Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Cái lưỡi không xương

29/11/201115:17(Xem: 4397)
18. Cái lưỡi không xương
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN THƠ - TẬP 2
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương tái bản 2002

(18)

Cái lưỡi không xương

hoasen1a

Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa

Có ông Vua nọ vợ vừa chết đi

Trong lòng đau xót kể chi

Tình thương tất cả dồn về cho con

Một nàng công chúa còn son

Khiến Vua đỡ cảnh héo hon cung vàng,

Vua sinh ra mỗi mình nàng

Tươi vui, xinh đẹp, dịu dàng, dễ thương.

*

Một ngày công chúa liệt giường

Ốm đau bệnh hoạn, hết đường thuốc thang

Bao nhiêu thày thuốc tài năng

Ra công cứu chữa chẳng ăn thua gì;

Xanh xao, hốc hác, li bì

Nàng nằm cung cấm. Bệnh chi lạ đời?

*

Vua bèn triệu tập khắp nơi

Bao thầy thuốc giỏi đón mời về cung

Họp bàn, tranh cãi tưng bừng

Trăm thầy trăm ý nghe chừng khó xuôi

Cuối cùng giải pháp ra đời:

"Sữa sư tử cái chữa thời khỏi ngay!"

*

Chao ơi nghe khó khăn thay!

Nào đâu sư tử quanh đây mà tìm

Vua bèn truyền lệnh khắp miền

Ai tìm ra sữa Vua liền thưởng cho

Bổng nhiều, lộc lắm, chức to,

Bao người liều mạng nào lo sợ gì

Lùng sư tử, chấp gian nguy

Mong sao kiếm sữa đem về lập công.

*

Có chàng trai trẻ xóm Đông

Đã ham quan chức, lại mong bạc tiền

Nghe tin lặn lội đi liền

Rừng sâu núi thẳm cố tìm sữa kia,

Vài ngày sục sạo hiểm nguy

Gặp ngay sư tử đang đi một bầy

Theo về hang. Nghĩ kế hay

Trộn vào nước uống thuốc này ngủ say,

Cả bầy sư tử lăn quay

Ngủ mê ngủ mệt suốt ngày mãi thôi

Chàng trai cứ việc thảnh thơi

Tìm sư tử cái, sữa thời nặn ra

Nặn xong ôm sữa về nhà

Thoát vùng nguy hiểm thật là êm ru!

*

Trên đường mang sữa dâng Vua

Gốc cây nghỉ mệt chàng vừa lơ mơ,

Có ngài La Hán bất ngờ

Đi ngang nghe tiếng tranh đua khoe tài

Sáu giác quan của chàng trai

Tranh công kịch liệt cãi hoài cùng nhau.

*

Đôi Tai: "Tôi chiếm công đầu

Tai không nghe rõ lệnh sao thi hành

Biết chi mà kiếm loanh quanh

Nghe Vua cần sữa ai rành hơn tôi?"

*

Hai Chân đạp đất trả lời:

"Tai nghe nhưng nếu chân người chẳng đi

Hai chân này cứ đứng ỳ

Làm sao lấy sữa mang về cho Vua?"

*

Láo liên Mắt chẳng chịu thua:

"Các anh nói bậy! Chớ đùa với tôi!

Tai nghe. Chân bước. Đúng rồi

Mắt này nhắm lại, bỏ đời các anh!

Hố sâu lộn cổ bò quanh

Làm sao thấy sữa mà dành công đây?"

*

Cánh Tay gân guốc cãi ngay:

"Thiếu đi mười ngón tay này của ta

Làm sao vắt được sữa ra

Các anh đừng có ba hoa hợm mình!"

*

Từ đầu Lưỡi vẫn lặng thinh

Giờ đây nổi trận lôi đình hét vang:

"Im đi! Chớ có làm tàng!

Khinh người rồi chẳng ngó ngàng đến ai

Tưởng ta đồ bỏ, hết xài

Rồi đây sẽ biết lưỡi oai vô cùng!"

*

Quả nhiên khi tới hoàng cung

Chàng trai dâng sữa, tay bưng ngang đầu

Chợt Vua nghe Lưỡi trình tâu:

"Tưởng rằng sư tử ngờ đâu sữa lừa!"

Vua nghe Lưỡi nói bất ngờ

Đang mừng công chúa sắp nhờ thuốc hay

Giờ đây giận giữ ra tay:

"Mang tên bịp bợm tới ngay pháp trường

Chém đầu y để làm gương

Cả gan lừa gạt coi thường cả Vua!"

*

Chàng trai hết sức phân bua

Chẳng tin. Vua mắng: "Chớ đùa cùng ta!"

May thay có vị quan già

Tâu rằng uống thử sữa là biết ngay

Bệnh nhân khỏi, là thuốc hay

Sữa do sư tử ta đây mong chờ

Nếu không khỏi, lúc bấy giờ

Chém đầu chẳng muộn, sẽ đưa pháp trường.

*

Vua nghe hợp lý mọi đường

Truyền đưa bình sữa cho nàng con yêu

Uống xong bệnh giảm rất nhiều

Vài ngày mạnh khỏe, diễm kiều như xưa.

Vị La Hán vào gặp Vua

Kể ra câu chuyện tranh đua bữa nào:

"Giác quan cãi lộn cùng nhau

Lưỡi kia lắt léo nên tâu hại người!"

Vua nay hiểu rõ đầu đuôi

Thưởng công hậu hĩnh chàng trai xóm nghèo.

*

Phật từng dạy: "Các Tỳ Kheo

Hãy hòa hợp lại cùng theo Đạo mầu

Như là nước, sữa hòa nhau

Như là ánh sáng hòa bầu không gian!"

(phỏng theo bản văn xuôi của Nguyên Cao)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 3164)
Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi: "Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?" "Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua." ...
05/04/2013(Xem: 7477)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
05/04/2013(Xem: 7922)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5205)
Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
05/04/2013(Xem: 2921)
Trước năm 1975, ba tôi là một thương gia giàu có. Sự giàu có không bắt nguồn ba là quan chức đầy thế lực hay thân cận chính quyền. Ba tôi chỉ là một người dân lương thiện thuần túy. Ngày ba mẹ dắt đứa con trai nhỏ từ Bắc vào Nam, ba mẹ tá túc tại nhà người chú họ bên mẹ. Người chú có một xưỡng sản xuất bánh kẹo, thế là ba mẹ tôi vừa được xem là “con cháu trong nhà” vừa làm việc đắc lực cho chú. Đương nhiên thôi, chân ướt chân ráo vào Nam với hai bàn tay trắng, có nơi ăn chốn ở tạm gọi là an thân còn mong gì hơn. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như thế. Ba mẹ tôi chỉ được nuôi ăn nhưng không nhận được đồng lương nào, dù chỉ vài đồng tiêu vặt.Tiền với ba tôi không phải là cứu cánh, nhưng nó là phương tiện để giải quyết nhu cầu cần thiết, cơ bản của con người.
04/04/2013(Xem: 11665)
Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài? Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay? Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự? Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình? Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
02/04/2013(Xem: 14546)
Khi chọn lựa đề tài và sắp đặt câu chuyện, tôi mong rằng sẽ đi sâu từng chi tiết một, để câu chuyện hữu lý hơn; nhưng trước khi đi Canada lần nầy đã cung đón Đức Đạt Lai Ma về Chùa Viên Giác, nơi tôi đang trụ trì; nên có lẽ Chương đầu của quyển sách nầy, chỉ nói về bậc Thánh nhân ấy, không liên quan trực tiếp đến câu chuyện của quyển sách.
01/04/2013(Xem: 16293)
Mục Lục: HT Thích Như Điển - Xuất gia học đạo - Chùa Phước Lâm - Làm Nhang - Học tập - Về lại chùa Viên Giác - Ngày mất mẹ - Làm đậu hủ - Pháp nạn năm 1966 - Học tán tụng - Về Cẩm Nam - Hội An ngày ấy - Hồi ký - Tết năm Mậu Thân - Thầy tôi - Di tích - Chiếc nón bài thơ - Xa Hội An - Cách học cho giỏi - Lời cuối - Gặp lại nhau - Ba thế hệ đậuTiến Sĩ Mục Lục: Trần Trung Đạo - Lời Ngỏ - Vài nét về Chùa Viên Giác - Thời thơ ấu ở Duy Xuyên - Đến Chùa Viên Giác lần đầu - Rời Chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện - Trở lại Chùa Viên Giác - Sư Phụ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Long Trí - Tưởng nhớ Bổn Sư Thích Như Vạn - Tưởng nhớ HT Thích Tâm Thanh - Phố cô Hội An và những ngôi trường cũ - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi - Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
01/04/2013(Xem: 14540)
101 câu chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm dịch
01/04/2013(Xem: 3043)
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú, với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép cửa, bước ra đường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]