"Thế nào ư! vừa gặp tôi là lão giơ một ngón tay lên, ý muốn sĩ nhục tôi bằng cách ám chỉ tôi chột mắt. Nhưng lão là khách nên tôi ráng lịch sự, rồi thì lão giơ lên hai ngón, ý mừng rằng lão có hai con mắt. Kế đến tên mắc dịch đó lại giơ lên ba ngón, muốn nói rằng giữa hai người chỉ có ba con mắt. Tôi cáu quá định đấm cho lão một quả nhưng lão lại chạy mất và chuyện chỉ có vậy!"


27. Giọng Nói Của Hạnh Phúc

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khoái trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."

28. Hãy Tự Mở Kho Báu Của Mình

Daiju tìm đến Thiền sư Baso ở Trung quốc để học đạo. Baso hỏi: "Ông tìm kiếm cái gì?"

"Ðạo giác ngộ," Daiju trả lời.

"Ông đã có sẵn kho báu, tại sao còn phải tìm kiếm bên ngoài?" Baso hỏi.

Daiju thắc mắc: "Kho báu của tôi ở đâu?"

Baso trả lời: "Cái mà ông vừa hỏi là kho báu của ông đấy."

Daiju hốt nhiên thoắt ngộ! Từ đấy về sau ngài thường khuyên bạn bè: "Hãy mở kho báu của mình ra mà dùng."


29. Không Nước, Không Trăng

Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.

Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gỗ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.

Ðể ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:

Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũ

Sợi niềng tre đã yếu và sắp đứt

Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra

Chẳng còn nước trong thùng

Chẳng còn trăng trong nước

30. Tấm Danh Thiếp

Keichu, Một Ðại thiền sư thời Minh Trị, trụỉ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.

Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.

"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. "Bảo ông ta về đi."

Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.

"Ðấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Xin thưa lại với đại sư lần nữa."

"Ồ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. "Ta muốn tiếp ông ấy".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8791)
Ðại sư Lục tổ Huệ Năng, một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sự tích của ngài, mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyễn kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn, thế nhưng, những mẫu chuyện huyền hoặc về cuộc đời ngài, thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08/04/2013(Xem: 15437)
Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến.
08/04/2013(Xem: 16770)
Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Gia Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng là gói thuốc A Dà Ðà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.
08/04/2013(Xem: 33915)
Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.
08/04/2013(Xem: 12643)
Ước mong rằng người đọc cũng như người nghe truyện sẽ ghi nhớ mãi trong tâm cái nếp sống đạo đức chân chính cùng những lời khuyên dạy quý báu của vị Bồ Tát trong truyện để cùng nhau cố gắng noi theo hầu đạt được cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống hàng ngày.
08/04/2013(Xem: 14965)
Từ ngày Ngài xuất hiện đến nay, trên hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua bao nhiêu lớp người trồi sụp, bãi bể nương dâu đã mấy lần thay đổi: những vết tích đã xoá nhoà trong trí nhớ của người đời, những nét chữ đã lu mờ trong sách sử. Di tích của Ngài tuy được giừ gìn trong các đền chùa tháp điện, cũng không khỏi lấm màu sắc thời gian.
08/04/2013(Xem: 16349)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 12676)
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí. Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, . . .
08/04/2013(Xem: 16563)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
08/04/2013(Xem: 3806)
Tháng 10 mùa thu, đề tài muôn thuở để bao văn nhân thi sĩ trên thế gian này múa bút. Kẻ tán tụng, người than van. Nhưng tựu trung không ai phủ nhận mùa thu đẹp với những chiếc lá vàng rơi phủ đầy lối đi, đường phố. Rồi thì khách bộ hành, những cặp tình nhân tay đan tay rảo bước đạp xào xạc trên lá vàng khô. Họ kéo cao cổ áo, nép vào nhau khi một làn gió nhẹ mơn man thổi đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]