Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thầy Thuốc Giỏi

29/11/201115:17(Xem: 4052)
14. Thầy Thuốc Giỏi
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN THƠ - TẬP 3
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương
xuất bản 2004

(14)

THẦY THUỐC GIỎI

Khi ngoài ba chục tuổi đầu

Phật đi truyền bá đạo mầu cho dân

Trên đường hoá độ một lần

Phật vào nhà nọ vô ngần giàu sang,

Chủ nhà thấy Phật nghiêm trang

Lại thêm tướng mạo rỡ ràng, uy nghi

Sinh lòng ái mộ tức thì

Muốn đem con gái gả đi cho ngài.

Phật nghe, từ chối nhẹ lời

Rồi ngài giáo hóa cho nơi chủ nhà.

*

Người đẹp tên Ma Đăng Già

Con "cưng" gia chủ tỏ ra bất bình

Nghĩ rằng Phật đã khinh mình

Cho rằng tự ái quả tình tổn thương

Nhủ lòng: "Ta sẽ tìm đường

Trả thù người dám coi thường thân ta!"

Thế rồi cô lên xe hoa

Kết hôn với kẻ thật là quyền uy

Đại vương thống trị xứ kia

Dân thì đông đúc, nước thì bao la.

Nhiều năm chờ đợi trôi qua

Hôm nay tin báo cho Ma Đăng Già:

"Người ta thấy bóng Phật Đà

Trên đường hoá độ sẽ qua vùng này!"

Ma Đăng Già mừng rỡ thay

Bàn mưu tính kế ra tay trả thù

Thuê phường ăn nói chanh chua

Chửi thuê, chửi mướn từ xưa lắm lời

Gom về chờ ở một nơi

"Dàn chào" đức Phật khi người qua đây.

Phật Đà xuất hiện! Lành thay!

Đi hầu sau Phật là thầy A Nan

Hai thầy trò vẻ nghiêm trang

Lặng đi qua những con đường đông dân,

Chợt nghe vang tiếng dữ dằn

Bao lời chửi bới tục tằn thốt lên

Chửi thuê hai đám hai bên

Cố tình làm nhục cho tên tuổi ngài.

Phật Đà nhẹ bước khoan thai

Điềm nhiên gác bỏ ngoài tai, chẳng màng

Chỉ riêng tôn giả A Nan

Nghe lời thô tục tối tăm mặt mày

Bèn thưa: "Mình lánh xa ngay

Nơi đây tệ bạc, chốn này xấu xa

Qua thành phố khác đón ta

Tràn đầy lòng kính, chan hòa tình thân!"

*

Phật bèn hỏi: "Này A Nan

Những thành phố khác ân cần đón ta

Tại sao dân chúng thiết tha

Đón thầy trò lúc ghé qua trong vùng?"

A Nan: "Dân chúng đón mừng

Vì nghe được Pháp nên từng hiểu ra

Lại thêm trí tuệ cao xa

Biết phân lành, dữ để mà tu thân!"

Phật bèn hỏi: "Này A Nan

Vùng này sao lại dữ dằn đón ta

Thật là bạc đãi quá mà?"

A Nan: "Bạch Phật! chẳng qua trong vùng

Dân cư khắp cả nói chung

Chưa nghe được Pháp, chưa từng hiểu ra

Vô minh trùm lấp mọi nhà

Nào phân phải, trái để mà gắng tu!"

Phật liền giảng: "Ví dụ như

Nếu thầy thuốc nọ rất ư là tài

Thương dân, chữa bệnh cho người

Lẽ nào lại yết bảng nơi nhà mình

Nhận riêng người nhẹ bệnh tình

Hoặc là chữa chạy người lành mạnh thôi,

Còn ai bệnh nặng quá rồi

Thời thầy miễn tiếp mặc người thương đau,

Chẳng ai tàn nhẫn vậy đâu!

Như Lai cũng thế, trước sau tận tình

Ra đời để giúp chúng sinh

Những người bị bóng vô minh che mờ

Nào phân thiện, ác đôi bờ

Nay gây nghiệp dữ, mai chờ niềm đau.

Những người bệnh nặng mong cầu

Cầu thầy thuốc giỏi chữa mau cho lành

Thì nơi đây các chúng sinh

Từ lâu mê muội quả tình cần ta

Cũng tương tự như vậy mà

Cần ta giáo hóa chỉ ra con đường

Đưa qua tới chốn thơm hương

Thoát vòng sinh tử, tìm nương Niết Bàn

Nơi đây khổ ải gian nan

Thầy trò mình bỏ ai làm thay đây?"

"Bạch Thế Tôn nhưng chỗ này

Thế Tôn nói Pháp uổng thay mọi điều

Ai thèm nghe! Ai muốn theo!

Dân tuy bệnh nặng chẳng yêu cầu thầy

Dù thầy giỏi, dù thuốc hay

Cũng đều vô ích, bó tay đầu hàng!"

Phật bèn dạy: "Này A Nan

Ai càng bệnh nặng lại càng đáng thương

Thân, tâm họ chẳng bình thường

Hành vi, ngôn ngữ hay vương sai lầm

Khi thô tục, lúc dữ dằn

Nên thầy thuốc phải tận tâm vô cùng

Đừng xao xuyến, chớ ngại ngùng

Hết lòng cứu chữa mới mong bệnh lành,

Khi dân khỏi hết bệnh tình

Chẳng cần nhờ nữa, chúng mình sẽ đi!"

*

Lời vàng chan chứa từ bi

Như khơi nguồn cội lương tri con người,

Đám du đãng lén nghe lời

Đột nhiên thức tỉnh, tức thời ngộ ra

Từ lâu lầm bước nẻo tà

Giờ đây hối hận thật là xót xa

Cùng quỳ xin lỗi Phật Đà:

"Xin ngài lưu lại để mà giúp dân

Chúng con tựa đám bệnh nhân

Đang cơn hấp hối rất cần lương y!"

Thời gian thấm thoắt trôi đi

Đạo vàng rạng ánh từ bi khắp vùng.

Một ngày Phật lại lên đường

Thầy A Nan vẫn tháp tùng phía sau

Tìm nơi truyền bá đạo mầu

Bà con lũ lượt kéo nhau tiễn ngài

Như là con bệnh lâu đời

Tiễn đưa thầy thuốc đại tài cứu dân.

(phỏng theo bản văn xuôi của THÍCH NỮ NHƯ THỦY)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4857)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9743)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9774)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15743)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10315)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8880)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 12210)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9418)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14655)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5164)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]