Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Con trâu

29/11/201115:17(Xem: 4172)
13. Con trâu
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN THƠ - TẬP 2
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương tái bản 2002

(13)

Con trâu

Bác nông phu vác cày lên

Giắt trâu thong thả đi bên ruộng đồng

Trong lòng sung sướng vô cùng

Được mùa lúa tốt vui chung năm này.

*

Màn sương vén nhẹ đó đây

Vừng đông ló dạng chân mây mỹ miều

Cánh đồng màu mỡ phì nhiêu

Trải dài xa tắp uốn theo chân đồi

Lùa trâu xuống ruộng, Bác vui

Lấy chân ấn mạnh lên nơi lưỡi cày

Trâu già vẫn kéo khỏe thay

Đất màu xẻ rãnh chia hai lượn vòng

Đùn lên cao, uốn cong cong

Trông như sóng lượn mặt sông dập dình

Như thuyền rẽ nước lướt nhanh,

Trâu già giúp cả gia đình nông dân

Mỗi ngày khá giả làm ăn

Nhìn trâu trìu mến Bác thầm cám ơn,

Đôi khi tiếc việc ham công

Cả hai phí sức ngoài đồng biết bao.

*

Mặt trời giờ đã lên cao

Nắng gay gắt rọi, gió xào xạc bay

Bỗng trời cuồn cuộn giăng mây

Cánh đồng tối sẫm phủ đầy gió mưa

Người và trâu vẫn cày bừa

Đồng lao cộng khổ chờ mùa đẹp sang.

*

Đến khi trời tạnh mây quang

Nhà nông mệt mỏi vội vàng nghỉ tay

Tìm vào bóng mát nằm ngay

Ngả lưng đánh một giấc say đã đời.

*

Một con cọp đói trên đồi

Mon men đi xuống tìm mồi dưới nương

Trâu tuy khổ nhọc trăm đường

Sức tàn, lực kiệt vẫn thương chủ mình

Chạy bay lại cứu nhiệt tình

Gặp trâu hung dữ cọp đành bỏ đi.

*

Nhà nông chợt tỉnh cơn mê

Tưởng lầm trâu mệt nên chi húc mình

Thế là nổi trận lôi đình

Bẻ cây rượt đánh. Tội tình chú trâu

Ba chân bốn cẳng chạy mau

Tới khi chủ mệt, gục đầu gốc cây

Ru hồn vào giấc ngủ say,

Trâu ngừng chân thở, thương thay thân mình!

*

Cọp trong bụi rậm vẫn rình

Lại mon men xuống, mắt tinh liếc mồi

Trâu nhìn cọp sắp vồ người

Vội quên đi những vết roi trên mình

Lòng can đảm, dạ trung thành

Lao vào cứu chủ, phủ nhanh che người

Cọp kia thấy khó ăn rồi

Bỏ đi về phía núi đồi thẳm sâu.

*

Nhà nông say ngủ hay đâu

Giật mình tỉnh dậy tưởng trâu đè mình

Tưởng trâu hãm hại. Thất kinh!

Vác cây tới tấp nỡ đành quất trâu

Im lìm trâu chịu đớn đau

Hai hàng lệ tủi, lệ sầu tuôn rơi.

*

Vừa khi Đức Phật tới nơi

Biết trâu cứu khổ, biết người nghi oan

Ngài bèn bước đến cản ngăn

Đưa tay xoa nhẹ vết hằn lưng trâu

Xoa lằn roi rớm máu đầu

Ghé tai trâu nói đôi câu ôn tồn:

"Ta đây biết nỗi lòng con

Ta từng bị vậy. Chớ buồn làm chi!

Ta từng đau khổ ê chề

Nỗi niềm chua chát khác chi cảnh này"

*

"Con ơi! cũng chính ta đây

Vì thương nhân loại đọa đầy khổ đau

Ra đời tỏa ánh đạo mầu

Rắp tâm xoa dịu nỗi sầu thế nhân

Vậy mà nhiều kẻ hiểu lầm

Lắm phen chửi bới, bao lần cản ngăn

Phá ta, gây chuyện khó khăn

Ta đâu nản chí chùn chân bao giờ

Chỉ khi nào bản thân ta

Không tròn phận sự mới là đáng chê

Nếu không mang lợi ích chi

Không mang an lạc chút gì cho ai

Mới là đáng nhục mà thôi

Con nên tiếp tục giúp người chủ đây!"

*

Phật quay qua phía người này

Chỉ vào vết cọp in đầy xung quanh,

Chuyện trâu cứu chủ trung thành

Đầu đuôi kể lại ngọn ngành trước sau.

*

Nhà nông hối hận lòng đau

Ôm trâu nức nở, cúi đầu ăn năn

Đồi xa rực rỡ ánh dương

Phật bèn từ giã lên đường khoan thai

Nẻo về tịnh xá còn dài

Người và trâu mắt u hoài nhìn theo.


(phỏng theo bản văn xuôi

của Châu Đức)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 2489)
Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung.
02/12/2010(Xem: 7176)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
28/11/2010(Xem: 2610)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
25/11/2010(Xem: 2701)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
22/11/2010(Xem: 2767)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
22/11/2010(Xem: 3146)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
22/11/2010(Xem: 2966)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
16/11/2010(Xem: 4785)
Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.
16/11/2010(Xem: 2828)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
14/11/2010(Xem: 2735)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]